27 thg 2, 2013

BÊN THẮNG CUỘC: SỰ THẬT DÀNH CHO HUY ĐỨC


BÊN THẮNG CUỘC: SỰ THẬT DÀNH CHO HUY ĐỨC
(Chép bài của blogger Tư Mã Thiên Tháng 30-1-2013)


Lời NoiLieu: Sự kiện cuốn sách Bên thắng cuộc của nhà báo Huy Đức đưa lên mạng Internet đã làm nhiều người tò mò tìm xem, tiếp theo đó là những lời khen và chê sôi nổi trên báo mạng. NL đi lang thang thấy có bài này của TƯ MÃ THIÊN (một blogger) viết phân tích một số khía cạnh của cuốn sách khá sắc sảo, xin đưa về để các bạn cùng tham khảo. 
        
        Trước khi bình luận về Bên thắng cuộc, Tư Mã Thiên cũng có vài dòng đánh giá cá nhân về Huy Đức. Là một nhà báo nổi tiếng, rất nhiều bài báo, bình luận sắc sảo của Huy Đức đã lôi cuốn được người đọc, sự dũng cảm hay uy tín của Huy Đức được xác lập là điều không có gì bàn cãi. Nhờ vị trí của một nhà báo lại được tiếp cận với nhiều vị lãnh đạo đất nước nên Huy Đức nắm được nhiều thông tin và ra sách cũng không có gì là lạ. Nhà báo viết sử thì lại càng thích hợp, nhưng nhà báo là nhà báo, sử gia là sử gia, viết cái gì cũng phải đứng trên đúng tư cách của cái đó thì mới có thể đem lại giá trị cho tác phẩm của mình. Nhà báo phải có chính kiến trong các bài bình luận của mình, còn sử gia thì ở bất cứ thể chế nào cũng đều phải tuyên bố khách quan. Khách quan thì mới có sự thật. Nhưng có lẽ tuyên bố thì dễ, thực hiện lại rất khó, chỉ có những sử gia đầy tự trọng (chứ không phải dũng cảm hay uy tín) mới có thể làm được điều này, hoặc là những sử gia của thế hệ sau mà không có bất cứ “tì vết” gì với thế hệ trước. Tư Mã Thiên sẽ bàn về Bên thắng cuộc dưới những góc nhìn riêng của mình:

Sự thật khách quan

        Trước hết phải thừa nhận rằng trải qua hai cuộc chiến tranh thì đất nước ta có rất nhiều tình tiết lịch sử phải được viết lại, điều này rất thường tình, ví như những tình tiết cắm cờ trên nóc hầm tướng Đờ Cát hay xe tăng húc đổ cánh cổng Dinh Độc lập, thời khắc chiến thắng của chiến tranh tất cả đều vui mừng, mừng vì sẽ không còn hy sinh, không còn mất mát, đất nước được độc lập, người dân không còn là nô lệ… đó là mới là giá trị toàn vẹn của chiến thắng, chẳng ai “rỗi hơi” để ghi nhận lại những tình tiết vụn vặt này, chỉ sau khi hòa bình và cần có sự kiện chính xác để “ghi nhận lại lịch sử”, theo tôi giá trị của những tình tiết đó là để “ghi nhận lại lịch sử”, còn lịch sử là dân tộc ta đã chiến thắng trong chiến dịch Điện Biên Phủ và chiến dịch Hồ Chí Minh, đánh đuổi hai đế quốc Pháp, Mỹ, đánh đuổi chính quyền tay sai. Có thể hòa bình đã lâu nên khiến người ta quên đi những ý nghĩa to lớn của chiến thắng và bắt đầu để ý đến những tình tiết nhỏ hơn. Lấy thêm một vi dụ để thấy viết lịch sử khó như thế nào, những người trong cuộc đều là chỉ huy của các tàu chiến chính quyền ngụy kể lại trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974, các ông Hà Văn Ngạc, Vũ Hữu San thì mô tả mình như người anh hùng nhưng ông Lê Văn Thự lại nói khác, ông Thự nói thẳng rằng: “có một số người biết sự thật, nhưng ai nói sai họ vẫn mặc kệ, miễn người viết đề cao Hải Quân, còn nói thật thì họ cho là làm mất mặt Hải Quân. Vì vậy khi viết bài này, tôi biết trước là sẽ có nhiều người bất mãn vì bài viết của tôi, không những bất mãn mà tệ hơn, còn lên án tôi là kẻ bêu xấu Hải Quân, nhưng tôi vẫn phải viết để nói lên sự thật và nói thay cho những người đã chết trong trận Hoàng Sa”.

         Người viết sử phải khách quan, vậy Huy Đức mở đầu cuốn sách bằng cái gì?: “Một hôm ở nhà Đỗ Trung Quân, nhà báo Tuấn Khanh, người vừa gặp rắc rối sau một bài báo khen ngợi ca sỹ bị coi là chống cộng Khánh Ly, buột miệng nói với tôi: “Anh phải viết lại những gì diễn ra ở đất nước này, đấy là lịch sử”… Tôi tiếp tục công việc thu thập tư liệu với một quyết tâm cụ thể hơn: Tái hiện giai đoạn lịch sử đầy bi kịch của Việt Nam sau năm 1975 trong một cuốn sách”. Khi Huy Đức đã tự ấn định trong đầu mình một giai đoạn lịch sử đầy bi kịch, rồi mới đi tìm sự thật thì chẳng ngạc nhiên gì về cái sự thật mà Huy Đức tìm được. Tôi nghĩ rằng một người vừa gặp rắc rối thì không thể đưa ra ý kiến chính xác và người nào nghe những lời đó mà cắm đầu làm theo thì không phải là người tỉnh táo. Người viết sử ngay lời nói đầu đã bộc lộ lệch lạc thì còn mong gì ở sự khách quan ? Một công trình không còn sự khách quan thì chỉ là sách chứ không thể là lịch sử.

Độ dài của cuốn sách

         Với một cá nhân có tham vọng viết sử hàng chục năm của đất nước (dù tác giả nói là sau 1975 nhưng trong sách có rất nhiều sự kiện của trước 1975) nhưng tóm trong phần bi kịch và dày khoảng 800 trang thì tôi cho rằng nó chưa phải là nhiều. Còn “bi kịch” của hàng triệu chiến sĩ đã hy sinh, hàng triệu gia đình ly tán, hàng trăm ngàn tù cách mạng ở Côn Đảo, Phú Quốc… của Bên thắng cuộc đã bị nhà báo có “lương tâm trong sáng” Huy Đức lãng quên, những bi kịch đó vẫn dai dẳng cho đến ngày hôm nay.

         Một giai đoạn dài và đầy ắp các sự kiện lịch sử có bi có tráng của đất nước thì vài trăm trang sẽ kể được bao nhiêu phần sự thật khi mà mỗi tình tiết chỉ được nhìn qua lăng kính một vài nhân vật “thất thế” hoặc qua góc nhìn của Huy Đức. Hãy xem ví dụ dưới đây: Báo Tuổi trẻ ngày 24.1.2013 giới thiệu tập phim đi tìm sự thật Mậu Thân 1968 của “đạo diễn tư nhân” Phong Lan, mất 10 năm tìm kiếm tư liệu, hàng ngàn cuộc phỏng vấn để nữ đạo diễn mới dám nói câu này: “Không có nhân chứng nào nói dối”. Chỉ một sự kiện thôi nhưng phải mất rất nhiều công sức, thời gian, tiền bạc và kiểm chứng lời nói của các nhân chứng mới có được một tác phẩm lịch sử. Huy Đức chỉ làm một công việc đơn giản là đi hỏi cùng với việc tập hợp một mớ tư liệu hỗn độn và cho ra một tác phẩm tái hiện giai đoạn lịch sử đầy bi kịch của đất nước!? Xin dẫn lại câu nói của ông Cao Tự Thanh: “Tư liệu chỉ là một phần của sử học, còn phải có tri thức, phương pháp và bản lãnh thì may ra tư liệu mới giúp người ta thành sử gia được”.

Lối viết

         Sự thiên kiến của cả tác phẩm không có gì phải bàn nhưng đến cả khi đi vào chi tiết một sự kiện thì Huy Đức cũng trổ tài nhà báo. Cuốn sách sử của Huy Đức đã đi vào lịch sử khi sách điện tử phát hành ngày hôm trước thì ngày hôm sau đã phải chỉnh sửa nội dung trên sách giấy. Cựu sĩ quan ngụy Lê Quang Liễn nói “sự sai sót lớn đã làm tổn thương danh dự cá nhân tôi và nhiều người do trích dẫn từ sự ngụy tạo của Phan Xuân Huy, con rể của Dương Văn Minh”, nhà báo Lưu Đình Triều thì nói “tác giả Huy Đức đã cắt xén và trích dẫn không đầy đủ những lời tâm sự về cuộc đời ông. Cũng theo ông Triều, những ngày qua, ông sống rất khổ tâm vì phải giải thích cho gia đình, cơ quan, bạn bè hiểu rõ đầu đuôi câu chuyện”. Nếu Huy Đức không cắt xén và đưa tất cả sự kiện mà nhà báo Lưu Đình Triều đã nói thì đọc giả sẽ tự cảm nhận là “hố sâu thực sự” hay không chứ không cần Huy Đức hướng dẫn, nhưng đã có sự “cắt xén”, nghiệp vụ của nhà báo chứ không phải của sử gia. Thật lạ là Huy Đức khi là nhà báo thì “nói ai cũng tin”, khi là sử gia thì “ai nói cũng tin”. Rào cản cuối cùng mà một nhà báo hay sử gia đều phải vượt qua đó là kiểm chứng thông tin. Trong Bên thắng cuộc, Huy Đức đã huy động hàng chục tác phẩm chính thống lẫn trôi nổi và mặc như đó là những nguồn tư liệu khách quan, phỏng vấn hàng trăm người và xác định luôn đó cũng là những ý kiến khách quan. Có thể do cái định kiến từ đầu hoặc do Huy Đức không đủ sức để kiểm chứng thông tin nên đã dẫn đến cái sự lạ như vậy. Một tác phẩm không cần kiểm chứng mà chỉ cần quy nạp tất cả những thông tin lượm lặt được thì gọi là sách giải trí phù hợp hơn, hơn nữa, nếu có “lương tâm trong sáng” thì khi viết về bi kịch càng phải thận trọng hơn. Huy Đức sẽ còn phải sửa gì nữa khi trong cuốn sách đã đưa vào quá nhiều chi tiết ? Tôi có cảm giác Huy Đức hãnh diện với những thông tin mà bao nhiêu năm lăn lộn có được. Và nếu những thông tin đó không được đẩy lên thành “lịch sử” thì có lẽ nó không xứng tầm với một nhà báo tên tuổi. Tất nhiên, Bên thắng cuộc sẽ có một số tư liệu để các sử gia khác dùng nó một cách khoa học hơn, toàn diện hơn.

