25 thg 3, 2013

CUỘC CHIA TAY LẠC LONG QUÂN-ÂU CƠ (3)

CUỘC CHIA TAY LẠC LONG QUÂN-ÂU CƠ (3)

AN DƯƠNG VƯƠNG : SỰ TRỞ VỀ CỦA CON CHÁU LẠC LONG QUÂN

AN DƯƠNG VƯƠNG LÀ AI?

Đại Việt sử ký toàn thư chép đại ý: Vua nước Thục muốn cầu hôn con gái vua Hùng là Mị Nương nhưng Hùng hầu (Lạc hầu) can nên sự không thành. Thục Vương tức giận, dặn lại con cháu phải diệt Văn Lang mà chiếm lấy nước. Đến đời cháu là Thục Phán có dũng lược, bèn đánh lấy nước (Văn Lang), đổi quốc hiệu là Âu Lạc.
An Nam chí lược của Lê Tắc chép: Vua nước Thục cử con trai đem 3 vạn binh đi đánh lấy các Lạc, nhân đó cứ giữ đất Lạc mà tự xưng là An Dương Vương
     Về chuyện Thục Phán là con (cháu) nước Thục đã bị các sử gia thời Nhà Nguyễn bác bỏ vì nước Thục ở cách nước ta hàng năm ngàn dặm, nước Thục đã bị nước Tần diệt từ năm 316 tr. CN thì không thể có con cháu nào đem quân sang chiếm Văn Lang được.
     Các sử gia thời VNDCCH theo tinh thần một nước Việt xưa là thuần của người Việt nên đã giải thích: Thục Phán là một thủ lĩnh của nước Tây Âu với trung tâm là vùng Cao Bằng hiện nay nhân khi Văn Lang suy yếu đã đem quân diệt Văn Lang, thông nhất lãnh thổ Âu Việt và Lạc Việt thành nước Âu Lạc và đóng đô ở Cổ Loa (Đông Anh - Hà Nội).
    Các sử gia "khác" như Trần Trọng Kim, Hoàng Cao Khải, Đào Duy Anh thì cho rằng người Việt Nam có nguồn gốc từ người Việt ở vùng ven biển Hoa Nam Trung Hoa, qua nhiều năm thâm nhập đất Lạc Việt đã hòa huyết cùng dân bản địa xây dựng nên Việt Nam ngày nay.
    Lý thuyết của các nhà sử học VNDCCH có nhiều điều vô lý không giải thích được, đó là:
   1) Nếu quả nước Âu Việt với trung tâm là Cao Bằng ngày nay khi chiếm được Lạc Việt thì họ phải khuếch trương vùng Cao Bằng là đất đai gốc gác của họ để lập kinh đô tại đấy chứ sao lại lập kinh đô tại vùng đất "địch"xa lạ với dân cư cũng không phải là dân gốc gác của mình. Sự khác lạ về ngôn ngữ, thủy thổ và tập quán sinh hoạt sẽ khiến lực lượng quân sự nòng cốt của nhà vua nhanh chóng suy yếu và thất bại khi bị phản kháng mạnh mẽ. Cái chuyện vua Hùng nhường ngôi cho Thục Phán với hòn đá thề chỉ là chuyện dựng lên sau này cho một giả thuyết về gốc tích đất Âu Việt không giải thích được.
   2) Đã là dân Âu Việt với trung tâm ở Cao Bằng là vùng rừng núi, người vùng núi thường rất sợ nước, Vua Thục không dại gì đưa binh lính và quan lại của mình đến đóng đô ở một vùng sông nước Cổ loa (xưa gọi vùng ấy là  Khả Lũ) như đã thấy.
   3) Nước Âu Lạc của người vùng núi, tướng lĩnh và binh sỹ chưa từng biết đến thành quách và hào lũy thế nào, không quen tấn công phòng thủ bằng thành quách thì dựng thành Cổ Loa để làm gì?
      Những câu hỏi này sẽ được trả lời hợp lý nếu người ta xem Cổ Loa là một căn cứ hải quân của những người thành thạo hàng hải và tác chiến bằng thành quách, là nơi tập kết phương tiện chiến tranh để hàng năm khi mùa gió Nồm đến thì ngược sông Hồng lên đánh Vua Hùng. Sau khi diệt được Hùng Vương thì họ lấy Cổ loa làm kinh đô luôn.