          Sau này, có thể một nhà báo nào đó sẽ viết “lịch sử” của vụ án Năm Cam, trong đó có đoạn: “Từ năm 1995 đến 1997, Hoàng Linh nhận 4 lần tiền, mỗi lần 15 triệu đồng, tổng cộng là 60 triệu đồng do Liên Khui Thìn gửi cho ông Huỳnh Sơn Phước (Phó tổng biên tập báo Tuổi trẻ), ông Hoàng Quý (nguyên chánh văn phòng báo Tuổi trẻ), ông Huy Đức (nguyên phóng viên báo Tuổi trẻ), mỗi người 20 triệu đồng” (bút lục của cơ quan điều tra); và phần nói thêm về Huy Đức sẽ là: “Ngày còn làm ở Tuổi trẻ, Huy Đức là bậc thầy của việc dùng ngòi bút làm kinh tế cá thể, những người làm ở công ty Bia Sài Gòn kể vanh vách chuyện Huy Đức cầm bút đi trước, nhà thơ Nguyễn Đỗ cầm hợp đồng quảng cáo dí theo sau. Nhờ thế phóng viên, Huy Đức có rất nhiều bất động sản dưới chân cầu Nguyễn Hữu Cảnh do một công ty quân đội đỡ đầu” (phỏng vấn Hồ Thị Thu Hồng – nguyên Tổng Biên tập báo Thể thao văn hóa).

         Đoạn đầu đã cắt đi câu “những người trên không thừa nhận lời khai của Hoàng Linh”, đoạn sau thì thêm vào câu “nhờ thế phóng viên”, những đoạn cắt, thêm hoàn toàn không bóp méo sự thật nhưng lại thể hiện được ý đồ của người viết. Đấy chính là Tư Mã Thiên đang tập theo lối “viết sử” của Huy Đức.

Lịch sử đâu có dễ viết!

26 thg 2, 2013

CHÚC MỪNG NGÀY THÀY THUỐC VIỆT NAM 27-2

CHÚC MỪNG NGÀY THÀY THUỐC VIỆT NAM 27-2

CHÚC CÁC BLOGGER_THÀY THUỐC VN
MẠNH KHỎE VUI VẺ CÓ NHIỀU ĐÓNG GÓP CHO SỰ NGHIỆP Y HỌC CAO CẢ






HAI ĐẠI DANH Y VIỆT NAM THỜI XƯA

ĐẠI DANH Y TUỆ TĨNH


     Đại danh y Việt Nam, tên thật: Nguyễn Bá Tĩnh, pháp hiệu là Tuệ Tĩnh, biệt hiệu là Hồng Nghĩa, s.m. khoảng 1325–1399, ngày mất và ngày giỗ chính thức là 1.4 Âm lịch. Cụ quê ở Nghĩa Phú, tổng Văn Thai, phủ Thượng Hồng, lộ Hồng, nay thuộc thôn Nghĩa Phú, xã Cẩm Vũ, huyện cẩm Bình, tỉnh Hải Dương. Lên 6 tuổi mồ côi cả cha lẫn mẹ. Được các nhà sư chùa Hải Triều và chùa Giao Thủy (Thiên Trường, Hà Nam) nuôi ăn học. Năm 22 tuổi đỗ Thái học sinh (danh hiệu Tiến sỹ thời Trần) dưới thời Trần Dụ Tông (1314–1369) nhưng không ra làm quan mà vào chùa đi tu, làm thuốc trị bệnh cứu người. Trong nhà thờ Tuệ Tĩnh, thôn Nghiêm Phú có đôi câu đối
                           “Danh khôi nhị giáp tiên Trần gia
                               /Sứ mệnh thập toàn tỉnh Bắc y”
 (nghĩa là danh đầu nhị giáp nêu gương khoa bảng đời Trần/Sứ mệnh vẹn toàn trổ tài y học đất Bắc). Không chỉ bốc thuốc chữa bệnh, Tuệ Tĩnh còn khảo cứu cây thuốc, nuôi trồng cây thuốc, bào chế các vị thuốc và soạn ra hàng trăm phương thuốc chữa bệnh. 
      Toàn bộ khảo cứu và chứng nghiệm chữa bệnh đã được Tuệ Tĩnh tổng kết vào hai trước tác nổi tiếng: “Hồng nghĩa giác tư y thư” và “Nam dược thần liệu” như là hai viên ngọc quý của y học cổ truyền Việt Nam. “Hồng nghĩa giác tư y thư” gồm hai quyển thượng và hạ bằng chữ Nôm và chữ Hán, nêu lên quan niệm y lý chung (như: Bế kinh, dưỡng khí, tồn thần, thanh tâm, quả dục, thủ chân, luyện hình) tóm tắt công dụng của 630 vị thuốc và 13 phương gia giảm. Bản thảo in để tại chùa Hộ Xá, huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định (nơi Tuệ Tĩnh tu hành); được Y viện triều Lê Dụ Tông xuất bản năm 1723, là cuốn sách thuốc cổ nhất ở Việt Nam. Bộ “Nam dược thần hiệu” gồm 11 quyển. Quyển đầu nói về dược tính của 499 vị thuốc nam, các cuốn sau mỗi cuốn nói riêng về cách chữa trị từng nhóm bệnh. Phương châm chữa bệnh của ông là: tìm đúng nguyên nhân của bệnh, theo nguyên nhân mà chữa, kết hợp nhiều phương pháp, tính đơn giản, thực tiễn và linh hoạt, với y lí cô đọng, dễ hiểu, dễ làm, dễ ứng dụng, mọi người đều có thể tự chữa bệnh bằng các phương pháp xông, cứu, uống thuốc. 
       Tuệ Tĩnh muốn xây dựng nền y học dân tộc choViệt Nam theo phương châm “dùng thuốc Nam Việt chữa người Nam Việt”. Ông được coi là vị thánh thuốc nam. Bên cạnh chữa bệnh, Tuệ Tĩnh còn ra sức tuyên truyền và phổ biến kiến thức vệ sinh, phòng bệnh, giữ gìn sức khoẻ.

ĐẠI DANH LÊ HỮU TRÁC


     Đại danh y, nhà văn, nhà thơ Việt Nam, hiệu: Hải Thượng Lãn Ông, s. 11.12.1720, làng Liêu Xá, huyện Đường Hào (nay là Mỹ Văn), tỉnh Hưng Yên, năm 1741, về quê ngoại ở làng Tình Diễm, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, nuôi mẹ già, chuyên tâm theo nghề y, trở thành đại danh y Việt Nam, m. 12.1.1791, thôn Bàu Thượng, xã Tình Diễm, Hương Sơn, Hà Tĩnh.
     Thuở nhỏ chăm chỉ học hành, nuôi chí làm quan. Lớn lên theo nghiệp cha ông, đỗ đạt, làm quan, đã từng cầm quân theo chúa Trịnh dẹp các cuộc khởi nghĩa nông dân. Năm 1741, từ bỏ mộng quan trường, về quê ngoại ở Hương Sơn, Hà Tĩnh sống, nuôi dưỡng mẹ, miệt mài nghiên cứu y học, chữa bệnh, cứu người. Triết lý của ông là “Lợi danh trước mắt trôi như nước; Nhân nghĩa trong lòng chẳng đổi phương”. Ông nói: “Nghề làm thuốc là nhân thuật, thầy thuốc hẳn phải lấy việc giúp người làm điều hay. Tôi đã phải bỏ nghiệp Nho theo nghề y hơn 10 năm đèn sách nghiên cứu đêm ngày trau dồi nghề nghiệp trong lòng chỉ luôn nghĩ đến việc cứu giúp người đời”. Năm 1782, chúa Trịnh Sâm lâm bệnh nặng mời ông ra kinh thành Thăng Long chữa bệnh cho Trịnh Sâm và con là Trịnh Cán. Khỏi bệnh, Trịnh Sâm giữ ông lại trong Kinh để lo việc thuốc thang cho nhà chúa. Ông có ở lại một thời gian, nhưng xin ra ở ngoài phủ. Chẳng bao lâu ông lại về quê ở Hương Sơn, Hà Tĩnh tiếp tục làm thuốc chữa bệnh. 
      Lê Hữu Trác là một người làm việc tận tâm, miệt mài cho chí hướng làm thuốc cứu người. Ông để lại cho đời sau bộ “Hải Thượng y tông tâm lĩnh” gồm 28 tập, 66 quyển được chuẩn bị hơn 30 năm được in trọn bộ năm 1886, là bộ bách khoa thư về y học cổ truyền đầu tiên, lớn nhất của Việt Nam thế kỷ 18. Nội dung bộ sách trình bày các quan điểm y lí sâu sắc, giới thiệu những phương pháp và kinh nghiệm chữa bệnh cụ thể, hiệu nghiệm. Lê Hữu Trác là một y sư Việt Nam thế kỷ 18 tài cao, đức trọng, luôn đề cao y đức, hết lòng cứu chữa người bệnh, không phân biệt giàu nghèo, sang hèn. Cuốn “Thượng kinh kí sự” kể lại chuyến ra Thăng Long chữa bệnh cho chúa Trịnh của ông là một tài liệu lịch sử và một áng văn có giá trị. Ông còn là tác giả nhiều bài thơ tự sự và vịnh cảnh, có giá trị hiện thực, trữ tình và nhân đạo sâu sắc.

23 thg 2, 2013

ĐẠI TÁ DƯƠNG TỰ TRỌNG, NGUYÊN PGĐ CA HẢI PHÒNG BỊ BẮT

ĐẠI TÁ DƯƠNG TỰ TRỌNG, NGUYÊN PGĐ CA HẢI PHÒNG BỊ BẮT
(Chép từ blog Google.tienlang)

Lời dẫn của Google.tienlang: Việc bắt giam Đại tá Dương Tự Trọng- nguyên Phó Giám đốc, Thủ trưởng cơ quan Cảnh sát điều tra, CA Hải phòng không làm dư luận ở Hải Phòng bất ngờ sau khi hàng loạt cán bộ dưới quyền ông Trọng đã bị bắt vì hành vi tổ chức cho anh ruột ông Trọng là Dương Chí Dũng- nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải VN trốn ra nước ngoài...

Hai anh em Dương Tự Trọng và Dương Chí Dũng

        Hôm nay (22.2), đại tá Dương Tự Trọng - em trai nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam - đã bị bắt vì liên quan đến việc giúp đỡ ông Dương Chí Dũng bỏ trốn khỏi Việt Nam.
       Như vậy, chỉ trong vòng 4 tháng (từ tháng 11.2012 đến nay), cơ quan công an đã bắt giữ nhiều người trong ngành công an- từ trưởng, phó CA xã tới cán bộ Phòng Cảnh sát môi trường rồi Phó phòng Cảnh sát hình sự (CA Hải Phòng) và tới ngày 22.2.2013 là đại tá Dương Tự Trọng- Cục phó Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an). Tất cả những người trên bị khởi tố, bắt giam với cùng hành vi "tổ chức người khác trốn đi nước ngoài" được quy định tại Điều 275 Bộ luật Hình sự và đều liên quan đến việc giúp Dương Chí Dũng - nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải VN, nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Hàng hải VN (Vinalines) - bỏ trốn khỏi Việt Nam.
 
       Ngày 22.2.2013, Cơ quan An ninh điều tra- Bộ Công an đã thực hiện bắt, tạm giam đối với Dương Tự Trọng, sinh năm 1961, hiện công tác tại Tổng cục VII- Bộ Công an có hành vi phạm tội quy định tại Điều 275 - Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

      Vụ bắt giữ đại tá Dương Tự Trọng được Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) tiến hành tại Hà Nội nhưng thông tin đã nhanh chóng lan về Hải Phòng.

Ông Dương Tự Trọng (đứng giữa)- thời còn là Phó Giám đốc CA Hải Phòng- đang kiểm tra tang vật một vụ bắt ma túy.


Nhà riêng của đại tá Dương Tự Trọng tại khu dân cư Phú Hải, phường Anh Dũng, quận Dương Kinh.

      Lúc này, việc khám xét nhà riêng ông Trọng theo quy định vẫn chưa diễn ra. Tại nhà ông Trọng có nhiều người thân của ông Trọng đến hỏi thăm, động viên. Vợ ông Trọng cho biết đã nắm được thông tin về việc chồng mình bị bắt, nhưng không biết khi nào Cơ quan An ninh điều tra sẽ tiến hành lệnh khám nhà.

      Ngay sau khi thông tin Dương Chí Dũng bỏ trốn khỏi Việt Nam (tháng 5.2012), đã có nhiều thông tin cho rằng có một đường dây đưa Dương Chí Dũng trốn tránh khỏi sự trừng phạt của pháp luật.
Tuy vậy, mọi việc mới dần sáng tỏ khi đầu tháng 11.2012 Cơ quan CSĐT (Công an TP.Hải Phòng) bắt tạm giữ Vũ Văn Sáu - SN 1968, Trưởng Công an xã An Thọ, huyện An Lão (Hải Phòng) - để điều tra, xử lý về hành vi giả mạo trong công tác, quy định tại Điều 284 Bộ luật Hình sự.

       Theo kết quả điều tra của cơ quan công an, ngày 2.11.2011, tại trụ sở Công an xã An Thọ, Vũ Văn Sáu với tư cách là Trưởng Công an xã An Thọ đã viết đơn đề nghị cấp giấy chứng minh nhân dân mang tên Hoàng Văn Linh - SN 16.7.1975, đăng ký thường trú tại xã An Thọ, huyện An Lão, nhưng lại dán ảnh Đồng Xuân Phong - SN 11.5.1974, thường trú tại phố Đinh Tiên Hoàng, Hồng Bàng (Hải Phòng). Đồng Xuân Phong - nguyên cán bộ Đội chống buôn lậu - Cục Hải quan Hải Phòng. Tại thời điểm Sáu làm giả giấy tờ cho Đồng Xuân Phong, đối tượng này đang có lệnh truy nã của Công an TP.Hồ Chí Minh về tội buôn lậu. Đồng Xuân Phong là một nhân vật khá đặc biệt, là cán bộ hải quan nhưng lại là trùm buôn lậu nổi tiếng đất cảng. Người này khá thân thiết với Dương Chí Dũng.

      Tờ đơn do Vũ Văn Sáu giả mạo được sử dụng làm hộ chiếu mang tên Hoàng Văn Linh, nhưng lại dán ảnh Đồng Xuân Phong. Với hộ chiếu này, Đồng Xuân Phong nhiều lần xuất - nhập cảnh vào Việt Nam và tổ chức cho Dương Chí Dũng bỏ trốn.
      Tiếp sau vụ bắt Vũ Văn Sáu, cơ quan công an tiếp tục bắt Phạm Đình Nghiên - Phó Trưởng Công an xã An Thọ, huyện An Lão, thượng tá Vũ Tiến Sơn (nguyên Phó Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm hình sự- CA TP. Hải Phòng), Hà Trọng Tuấn (48 tuổi, ở đường Lê Lợi, quận Ngô Quyền, Hải Phòng), trung tá Hoàng Văn Thắng (43 tuổi, Đội trưởng thuộc Phòng Cảnh sát môi trường- Công an TP. Hải Phòng), thiếu uý Nguyễn Trọng Ánh (cán bộ Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm hình sự- Công an TP. Hải Phòng).

      Trong số những người trên, thượng tá Vũ Tiến Sơn là người thân cận với gia đình ông Dương Tự Trọng nhất. Vũ Tiến Sơn trước thời điểm bị bắt được đánh giá là người có năng lực trong lực lượng CA Hải Phòng. Thượng tá Sơn từng tham gia một số chuyên án lớn của đất cảng như vụ Cu Nên, vụ nữ quái Dung Hà... Sau đó, ông Sơn chuyển về Đội chống tội phạm có tổ chức và lên chức Phó phòng CS điều tra tội phạm Hình sự (CA Hải Phòng). Trung tá Hoàng Văn Thắng cũng từng là cánh tay đắc lực của ông Dương Tự Trọng.

      Che giấu, giúp Dương Chí Dũng bỏ trốn, một loạt cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng công an Hải Phòng đã lần lượt tra tay vào còng. Đại tá Dương Tự Trọng là người thứ tám đã bị khởi tố, bắt giam trong đường dây tổ chức cho ông Dương Chí Dũng bỏ trốn.

      Trước đó, em rể ông Dương Chí Dũng và đại tá Dương Tự Trọng là đại tá Nguyễn Bình Kiên- Phó Giám đốc Công an TP. Hải Phòng- vừa bị khai trừ Đảng vì vi phạm nghiêm trọng quy định công tác nghiệp vụ của ngành công an và xâm phạm quyền tự do cá nhân của công dân...

        Đại tá Dương Tự Trọng sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng (bố ông Trọng là đại tá Dương Khắc Thụ - nguyên Giám đốc CA Hải Phòng). Gia đình ông Trọng có 5 anh em. Ông Trọng quê ở tỉnh Hải Dương, sinh ra và lớn lên ở TP. Hải Phòng. Sau khi tốt nghiệp Đại học Bách khoa, ông Dương Tự Trọng gia nhập lực lượng công an và công tác tại Công an TP. Hải Phòng, trưởng thành từ chiến sĩ đến trưởng CA phường rồi, Trưởng phòng CS điều tra tội phạm hình Sự, Phó giám đốc. Ông Trọng nổi tiếng đất cảng là một cán bộ cảnh sát hình sự và là người chỉ đạo nhiều chuyên án, vụ án lớn triệt phá các băng ổ nhóm giang hồ...

     Thời điểm ông Dương Chí Dũng bỏ trốn, đại tá Dương Tự Trọng giữ chức vụ Phó Giám đốc, thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra- Công an TP Hải Phòng. Sau đó vài tháng, lãnh đạo Bộ Công an quyết định điều động đại tá Dương Tự Trọng lên Hà Nội làm Cục phó Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội.
                                                  Nguyễn Thúy Hoa (Hải Phòng)

19 thg 2, 2013

NGUYÊN VĂN BÀI "TỨ ĐẠI NGU" CỦA NGHỊ PHƯỚC


THỨ BA, NGÀY 19 THÁNG HAI NĂM 2013

NGUYÊN VĂN BÀI "TỨ ĐẠI NGU" CỦA NGHỊ PHƯỚC

Lời dẫn: Theo yêu cầu của bạn đọc, vì ông Hoàng Hữu Phước đã gỡ bài nên Google.tienlang xin đăng lại bài "Dương Trung Quốc- Bốn điều sai năm cũ (Tứ đại ngu)"

**********
Lời NoiLieu Có một chuyện lùm sùm thiên hạ . NL nhặt về để xem lúc rảnh rang. NL chép ra đây là để xem, không huyên truyền.  Ai xem thì cứ xem thôi nha! 

DƯƠNG TRUNG QUỐC
BỐN ĐIỀU SAI NĂM CŨ (TỨ ĐẠI NGU)


Hoang Huu Phuoc, MIB
Nhất Thạc Bàn Cờ, Lăng Tần Hoàng Hữu PhướcNhà Việt Nam Cộng Hòa Học, Nhà Biểu Tình Pờ-rô-tét Đì-mông-sờ-tra-sân Học, Nhà Đa Đảng Học, Nhà Lưỡng Đảng Học, Nhà Độc Đảng Học, Nhà Tiếng Anh Học, Nhà Thánh Kinh Học, Nhà Đủ Thứ Học Học

Phàm ở đời, cứ luận cổ suy kim thì các nhận định của Thầy Khổng cùng môn đồ ắt không phải không có phần đúng và có thể trên nền đúng cổ đó mà phát triển xum xuê kim thêm rằng (a) người nào khi mẹ cha sinh ra đời đã tự mình biết tất tần tật lẽ phải điều hay ấy là đấng thánh nhân; (b) người nào sinh ra đời biết tự mình tìm đến bậc thầy thiên hạ để quỳ xin theo chí thú học hành tới nơi tới chốn để biết lẽ phải điều hay là đấng đạt nhân; (c) người nào sinh ra đời nhờ mẹ cha chọn thỉnh bậc thầy thiên hạ đến dạy mà trở nên biết lẽ phải điều hay là đấng hiền nhân; (d) người nào vừa không được – hoặc không có – mẹ cha biết chọn bậc thầy thiên hạ, vừa bản thân cũng chẳng biết ai là bậc thầy thiên hạ để quỳ xin theo học tập để biết lẽ phải điều hay là người không có phúc phận; (e) người nào đã được mẹ cha chọn thỉnh bậc thầy thiên hạ đến dạy nhưng dù cố gắng học hành kết quả học tập cũng không khá hơn được, khiến chẳng thể phân biệt lẽ phải điều hay, là người ngu; (f) còn người nào dù có điều kiện hơn thiên hạ vẫn vừa không biết ai là bậc thầy trong thiên hạ để tìm đến quỳ lạy người ấy xin theo học, vừa bê tha bê bối bê trễ việc học tập học hỏi học hành nên không thể biết lẽ phải điều hay, lại hay to mồm phát ngôn toàn điều càn quấy là kẻ đại ngu. Nay thiên hạ trong cơn u u minh minh tối tối sáng sáng của thời Mạt Pháp lúc tôn giáo suy đồi, sư sãi ngứa ngáy nhảy cà tưng cà tưng trên nóc ô-tô rống loa kích động chống lại chính quyền, linh mục điên loạn gào thét co giò đạp đổ vành móng ngựa giữa chốn pháp đình uy nghiêm khiến ngay ngoại bang cũng phải giật mình cười chê còn Tòa Thánh cũng buộc phải ngó lơ, chân lý lung lay, tà mỵ huyễn hoặc hoành hành dù nhấp nha nhấp nhổm rúc chui cống đấy cống này blog nọ blog kia cũng rống loa rao truyền sứ điệp, Lăng Tần tôi đây theo sách thánh nhân xin góp một đường chổi quét, vừa thử nêu bật phân tích Dương Trung Quốc như một tấm gương cho giới trẻ xem qua điều dở, nghiệm lấy điều ghê, vừa thử xem đối tượng được phân tích này có nhờ vậy học được đôi điều để cải hóa mà bớt xấu đi chăng.