CON CHÁU LẠC LONG QUÂN Ở ĐÂU?


Người chiến thắng vua Hùng phải là những người:
       - biết và quen với thủy chiến;
       - Biết và quen với xây thành và đánh thành.
Hãy đi tìm con cháu Lạc Long Quân lưu lạc đâu đó và họ là người khá thành thạo chuyện sông nước và tác chiến thành quách vì là tập đoàn người đã bước sang nền nông ngư nghiệp vững chắc.
      Sự nghiên cứu lịch sử đĩa lý của những người đi trước chỉ ra rằng: Trước những năm 50 của thế kỷ XX, khi hiện tượng toàn cầu hóa chưa rõ rệt mạnh mẽ như hiện nay, người ta thấy trên khắp trái đất này chỉ có người Việt Nam và người "Việt" sống ở cửa sông Trường Giang là có chung nhiều điểm tương đồng: ăn nước mắm, mắm tôm, biết gói bánh chưng và làm bánh dầy. Những đặc điểm đó gợi cho các nhà sử học "khác" một sự tìm kiếm nguồn gốc người Việt là ở vùng đất Việt của Câu Tiễn xưa. Sự nghiên cứu về ngôn ngữ cũng thấy người Việt này có những nét giống người Việt như trong tiếng nói có 6 thanh điệu như tiếng Việt. Những người "Việt" ấy phải chăng là con cháu Lạc Long Quân chạy lụt từ đồng bằng Bắc bộ lên đấy sinh sống và sau này, khi nước Việt bị Sở diệt họ lại kéo nhau trở về chốn cũ để Lạc Long Quân tái hợp Âu cơ?
     Nếu đừng nghĩ Thục Phán là tên người mà giải thích theo kiểu chiết tự: Thục còn có âm "độc": độc lập, độc thân; và chữ phán (bộ chấm thủy bên trái, chữ "bán" bên phải: tách ra, bỏ đi. Hợp cả hai chữ này thì THỤC PHÁN là những người độc thân bỏ (nơi sống cũ) ra đi, họ là binh lính, là quý tộc của nước Việt bị  nước Sở chiếm đóng rời quê đi tìm nơi sống mới tự do phóng khoáng hơn và họ đã trở về nơi trước kia họ ra đi.
    Thế là Lạc Long Quân tái hồi với Âu cơ. Hiện tượng tái hồi này còn giải thích được vấn đề chủng tộc và ngôn ngữ của người Việt Nam ta có điều khác lạ mà trước đó không một ai dám nói tới vì sợ mang tiếng là Phản động!
        

5 nhận xét:

  1. Roẹt...xé tem entry mới của bác Noilieu nè....

    Trả lờiXóa
  2. Họ chạy lên hay ta chạy xuống ạ??
    Dân tộc chỉ lf khái niệm... em thấy con người bị tập tính sinh hoạt là lòng tự ái chủng tộc mù quáng mới gây nên chia rẽ, đánh nhau, tranh quyền hành , đất đai...
    Loài thú cũng vậy
    Sinh tồn là một kiểu của SINH VẬT SỐNG
    Mọi thứ trong vũ trụ
    LÀ TRÒ ĐÙA hay CUỘC CHƠI vô tiền khoáng hậy của cái gì đó. VÔ NGHĨA HẾT SỨC

    Trả lờiXóa
  3. Em đọc hết từng chữ...mà sao vẫn thấy khó hiểu thầy ạ...
    Chúc Thầy những ngày mới tốt lành ạ!

    Trả lờiXóa
  4. Dạo này cụ bận mần chi
    Mà không thấy cụ đi đi về về...

    Trả lờiXóa