Giới Thiệu Đôi Nét Về Dương Trung Quốc:

Dương Trung Quốc quê quán tỉnh Bến Tre, sống ở Hà Nội, trình độ học vấn: tốt nghiệp đại học môn Sử, tự dưng có danh xưng “Nhà Sử Học” trên trời rơi xuống, không rõ do tự xưng hay do thuộc hạ tung hê, ắt do ở Việt Nam và trên thế giới chỉ có “Thạc sĩ” và “Tiến sĩ” mới được gắn học vị vào tên, chứ “tốt nghiệp đại học” (tức “Cử nhân”) hay “tốt nghiệp phổ thông” (tức “Tú tài”) thì theo quy định bất thành văn của thời hiện đại không được nêu ra kèm theo tên họ, nên tức mình đau mẩy phải áp cụm từ “nhà sử học” vào tên để cho có với người ta chăng. Tuy nhiên, việc Dương Trung Quốc không chọn danh xưng “Sử Gia” cũng là một điều khá khen là khôn ngoan, vì đã là “sử gia” thì phải là giáo sư tiến sĩ Sử, dù trong tiếng Hán Việt thì “gia” cũng là “nhà”, nhưng “gia” thì … to lắm, thế nên mới có chuyện các nhà tài phiệt chỉ được gọi là “đại gia” chứ đố ai dám vặn vẹo kiểu “giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” mà nói đó là…“nhà lớn”

Nhất Đại Ngu của Dương Trung Quốc: Đĩ

Cái đại ngu thứ nhất của Dương Trung Quốc là lập lại lời thiên hạ thế gian này hay nói khi tuyên bố danh chính ngôn thuận giữa nghị trường quốc hội rằng mại dâm là nghề cổ xưa nhất của nhân loại, rằng các nước luật hóa mại dâm nên Việt Nam đừng có đạo đức giả nữa đối với nghề mại dâm mà phải công nhận nghề này, và rằng nhất thiết phải đưa mại dâm lên bàn nghị sự của quốc hội. Ba điểm Dương Trung Quốc nêu lên cho thấy những bảy điều xằng bậy như sau:

1) Mại dâm không là nghề cổ xưa nhất của nhân loại mà là nghề…đạo chích, tức trộm cắp. Thánh Kinh Cựu Ước của Thiên Chúa Giáo có cho biết thủa hồng hoang mới có một nam tên Adam và một nữ tên Eva, tất nhiên chưa thể phát sinh nhu cầu giải quyết sinh lý với người nữ khác nên chưa thể có mại dâm. Song, Eva và Adam đã đồng lõa ăn trộm trái táo xơi để khai sinh ra ngành công nghiệp thời trang cho nhân loại. Việc to mồm nói mại dâm là nghề cổ xưa nhất chỉ có thể là lời khẳng định sự bó tay của nhân loại trước thân phận bọt bèo của nữ giới và tệ nạn của ma cô đàng điếm, của “nô lệ tình dục”, và của “sex trade” chứ sao lại vin vào đó để đòi “công nhận” là một “nghề” chính danh chính thức?

2) Cũng trong chương Sáng Thế Ký Genesis của Thánh Kinh Cựu Ước của Thiên Chúa Giáo có ghi việc Chúa Trời sai các thiên sứ bay đến hai thành phố Sodom và Gomorrah vung gươm tàn sát giết sạch nam (đàn ông), phụ (phụ nữ), lão (bô lão), ấu (trẻ em, hài nhi) để trị tội dâm ô đồi trụy. Tuy Genesis không có nêu đặc biệt vấn đề đĩ điếm mại dâm nữ, song trong các chương khác của Thánh Kinh Cựu Ước và Thánh Kinh Tân Ước của Thiên Chúa Giáo như Châm Ngôn (Proverbs 23:27-28), Lu-ca (Luke 7:36-50), Ma-thi-ơ (Matthew 21:31-32) và II Cô-rinh-tô (II Corinthians 5:17), v.v. đều ghi rõ Đức Chúa Trời và Đức Chúa Jesus sẵn sàng xóa sạch “tội lỗi” cho đĩ điếm nào tin vào Chúa. Đã là “tội lỗi” ắt đó không bao giờ là “nghề nghiệp” cả.

3) Dương Trung Quốc là đại biểu quốc hội ứng cử tại địa bàn tỉnh Đồng Nai là nơi có rất nhiều giáo xứ. Tôi đã là giáo viên chủ nhiệm một lớp do tỉnh Đồng Nai gởi đến nhờ trường Cao Đẳng Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh giúp đào tạo nên một đội ngũ giáo viên tiếng Anh thật giỏi để phục vụ ngành giáo dục tỉnh Đồng Nai. Đa số các sinh viên này của tôi đều thuộc gia đình công giáo, và những chuyến đi thăm phụ huynh tại Đồng Nai, dù đó là thành phố Biên Hòa, hay thị trấn Xuân Lộc, Long Khánh, Long Thành, v.v., cho tôi cảm nhận được mức độ đạo hạnh cao, mẫu mực gia phong tốt lành nơi các gia đình và nơi bản thân các sinh viên này. Việc Dương Trung Quốc phát biểu linh tinh về mại dâm là việc làm không chút khôn ngoan do động đến vấn đề liên quan đến đạo đức mà Kinh Thánh đã nêu và các cử tri là giáo dân các giáo xứ tỉnh Đồng Nai khó thể chấp nhận được sự xúc phạm, nhất là kiểu ăn nói quàng xiên rằng “không công nhận mại dâm tức là đạo đức giả”.

4) Dương Trung Quốc đã hoàn toàn không biết gì về ý nghĩa của cụm từ “đạo đức giả” cũng như các minh họa làm rõ nghĩa cụm từ này trong thực tế đời sống, trong thực tế hùng biện hàn lâm, và trong thực tế tôn giáo, mà tôi sẽ biện luận làm rõ trong một bài viết sau này.

5) Dương Trung Quốc đã hoàn toàn không biết rằng ngay tại Mỹ chỉ có vài tiểu bang và tại các tiểu bang này chỉ có một hay hai thị trấn đưa mại dâm vào danh sách “nghề” để quản lý. Mà ngay cả khi thế giới đảo điên này có công nhận “nghề” mại dâm, cũng không phải là lý do để đặt đĩ nằm chình ình trên bàn nghị sự của quốc hội Việt Nam!

6) Dương Trung Quốc đã không có tầm nhìn bao quát, sâu rộng, về vấn đề mại dâm. Dương Trung Quốc chỉ nghĩ đến mại dâm như việc đơn giản người phụ nữ có quyền bán thân để kiếm tiền và để đáp ứng nhu cầu xã hội. Dương Trung Quốc hoàn toàn không biết rằng mại dâm bao gồm đĩ cái, đĩ đực, đĩ đồng tính nữ, đĩ đồng tính nam, và đĩ ấu nhi. Dương Trung Quốc hoàn toàn không biết rằng khi “công nhận” cái “nghề đĩ” để “quản lý” và “thu thuế”, thì phát sinh … nhu cầu phải có trường đào tạo nghề đĩ thuộc các hệ phổ thông đĩ, cao đẳng đĩ, đại học đĩ; có các giáo viên và giáo sư phân khoa đĩ; có tuyển sinh hàng năm trên toàn quốc cho phân khoa đĩ; có chương trình thực tập cho các “môn sinh” khoa đĩ; có trình luận văn tốt nghiệp đĩ trước hội đồng giảng dạy đĩ; có danh sách những người mua dâm để tuyên dương vì có công tăng thu nhập thuế trị giá gia tăng cho ngành công nghiệp đĩ; có chính sách giảm trừ chi phí công ty hay cơ quan nếu có cáchóa đơn tài chính được cấp bởi các cơ sở đĩ, đặc biệt khi cơ quan dùng vé “chơi đĩ cái” tặng nam nhân viên và vé “chơi đĩ đực” cho nữ nhân viên nào ưu tú trong năm tài chính vừa qua; ban hành quy định mở doanh nghiệp cung cấp đĩ, trường dạy nghề đĩ, giá trị chứng chỉ văn bằng đĩ trên cơ sở so sánh giá trị nội địa, khu vực, hay quốc tế; và có các hướng dẫn về nội dung tờ bướm, tờ rơi, bảng quảng cáo ngoài trời, quảng cáo bên hông xe buýt và trên thân máy bay, cũng như quảng cáo online về đĩ, tập đoàn đĩ lên sàn (chứng khoán), v.v. và v.v.

7) Dương Trung Quốc đã không thể phân biệt giữa nội dung “nhân quyền” tức “quyền con người” trong việc “tự do bán thân”, với “quyền công dân” mà một đạo luật đĩ có thể điều chỉnh hành vi. Việt Nam đã chấm dứt việc bố ráp đưa mại dâm nữ vào cơ sở chữa bệnh-phục hồi nhân phẩm, và đây là do Việt Nam tôn trọng “quyền con người”. Còn việc ra sức giáo dục, tuyên truyền để hạn chế sự hoành hành tác tệ của mại dâm đối với trật tự xã hội, nhân cách công dân, đạo đức xã hội, v.v., là việc mà nhà nước nào, dù thần quyền hay thế tục, đều cố gắng làm tốt. Dương Trung Quốc dường như rất vô tư đối với nội hàm làm băng hoại xã hội Việt Nam, cứ như xuất phát từ lòng căm thù bịnh hoạn nào đó đối với chế độ hiện tại của nước này vậy. 

Nhị Đại Ngu của Dương Trung Quốc: Đa Đảng

Trong một video clip trả lời phỏng vấn của PhốBolsaTV, Dương Trung Quốc đã vừa nháy mắt vừa nói với nhà báo rằng các anh ấy ở Việt Nam Cộng Hòa nên biết rõ thế nào là “đa đảng”. Có cái mác “Nhà Sử Học” nhưng Dương Trung Quốc đã hoàn toàn không biết gì về lịch sử Việt Nam Cộng Hòa. Như tôi đã nói rõ trong nhiều bài viết trên các trang mạng, Việt Nam Cộng Hòa hoàn toàn không có bất kỳ đảng phái chính trị nào cả! Chỉ đến năm 1974 Nguyễn Văn Thiệu mới thành lập cái gọi là Đảng Dân Chủ, với đảng kỳ là cờ vàng sao đỏ, có cùng kích cỡ như cờ của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (trước 1975) và Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (từ sau 1975 đến nay), và với Nguyễn Văn Thiệu làm Đảng Trưởng. Buổi lễ thành lập Đảng Dân Chủ của Nguyễn Văn Thiệu được tổ chức tại nơi mà nay là Trung Tâm Thể Thao Quận Bình Thạnh, gần Ủy Ban Nhân Dân Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là chi tiết mà không bất kỳ một người Mỹ gốc Việt nào biết trước khi đọc thông tin của tôi đăng trên các blog. Ăn nói hồ đồ và xằng bậy về Việt Nam Cộng Hòa là điều đại ngu thứ hai của Dương Trung Quốc.

Tam Đại Ngu của Dương Trung Quốc: Biểu Tình

Tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội Việt Nam khóa XIII, tháng 10 năm 2011, sau khi phát biểu xong về sự cần thiết có cái gọi là “Luật Biểu Tình”, Dương Trung Quốc nổi nóng khi nghe đại biểu Hoàng Hữu Phước phát biểu phân tích về ngữ nghĩa, ngữ nguyên, và lịch sử xuất hiện của cụm từ “protest demonstration” trong tiếng Anh mà tiếng Việt đã dịch sai thành “biểu tình” để từ đó kiến nghị chưa thể đưa lên bàn nghị sự cái gọi là “luật biểu tình” do ý tứ chưa thông, chắc chắn sẽ gây cảnh rối loạn an ninh trật tự. Vì nổi nóng trước hiện tượng chưa từng có tiền lệ tại quốc hội Việt Nam khi đại biểu Hoàng Hữu Phước được nghị trường vỗ tay đồng tình, Dương Trung Quốc đã có cái đại ngu thứ ba, gồm 5 điều xằng bậy sau:

1) Nhấn nút phát biểu tiếp lần thứ hai để chống lại đại biểu Hoàng Hữu Phước, biến nghị trường quốc hội thành nơi đấu khẩu, chà đạp “tự do ngôn luận”, trong khi nhiều trăm đại biểu khác đang chờ đến lượt họ phát biểu, như vậy đã giành giật thời gian chính đáng chính danh chính thức chính đạo của – và gây thiệt thòi cho – 499 đại biểu quốc hội thuộc các tỉnh khác của Việt Nam.

2) Do hấp tấp, hiếu chiến, háo thắng, Dương Trung Quốc đã nói xằng bậy rằng “biểu tình” xuất hiện đầu tiên tại Chicago thế kỷ XIX, vì nếu không có kiến thức về ngữ nguyên học, không ai dám tự xưng là “nhà sử học” cả, vì sẽ đến ngày Dương Trung Quốc tuyên bố “biểu tình” đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam đời Nhà Trần với cuộc “biểu tình Diên Hồng”.

3) Do hấp tấp, hiếu chiến, háo thắng, Dương Trung Quốc đã nói xằng bậy rằng đại biểu quốc hội không đại diện cho dân mà chỉ cho cá nhân, và như vậy chính Dương Trung Quốc khẳng định Dương Trung Quốc không đại diện cho cử tri Tỉnh Đồng Nai, tức là từ chối đại diện cho cử tri Tỉnh Đồng Nai, càng không đại diện cho bất kỳ người dân Việt nào. Đó là chưa kể Dương Trung Quốc không những xúc phạm 499 đại biểu quốc hội Việt Nam, mà lại còn nhổ toẹt vào các đạo luật về tổ chức quốc hội Việt Nam.

4) Do hấp tấp, hiếu chiến, háo thắng, Dương Trung Quốc đã nói xằng bậy rằng đại biểu Hoàng Hữu Phước hãy nghiên cứu trước khi phát biểu, mà không thể hiểu rằng đại biểu thạc sĩ Hoàng Hữu Phước luôn có trách nhiệm trong từng lời phát biểu tại nghị trường và nghiên cứu sâu về lịch sử Việt Nam Cộng Hòa và lịch sử các từ ngữ tiếng Anh trong tương quan tiếng Việt.

5) Do hấp tấp, hiếu chiến, háo thắng, Dương Trung Quốc đã tự làm lộ cho toàn quốc biết rằng Dương Trung Quốc không biết ngoại ngữ trong khi bản thân là “nhà sử học”.

Tứ Đại Ngu của Dương Trung Quốc: Văn Hóa Từ Chức

Tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội Việt Nam Khóa XIII tháng 11 năm 2012, Dương Trung Quốc đã phát biểu chất vấn tại nghị trường quốc hội, đặt vấn đề “văn hóa từ chức” với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người lúc đó đang phải giải quyết các sai phạm nghiêm trọng xảy ra tại các tập đoàn kinh tế Vinashin và Vinaline. Đến khi nghe Thủ tướng trả lời hùng biện, chân thiết, khúc chiết, thấu lý đạt tình, nhận được sự tán dương của 496 đại biểu quốc hội (trừ 1 đại biểu bị miễn nhiệm, 1 đại biểu qua đời khi tại nhiệm, bản thân thủ tướng, và bản thân Dương Trung Quốc), Dương Trung Quốc đã vội vàng nói thêm rằng Dương Trung Quốc sở dĩ đặt câu hỏi là để xem Thủ tướng trả lời thế nào, và với nội dung Thủ tướng vừa đối đáp thì nhân dân yên tâm, tức là đã “an dân”. Dương Trung Quốc trong cái đại ngu thứ tư này đã phạm 3 điều xằng bậy như sau:

1) Thủ tướng – trên nguyên tắc và lý thuyết tổ chức – đứng đầu tất cả các Bộ. Như vậy, Bộ Quốc Phòng giữ yên bờ cõi, ấy là đại công. Bộ Công An đập nát phản động, tiêu diệt bạo loạn, trừng trị tội phạm, ấy là đại công. Bộ Ngoại Giao đem lá cờ đỏ sao vàng tung bay thắng lợi đối ngoại trên toàn thế giới, ấy là đại công. Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn và Bộ Công Thương lập kỳ tích xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới, ấy là đại công. Bộ nào cũng lập công, vấn đề là công nhiều hay ít, nhiều hơn hay ít hơn những khó khăn đang tồn tại. Như vậy, cái đạo lý nào cho phép Dương Trung Quốc hỗn xược thách đố Thủ tướng có dám từ chức hay không, khi quản lý yếu kém để Vinashin và Vinaline gây thất thoát tiền của quốc gia? Đạo lý xưa nay của riêng dân Việt là đánh giá rất cao việc đoái công chuộc tội. Đạo lý xưa nay của riêng dân Việt là công bằng, công minh, công chính. Đạo lý xưa nay của riêng dân Việt là dung hòa nhuần nhuyễn giữa lý và tình nên luôn khoan hòa và thiếu tính cực đoan. Dương Trung Quốc loạn ngôn, dám đem việc Vinashin và Vinaline ra để hỗn láo với Thủ tướng, làm lơ các đại công của các Bộ khác, mà – như đã nói ở trên – đều thuộc dưới quyền Thủ tướng. Thử hỏi, nếu Vinashin không làm thất thoát một xu con nào, nhưng Bộ Quốc Phòng làm mất nhiều tỉnh vào tay quân giặc, Bộ Nông Nghiệp gây ra nạn đói, Bộ Y Tế để dịch bệnh tràn lan, và Bộ Công An bó tay trước bạo loạn đốt phá, v.v., thì đất nước này sẽ ra sao. Dương Trung Quốc đã mị dân khi hùng hổ phát biểu như thể chỉ có Dương Trung Quốc mới “dám” chất vấn như thế. Cái cực đoan, phủ nhận công, phi lý, và bất công là những thứ ngoại lai mà Dương Trung Quốc đã hấp thụ từ bọn giặc nào để tự tung tự tác nơi nghị trường quốc hội Việt Nam như thế? Vinashin là rắn có đầu, và luật pháp nghiêm minh phải xử lý nặng những cái đầu ấy, tức những chức sắc hưởng lương của Vinashin để làm lãnh đạo Vinashin và làm Vinashin phá sản. Đặt vấn đề “văn hóa từ chức” phải chăng hàm ý rằng cứ từ chức là sẽ được “hạ cánh an toàn”, xem như đã giải quyết xong vụ việc?

2) Dương Trung Quốc và một bộ phận nhỏ người Việt thường đem những thứ ngoại lai làm chuẩn mực cho các so sánh với nội tại của Việt Nam mà thiếu sự hiểu biết thấu đáo, mà cái gọi là “văn hóa từ chức” là một ví dụ. Chính họ nhìn hiện tượng ở nước ngoài rồi tự đặt ra cụm từ “văn hóa từ chức” với sự thán phục, trong khi thực ra chẳng có gì để mà gọi đó là “văn hóa”. Khi một tai nạn thảm khốc xảy ra tại một nước tư bản, Bộ Trưởng Giao Thông Vận Tải nước ấy lập tức từ chức. Đó là quy định bất thành văn để giúp “Đảng” có được 3 điều như (a) thoát được cơn thịnh nộ của người dân, (b) Đảng không bị tổn hại trong kỳ bầu cử tiếp theo, và (c) giữ toàn vẹn danh tiếng và nguồn thu cho các nhà tư bản chủ nhân các công ty chế tạo xe hỏa hoặc tàu bè hoặc máy bay lâm nạn vì các nhà tư bản này cung cấp tài chính cho “Đảng”. “Nhận trách nhiệm quản lý yêu kém” và từ chức, biến tai nạn không phải do lỗi kỹ thuật thiết bị công nghiệp, và người từ chức sẽ được đền ơn bằng cách có một chức vụ cao cấp tại một trong những công ty tư bản ấy. Đây là việc mà bất kỳ ai cũng có thể kiểm chứng dễ dàng từ các nguồn thông tin mở. Làm gì có cái “văn hóa” và cái “tinh thần trách nhiệm” trong cái gọi là “từ chức” trong thế giới tư bản mà cứ tôn vinh, ca ngợi, và thán phục đến độ hỗn láo đem ra lập thành tích “chất vấn như Dương Trung Quốc đã làm.

3) Khi nhanh nhảu tự cứu mình trước cảnh thất bại vì không thể làm Thủ tướng bối rối hoặc mang nhục trước quốc dân, Dương Trung Quốc đã cho rằng câu chất vấn là để xem Thủ tướng trả lời ra sao. Nghị trường Quốc hội là nơi họp bàn các vấn đề trọng đại của quốc gia, thế mà Dương Trung Quốc sử dụng để test (thử nghiệm) xem Thủ tướng có tài hùng biện không. Nghị trường Quốc hội là nơi họp bàn các vấn đề trọng đại của quốc gia, thế mà Dương Trung Quốc sử dụng để ban ân cho Thủ tướng có cơ hội trổ tài hùng biện để “an dân” hầu ghi điểm son với toàn dân. Nghị trường Quốc hội là nơi họp bàn các vấn đề trọng đại của quốc gia, thế mà Dương Trung Quốc sử dụng để đánh bóng tên tuổi của Dương Trung Quốc như nhân vật đại diện toàn dân tộc để nói lên tấm lòng của toàn dân tộc rằng toàn dân tộc đã an lòng, yên tâm trước câu trả lời chất vấn hùng biện của Thủ tướng, từ đó toàn tâm toàn ý ngưỡng mộ Thủ tướng và tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo anh minh tài ba của Thủ tướng. Từ ngữ “an dân” của Dương Trung Quốc mang nội hàm bao gồm tất cả những ý tứ như thế. Và thật khó hiểu, không rõ Dương Trung Quốc đã “lập đại công” với Thủ tướng, hay Dương Trung Quốc đã phạm đại ngu thứ tư này.

Thay Lời Kết:

Dựa theo lời Thầy Khổng từng phán, cố thể nói rằng ai muốn có điều Nhân mà không muốn học thì bị cái Ngu che mờ, muốn ta đây đầy Trí mà không muốn học đến nơi đến chốn thì bị cái Thấp Kiến bịt trí, muốn mình có chữ Tín mà không muốn học cho nên người thì bị cái Hại Nghĩa kéo lôi, muốn khoe ta có Trực mà không muốn học cho nên người thì bị cái Ngang Ngạnh làm cho u mê, muốn Dũng mà không muốn học cho thành bậc đạt nhân thì bị cái Loạn làm cho u tối, còn muốn Cương mà không chịu học hành thì bị cái Lồng Lộn làm cho ám áng.

Dương Trung Quốc do không quen nghiên cứu hàn lâm, nên tưởng nói về “biểu tình” là chứng tỏ ta đây có lòng “Nhân” thương dân bị chính phủ làm cho khốn khổ, không ngờ đó lại là “Ngu” vì tự hét lên cho toàn nhân loại biết chính mình không hiểu ý nghĩa tiếng Việt cao siêu và không rành ngoại ngữ khi Đại biểu Hoàng Hữu Phước luận giải về “từ nguyên Anh ngữ” của cụm từ “protest demonstration”.

Dương Trung Quốc do không quen nghiên cứu hàn lâm, nên tưởng nói về “đĩ” là chứng tỏ ta đây có trình độ “Trí” muốn nữ công dân – trong đó có các nữ nhân thuộc gia tộc Dương Trung Quốc – có quyền tự do sử dụng vốn tự có để kinh doanh phát triển ngành công nghiệp bán dâm, không ngờ đó lại là cái “Thấp Kiến” của phường vô hạnh vô đạo đức vô lại vô duyên, dễ đem lại danh xưng “Nhà Đĩ Học” bên cạnh “Nhà Sử Học”.

Dương Trung Quốc do không quen nghiên cứu hàn lâm, nên tưởng nói về “đĩ” - “biểu tình” - “đa đảng” - “văn hóa từ chức” là chứng tỏ ta đây có uy “Tín” với dân nên được dân gởi gắm tâm tư nguyện vọng về “đĩ” - “biểu tình” - “đa đảng” - “văn hóa từ chức”, không ngờ đó lại là điều hỗn với dân và do đó “Hại Nghĩa.”

Dương Trung Quốc do không quen nghiên cứu hàn lâm, nên tưởng nói về “đĩ” - “biểu tình” - “đa đảng” - “văn hóa từ chức” là chứng tỏ ta đây có lòng trung “Trực” nói thẳng ra những điều tối thượng mà toàn dân ao ước, cả nước chờ mong, dân tộc đón chào, không ngờ đó lại là do “Ngang Ngạnh” nói càn, luận bừa, sai be sai bét, phản hàn lâm, bất tri, vô trí.

Dương Trung Quốc do không quen nghiên cứu hàn lâm, nên tưởng nói về “văn hóa từ chức” là chứng tỏ ta đây có cái “Dũng” dám kêu Thủ Tướng Dũng đương đầu với câu hỏi “khó”, mà không ngờ đó lại chứng tỏ chính Dương Trung Quốc là “Loạn” vì không phân biệt chính-phụ, không rõ ngay-gian, nên phạm ba “loạn” gồm (a) “loạn ngôn” khi đổi trắng thay đen muốn đem một việc hỏng ra phủ định ngàn việc đạt cứ như đây là thời phong kiến hay tay sai đế quốc-thực dân, (b) “loạn hành” khi cho nghị trường là nơi để Dương Trung Quốc sử dụng “kiểm tra’ tài đối đáp của Thủ tướng, và (c) “loạn trí” khi đối đáp phản pháo trên cơ sở không nghiên cứu, chẳng nền tảng cơ sở dẫn chứng nghiêm túc, và nào có kiến thức ngoại ngữ trong thời buổi hiện đại này.

Dương Trung Quốc do không quen nghiên cứu hàn lâm, nên tưởng nói về “đĩ” - “biểu tình” - “đa đảng” - “văn hóa từ chức” là chứng tỏ ta đây có cái “Cương”, biết khi thời cơ đến thì phải tỏ ra cứng rắn mới chống được cường quyền, mới phục vụ được nhân dân, mà không ngờ đó chỉ là sự “Lồng Lộn” của kẻ thất phu, bất tài, vô hạnh. Trong bối cảnh tình hình phức tạp ở Biển Đông và đất nước còn bao nỗi lo toan khác thì những phát biểu về “ đĩ-biểu tình-đa đảng-văn hóa từ chức” của “nhà sử học” Dương Trung Quốc tại nghị trường lại càng trở thành một mớ hỗn độn và hỗn loạn. Lẽ ra Dương Trung Quốc nên ngậm miệng lại để các đại biểu khác có thời gian hiến kế làm đất nước hùng cường, quân đội hùng mạnh, dân tộc hùng anh, quốc gia thái bình thịnh vượng, dân chúng lạc nghiệp an cư, mới đúng là “quốc thái, dân an” đẳng cấp thánh nhân chứ không phải “an dân” kiểu hàm hồ của Dương Trung Quốc.

Thầy Khổng có phán rằng: “Tranh luận nhỏ nhặt thì hại nghĩa, nói nhảm thì phá đạo lý.” Lăng Tần tôi xuất thân nghề giáo, đến nay vẫn được môn sinh gọi là Thầy Phước, nhận thấy cái chuỗi “đĩ” - “biểu tình” - “đa đảng” - “văn hóa từ chức” là chuyện lớn đến độ Dương Trung Quốc đòi để “đĩ” nằm lên bàn nghị sự quốc hội quốc gia, đồng thời với việc Dương Trung Quốc nói nhảm nói nhí, nên trước việc hại nghĩa và phá đạo lý ấy, Thầy Phước tôi không thể không phụ lời giáo huấn của Thầy Khổng, đành chắc lưỡi lập lại nguyên văn lời của Thầy Khổng rằng: “Ôi! Người ta chẳng nói thì thôi, nói ra có đúng lẽ mới nói!” 

“Người ta” ắt không phải nói chung bàng dân thiên hạ, mà là “ta đây” vậy.

Nhất Thạc Bàn Cờ, Lăng Tần Hoàng Hữu Phước, Nhà Việt Nam Cộng Hòa Học, Nhà Biểu Tình Pờ-rô-tét Đì-mông-sờ-tra-sân Học, Nhà Đa Đảng Học, Nhà Lưỡng Đảng Học, Nhà Độc Đảng Học, Nhà Tiếng Anh Học, Nhà Thánh Kinh Học, Nhà Đủ Thứ Học Học

Máy nhắn tin: 0988898399


Blogs:


II/MỘT VÀI Ý KIẾN NHẬN XÉT

  1. Ông Phước nói ông Quốc ngu khác nào nói hàng trăm Đại biểu khác đại diện cho hàng triệu nhân dân cung ngu sao? Vì sau khi ông Quốc phát biểu có hàng trăm Đại biểu vỗ tay khen ngợi mà. Đề nghị quốc hội xem xét lại tư cách của ông này để tránh cá nhân làm ảnh hưởng đến uy tín quốc gia.Trả lời

    Nặc danh 23:02 Ngày 15 tháng 2 năm 2013

    Tôi vừa lướt web, thấy hàng trăm trang chửi Hoàng Hữu Phước như con chó, bằng nhiều từ ngữ rất thô bỉ. Trên http://quehuongngaymai.com/forums/showthread.php?t=178266 còn gọi HHP là con heo và hàng chục bình luận chửi thằng này ngu với cái ný nuận cùn "2 là lớn hơn 1, nên được gọi là đa, như vậy là ở Mỹ cũng "đa đảng". Thế là người đọc liền lôi ra 1 danh sách hơn 30 đảng phái ở Mỹ. Tiếp theo họ kết luận: kiến thức của thằng Phước là không bằng đứa trẻ lớp 1... Và rồi họ đặt cho Phước ti tỉ tính từ ghép với tên Phước. Nào là Phước heo, Phước lợn, Phước chó, Phước mèo, Phước giun, Phước dế, Phước bỏ phế, Phước chổi cùn, Phước con buôn, Phước vô học, Phước ô nhục, Phước chột mắt, Phước chó ngao, Phước ao bèo, Phước bại não, Phước rắn ráo, Phước con hoang, Phước cắn càn, Phước bệnh hoạn, Phước khốn nạn, Phước quái thai, lưỡi Phước dà như lưỡi rắn...Không tin, mời bạn vào Google tìm kiếm mà xem.



  2. Theo tôi ông Quốc là con người ngay thẳng, đứng trước "hổ" mà không sợ nó vồ, thế mới là người con của dân, còn cái kiểu "ném đá sau lưng" như ông Phước chỉ là tiểu nhân, hèn hạ, cái kiểu nịnh bợ cấp trên "ôm chân tướng Dũng" của ông Phước bây giờ mà không biết xấu hổ với dân Việt bây giờ mà còn đòi sánh với ông Quốc, biết xin lỗi là còn được tha thứ. Cái con người ông mà làm lãnh đạo nhà nước thì còn tệ hơn bây giờ nhiều..

    III/ ÔNG DƯƠNG TRUNG QUỐC NÓI VỀ BÀI "TỨ ĐẠI NGU"

    Dư luận hiện đang quan tâm đến bài viết nói về "tứ đại ngu" của nhà sử học, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Dương Trung Quốc. PV đã gặp ông Dương Trung Quốc để tìm hiểu quan điểm của ông về bài viết này.


    Bài viết Dương Trung Quốc - Bốn điều sai năm cũ đăng trên blog được cho là của ĐBQH Hoàng Hữu Phước.

    PV: Thưa ông, ông đã đọc trọn vẹn bài viết Dương Trung Quốc - Bốn điều sai năm cũ của người ký tên là Hoàng Hữu Phước chưa? Cảm xúc khi đọc bài viết đó của ông như thế nào?

    DTQ Đây là một bài lấy từ blog cá nhân nên thực lòng tôi cũng không muốn bình luận làm gì. Tuy nhiên giữa ngày tết vui như thế này đọc thấy mất vui đi một tí.
    Tinh thần là không có gì đáng để bình luận. Đây là vì Báo chí hỏi nên tôi trả lời thôi.

    PV Trước đây, ông và ĐBQH Hoàng Hữu Phước đã bao giờ trao đổi trực tiếp về những quan điểm khác nhau mà ông Phước nêu trong bài chưa?

    DTQ Cũng chỉ có một lần trao đổi liên quan đến thảo luận về luật Biểu tình thôi. Còn những việc anh ấy nêu lên, kể ra, đưa ra QH thảo luận thì cũng hay. Nhưng cũng chưa lần nào thấy anh Phước nêu ra cả.

    PV Góc nhìn lịch sử là cách chủ đạo ông dùng để tiếp cận các vấn đề. Từ góc nhìn này, ông đánh giá ra sao về bài viết của ông Hoàng Hữu Phước? Kiến thức lịch sử liệu đã chuẩn xác. Cách đặt vấn đề liệu đã khách quan, khoa học.

    DTQ Tôi cũng không đánh giá làm gì cả. Tôi thấy không cần thiết phải đánh giá làm gì cả. Vì ngôn ngữ hình như khác nhau nên không thể trao đổi được.

    PV Hồi kỳ họp thứ 2, QH khóa 13, tháng 10-2011, ĐB Hoàng Hữu Phước từng khiến dư luận "nổi sóng" vì quan điểm về luật Biểu tình (không nên bàn luật Biểu tình trong chương trình nghị sự), nay trong bài viết bàn về "tứ đại ngu" của ông, ĐB Phước lại một lần nữa nhắc lại chuyện này. Thực chất việc này là thế nào?

    DTQ Quy định về biểu tình đã có sắc lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh cuối năm 1945 rồi. Nó đã được thể hiện trong Hiến pháp đầu tiên rồi trong khái niệm tự do hội họp. Đặc biệt, Hiến pháp năm 1959 có hẳn một điều luật về biểu tình rồi. Và như chúng ta đã biết, ngay tại cuối kỳ họp năm 2011 đó thì Thủ tướng cũng tán thành nên có luật Biểu tình. Nên tôi thấy chẳng có gì phải bình luận về cách đặt vấn đề của ĐB Phước.

    PV Ở một diễn đàn bình đẳng như QH thì việc các ĐB có quan điểm, chính kiến khác nhau phải được xem là rất bình thường. Ông nhận xét gì về cách "phản biện" như của ĐB Phước?

    DTQ Tôi nghĩ đây chẳng thể gọi là phản biện. Đây là cái gì chứ không phải phản biện. Dẫu sao thì anh Phước cũng đang là ĐBQH của TP.HCM, một thành phố có nhiều trí thức lớn. Nên tôi thấy chuyện này để bà con cử tri phát biểu ý kiến bình luận thì hay hơn. Cứ để đồng bào TP.HCM suy nghĩ về người ĐB của mình thôi.



    IV CẤM CÁC ĐBQH XÚC PHẠM, THÓA MẠ LẪN NHAU (phát biểu của PCT  QH UÔNG CHU LƯU)

    Trao đổi với PV chiều 15-2, Phó chủ tịch QH Uông Chu Lưu cho biết ông chưa có điều kiện tìm hiểu rõ thực hư sự việc ĐBQH Hoàng Hữu Phước viết trên blog cá nhân về ĐB Dương Trung Quốc, song theo quan điểm của ông Lưu, việc ĐBQH trao đổi mà lại có tính chất mạt sát nhau, xúc phạm nhau là hoàn toàn không nên. “Anh có thể phát biểu chính kiến quan điểm của anh với những lập luận, lý lẽ thuyết phục, có văn hóa, xây dựng nhưng không thể thóa mạ, xúc phạm nhau”, Phó chủ tịch QH nói.
    Ông đồng thời cho biết, trong các nội quy của kỳ họp của QH, quy chế về hoạt động của ĐBQH cũng đều cấm các ĐBQH xúc phạm, thóa mạ lẫn nhau, không chỉ trong kỳ họp mà cả hoạt động của ĐB giữa hai kỳ họp. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có quy định chế tài xử lý.
    Theo Trinh Nguyễn
    Thanh Niên

CÁCH LẤY LẠI CÁC COMMENT BỊ ẨN TRONG BLOGGER

CÁCH LẤY LẠI CÁC COMMENT BỊ ẨN TRONG BLOGGER


Lời NoiLieu Thật khó chịu khi blog của mình bị mất gần hết comment trong dịp tết vừa qua. Các bài đăng đều có thông báo số người xem, số comment của bài đó nhưng khi mở bài ra để trả lời thì chỉ thấy có vài comm đầu và cuối bài. Các comment ở giữa biến đi đâu hết?
        Rồi cũng có lúc thấy được các comment một cách đầy đủ nhưng lần mở sau thì lại biến đi đâu rồi? 
       Việc xuất hiện rồi biến đi của các comment ở một số bài viết chứng tỏ rằng các comment này đã không bị xóa đi ở máy chủ Google mà chỉ bị tạm thời ẩn đi do quá tải trang viết hoặc quá tải truy nhập ở trang web Blogger hoặc Blogspot.com.
      Hiện tượng mất comment không chỉ sảy ra ở blog của NoiLieuhaha mà các blog khác như Blog Hạt Cát, Blog Ngựa mỏi chân rồi... nhưng theo dõi blog của Bạch Dương thì comment rất nhiều mà không thấy mất ? 
      Có thể là ở các blog NoiLieuhaha, Hat Cat, Ngựa mỏi chân rồi... là các blog chưa được công nhận tên giao dịch G+1 thì sảy ra trường hợp bị ẩn chăng? Phải có thời gian theo dõi lâu thêm để có trả lời thích đáng.

  Một lần tình cờ, NoiLieuhaha đã chủ động lấy lại được comment đã bị ẩn, thấy phương pháp hay hay nên áp dụng thử vào blog của Ngựa Mỏi chân rồi, Blog của Hạt Cát đều thấy hiệu nghiệm, vậy NoiLieu mạnh dạn viết ra đây phương pháp để các bạn blog tham khảo, bạn nào có cách làm hiện ra comment bị ẩn hay hơn thì xin cho cao kiến để nhiều người áp dụng cho vui vẻ.
                   CÁC BƯỚC THỰC HIỆN:
1)  Đang ở một bài trong Blog của mình, thấy số đăng ký lượt comment ở cuối bài viết và số comment thực có sai khác nhau nhiều hãy nghĩ ngay rằng một số com bị ẩn cần tìm lại nó.
2) Đăng nhập gmail (nếu chưa đăng nhập), và mở hộp thư gmail của mình.
3) Tìm các email thông báo comment của bài bị ẩn. Chọn một comment nào đó trong bài này, nhắp đúp chuột vào email thông báo commen đó, ví dụ trong bài "CHÚC MỪNG NGÀY VALENTINE 14-02-2013" của blog NoiLieuhaha thấy mất nhiều commen, chọn thông báo có comment của Bùi Thị Sơn như dòng thông báo đánh dấu màu vàng dưới đây



4) Khi Google mở emai thông báo commen ta vừa mở, xem thấy dòng thông báo:
Bùi Thị Sơn đã để lại một nhận xét mới về bài đăng của bạn "CHÚC MỪNG NGÀY VALENTENE 14-02-2013": 

bạn hãy nhấp đúp vào đoạn có link "CHÚC MỪNG NGÀY VALENTENE 14-02-2013",
Google sẽ mở cho ta bài đó với đầy đủ các comment của bạn bè để bạn xem hoặc trả lời bạn bè.

CÁCH KHÁC ĐỂ TÌM LẠI COMMENT:
 Nếu bạn không muốn mở Gmail của mình thì có thể tìm lại comment từ trang Blogger theo cách sau:
1) Từ bài đang xem trên blog của mình, nhấn vào chữ B (màu da cam) ở góc bên trái trên thanh điều hướng của bài để mở trang Tổng quan. Khi trang tổng quan đã mở, bạn nên tắt Tab bài đang được đăng (bây giờ nó không hiện nữa)  nếu nó còn trên thanh địa chỉ trên cùng của trình duyệt.
2) Nhấn vào phím tam giác (Tùy chọn khác) cạnh phím Danh sách bài đăng (nằm phía bên phải màn hình). Khi menu thả xuống hiện ra, hãy chọn lệnh "Nhận xét" và nhắp đúp chuột vào đấy.
3) Tìm đoạn comment thuộc bài đăng đang muốn khôi phục comment, chọn một comment nào đó bị ẩn ở trang đọc bài viết và nhấn đúp chuột vào tên bài đăng có trên dòng comment vừa chọn.
 Trang đọc bài viết sẽ hiện ra với các comment không bị ẩn nữa.
  
         Công việc rất đơn giản, bạn nào bị ẩn comment hãy thực hiện thử và thông báo kết quả với NL để cùng nhau rút kinh nghiệm nhé.
 CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG

12 thg 2, 2013

CHÚC MỪNG NGÀY VALENTENE 14-02-2013

CHÚC MỪNG NGÀY VALENTENE 14-02-2013



(Minh họa thơ của NGUYỄN NHƯ Ý:

Anh lặng lẽ nhìn lên đôi bàn tay
Xem "duyên số" đời mình những ngày còn lại
May, rủi giao nhau chằng chịt đường vân
Chẳng có đường nào là đường anh gặp em
Chỉ thẳng suốt một đường cô độc.

(Trích bài CÓ MỘT MIỀN LỬA NHỎ TRONG MẮT EM
Tập "THƠ TÌNH SINH VIÊN"
NXB GD 2011

8 thg 2, 2013

CHÚC MỪNG NĂM MỚI QUÝ TỴ

CHÚC MỪNG NĂM MỚI QUÝ TỴ

KÍNH CHÚC CÁC THÀY CÔ GIÁO, CÁC ANH CHỊ EM, BẠN BÈ VÀ CÁC CHÁU CỦA BLOGGER NOILIEU, NOILIEUHAHA, HAHANOILIEU NĂM MỚI:
 VUI VẺ
MẠNH KHỎE
HẠNH PHÚC











5 thg 2, 2013

SÁCH THUỐC CỦA HẠTCAT NHÀ NÀO CŨNG NÊN CÓ: THUỐC NAM CHO GIA ĐÌNH

SÁCH THUỐC CỦA HẠT CÁT NHÀ NÀO CŨNG NÊN CÓ:
 
                    THUỐC NAM CHO GIA ĐÌNH

Lời NoiLieu: Tạp chí Mẹ&Bé cho ra đời ấn phẩm đặc biệt mừng Tết Quý Tỵ, được giới thiệu là ... "(Ấn phẩm này) cũng không hề xa lạ với bạn bởi đây chính là tuyển tập những bài viết hay nhất, hữu ích nhất được chọn ra từ một trong những chuyên mục được yêu thích nhất của Mẹ&Bé trong suốt 8 năm qua"
         ... "Ngay từ những năm tháng đầu tiên tạp chí Mẹ&Bé ra mắt bạn đọc chuyên mục "Thuốc nam cho gia đình" do dược sĩ - Lương y ... B.C.T  phụ trách đã trở thành một "món ngon" không thể thiếu trong "bữa cơm" mỗi tháng của bạn đọc thân thiết và yêu mến Tạp chí..."
        ......
       Lời giới thiệu còn dài, NoLieuhaha không đăng hết được mong các bạn thông cảm tìm xem tiếp quyển sách này ở các hiệu sách báo dịp tết.
       
      Nhiều bạn đã biết Hạt Cát_Diệu Sinh là một người làm thơ tuyệt diệu trên blog (Nói như thế vì Hạt Cát không thích ai gọi mình là nhà thơ, nhà gi gì cả), nhưng ít bạn biết Hạt Cát là một Lương y, là phóng viên có thâm niên tay nghề khá đậm, viết nhiều sách, báo về lĩnh vực đông y và thuốc nam. Đây là một tác phẩm về thuốc nam cho gia đình của vị Dược sĩ - Lương y này.
       Sách dày 120 trang (không kể bìa) được in màu trên giấy đặc biệt, gồm 5 chương:
         Chương  I : Quả
         Chương II : Hoa - Lá
        Chương III : Rau - Củ;
        Chương IV : Gia vị
        Chương  V : Các bài thuốc hay.

NoiLieuhaha cũng vinh dự được tặng một quyển sách này, cả nhà đọc lên đều thấy thú vị nên vội tìm cách đăng lên để mọi người cùng biết kẻo bỏ qua một quyển sách quý giá trong thời buổi hiện nay.  



 Ảnh: Sách Thuốc của Hạt Cát bên cạnh các tập thơ ở nhà Nói Liều

4 thg 2, 2013

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG ĐĨA CD LƯSƠN_QUẾLÂM BLOG

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG ĐĨA CD 
LƯSƠN_QUẾLÂM BLOG

Lời NoiLieu : NoiLieu là dân ngụ cư ở rìa làng LSQL nhưng cũng nhiệt thành  
tham gia vào việc chế tác đĩa CD Lưsơn_QuếLâm Blog với hai động cơ:
          Một là kính trọng khối kiến thức to lớn của các cụ khối 5 LSQL tích lũy trong năm năm trời, làm sao mọi người đều có thể truy cập vào dễ dàng và nhanh chóng để có thể tiêu thụ có hiệu quả khối kiến thức này.
         Hai là muốn giải phóng nhanh cụ Nguyệt Ánh khỏi công việc đơn điệu nhàm chán như thu thập dữ liệu, chỉnh sửa văn bài... mà tập trung trí tuệ tuyệt vời vào việc khai khẩn miền đất mới.
    Đến ngày  02-02 -2013, đã hoàn thành bộ địa dữ liệu CD đầu tiên của Blog Lưsơn_QuếLâm, trên cơ sở đó có thể nhân bản rộng rãi cấp phát cho toàn thể đồng bào trong làng. Do có tham gia vào việc vận dụng những công nghệ tiên tiến của Microsoft Word, Adobe Reader ... vào việc chế tác đĩa,  NoiLieu xin có vài lời gọi là "HƯỚNG DẪN KHAI  THÁC SỬ DỤNG ĐĨA" như sau:

1) NỘI DUNG ĐĨA CD : 

 Đĩa gồm 4 phần:
  a) Các file word ghi lại toàn bộ bài viết, ảnh kèm bài viết, Comment và Reply đi theo bài của tất cả các năm từ 2007 đến 2012, các file này chia làm 5 hợp tệp (Folder): 2012, 2011, 2010, 2009 và hợp tệp chung cho 2008 và 2007.
  b) Các file PDF (chuyển từ các hợp tệp word 2003 thành file PDF có dung lượng rất nhỏ, dễ đọc dễ tìm.
 c) Các file do Yahoo! Com chuyển nội dung blog LSQL cho người viết blog. Nội dung này được chứa đựng tron 2 folder lớn là Folder bài viết và folder ảnh
d) Các file phụ nhằm phục vụ người xem như Tổng Mục lục bài viết toàn kỳ, Read Me và một file cài đặt chương trình FoxitReder để đọc file PDF.
            Sẽ không tránh khỏi có người ca thán :"Sao lắm thứ thế", nhưng chúng tôi nghĩ đã có công tạo một đĩa CD để lưu trữ lâu dài thì nên gói ghém mọi nội dung cần thiết vào đó, vả lại dung lượng đĩa cũng rất lớn cho phép mình thực hiện được như vậy, còn khó khăn trong sử dụng thì không có cách nào khác là phải học để biết cách sử dụng thành thạo thôi.


 Nội dung các Folder và file lẻ toàn đĩa LSQL của K5

  2) ĐẶC ĐIỂM SỬ DỤNG ĐĨA:

      a) Bài viết và thư mục xếp theo năm tháng đăng bài. Thời gian đăng gần đây nhất ở trên, thời gian lâu hơn xếp xuống dưới.


Một mẩu của mục lục tổng quan. Các tên hợp tệp (folder) và tệp (file) đều có hyperlink đến file đích.

      Mỗi file bài viết chứa một lượng bài viết nhất định theo năm tháng đăng. Mục lục của từng file đăng ký tên bài viết và đoạn comment của bài đó,
     b) Các thư mục con đều có siêu liên kết (hyperlink, được thể hiện bằng các từ có gạch dưới) với thư mục mẹ. Các đề mục trong mục lục của từng file đều có siêu liên kết với bài viết tương ứng. Để mở các mục có siêu liên kết chỉ cấn nhấn Ctrl + clíc chuột vào đường link đó, thư mục con hoặc bài viết sẽ được mở ra ngay. 
      c) Để nhanh chóng  tìm bài viết cần tìm, nên:
                     -  mở file BLOG-LSQL-Read Me để chọn file theo năm tháng bài viết cần tìm,
                     -  nhấn vào siêu liên kết để mở file, xuống cuối file xem mục lục. Nếu muốn đến đầu trang Mục lục (của file) thì nhấn Ctrl+G, chọn "section" trong ô lệnh "Go to what" rồi nhấn Alt+t, con chỏ sẽ tới ngay đầu của mục lục của file này vì mục lục là một section mới, số trang không đánh theo số trang của bài viết.
                     - nhấn Ctrl và clic chuột vào tên mục từ (bài viết) trong mục lục để đi nhanh tới bài viết cần tìm.
    
      3) CÁC FILE PDF:
      a)  File PDF là loại file ảnh, file chết nên có dung lượng nhỏ hơn file MS Word từ 5 đến 10 lần, rất hữu dụng để truyền tải các văn bản hướng dẫn, tài liệu đọc trên mạng. Trong đĩa CD ghi toàn bộ nội dung blog LSQL có 5 file PDF để đọc blog cho các năm. Người biết dùng file PDF rất tiện trong tra cứu và đọc blog này, vì vậy chúng tôi gửi kèm đây trình đọc file PDF của Foxit Reader , người dùng chỉ cần cài đặt trong chốc lát là dùng được ngay.
Cũng có thể dùng Adobe Reader nếu tải xuống được từ Internet, tùy người đọc thích loại nào.

       b) File Mục lục BLOG LSQL là bản tổng hợp toàn bộ các bài viết trong 5 năm của blog LSQL. Từng năm, file chứa bài viết đều có link nhưng các mục từ thì không link, gói gọn trong
 90 trang A4 mục đích chính là phục vụ tìm kiếm khi đọc tài liệu qua file PDF 
     
Một mẩu của Mục lục toàn blog thể hiện trên file Word
Các từ có gạch dưới được tô nền vàng là có siêu liên kết (hyperlink)

Chúng tôi thấy nếu BĐH in được thành tập tài liệu phát cho cư dân K5-QLLS thì rất tuyệt. Mỗi quyển chỉ tiêu tốn khoảng15.000 đồng mà lúc nào người đọc cũng có trong túi mình danh mục bài viết, không cần đến máy tính để chọn và tìm bài. Số tiền chi ra chẳng đáng giá bằng ... một bữa nhậu thịt chó ở Cầu Ngà. 

                             
              Eo ôi toàn người đẹp thế này mà lại mê say ... thịt chó

      4) BLOG LSQL DO Y! TẢI XUỐNG : 

       Phần này có 2 folder: Bài viết và Ảnh.
 Bài viết phải dùng trình duyệt IE để xem. Nói chung không đẹp bằng nội dung đã được đưa vào Word .
                          
 VÀI LỜI THA THIẾT, CHÚC CÁC CỤ SỬ DỤNG THÀNH CÔNG!