31 thg 3, 2014

THĂM VIẾNG MỘ ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP

THĂM VIẾNG MỘ ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP


Thăm viếng mộ Đại Tướng Võ Nguyên Giáp là mục tiêu hàng đầu của lần hành hương về cội nguồn của đoàn TSQ VN (1952-1953). Mộ Đại Tướng ở ngay phía sau đèo Ngang - (hầm đường bộ Hoành sơn) trên đất liền nhìn ra đảo Yến trên vũng Chùa (xã Quảng Đông huyện Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình). Do trục trặc xe cộ trên đường và vào viếng anh hùng LS ở ngã ba Đồng Lộc hơi quá đà, đoàn đến nơi Đại Tướng yên nghỉ thì trời đã tối mịt, chẳng thấy được gì xung quanh. Theo đề nghị của nhiều đoàn viên mà cụ Lưu Tuấn Nga đề xuất đầu tiên, đoàn trưởng Đinh Bá Trụ quyết định sẽ vào thăm lại Vũng Chùa và chào từ biệt Đại Tướng khi đoàn trở ra. Vì thế ngày 27-3 chúng tôi mới chính thức thấy được toàn cảnh khu yên nghỉ của Đại Tướng.
        Vị trí mộ Đại Tướng theo bản đồ địa hình của Wikimapia
Cận cảnh Mộ Đại Tướng và đảo Yến (cách đó khoảng 800m) theo bản đồ wikimapia.
             Viếng mộ Đai Tướng lúc đêm tối, chỉ thấy đầy hoa
Đồng chí Đinh Bà Trụ trưởng đoàn trước mộ Đại tướng (đêm 25-3)
Từ chỗ viếng Đại tướng nhìn ra đảo Yến
Từ bải biển nhìn lên, chỉ thấy nhà treo chuông

Phía sau nhà treo chuông là đảo Yến, trước mặt là mộ Đại Tướng, ở trên cao. 
Đoàn vào viếng chỉ được cắm hương và đứng tưởng niệm sau lư hương vuông này, lư hương phía trên gần bia mộ khách hành hương không được lên, việc thắp hương do quản trang thực hiện.
Cận cảnh bia mộ và lư hương phía trên mộ.

30 thg 3, 2014

THĂM VIẾNG QUẢNG TRỊ

THĂM VIẾNG QUẢNG TRỊ
Đến Quảng Trị lần này, chúng tôi đến thăm ba nơi là địa danh cách mạng rất vĩ đại, đó là:
1) Nghĩa trang Trường Sơn
2) Thành cổ Quảng Trị;
3) Cầu Hiền Lương cũ bắc qua sông Bến Hải - giới tuyến quân sự tạm thời giai đoạn 1954 -1975.

Bản đồ một phần Tỉnh Quảng Trị và các đĩa danh đoàn TSQ đến thăm viếng.

1. VIẾNG NGHĨA TRANG TRƯỜNG SƠN
Nghĩa trang Trường Sơn nằm trên xã Vĩnh Trường, vùng đất phía nam sông Bến Hải thuộc khu phi Quân sự cũ. Nếu đi theo đường Hồ Chí Minh thì nghĩa trang nằm phía đông của con đường này. Vào nghĩa trang, trước hết các đoàn đến nhà tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh cho độc lập tự do của đất nước, sau đó mới đi đến sân tượng đài chính của Nghĩa tra và đi thăm viếng các nghĩa trang riêng cho từng tình.
 Đoàn TSQ vào nhà tưởng niệm các Liệt sỹ Trường sơn trước khi vào nghĩa trang, lần lượt từng người thắp nhang tưởng nhớ công ơn các liệt sỹ hi sinh vì độc lập thống nhất nước nhà. 
  Cụ Wansai (bên phải cột) đang vào thắp nhang
Ngoai sân nhà tưởng niệm

 Sân nghĩa trang liệt sỹ Trường sơn với các cum tượng đài bằng đá trắng và đá xanh hoành tráng
 Đai tưởng niệm Liệt sỹ chính

  Cụm tượng đá bên phải sân nghĩa tra
  
Cụm tượng đá bên trái sân nghĩa trang
Nghĩa tra trường sơn chia thành từng khu vực cho Liệt sỹ quê ở từng tỉnh khác nhau. Khu một liệt sỹ Hà nội có 469 mộ Liệt sỹ trên đồi chính (mỗi tỉnh đưa một số Liệt sỹ đại diện ở đồi này).
Kính cẩn nghiêng mình trước các Liệt sỹ 
 Thắp hương
 Đài chuông Liệt sỹ. Đoàn TSQ vào đánh một hồi chuông thỉnh vong linh các Liệt sỹ chứng giám cho lòng thành của từng người kính cẩn nghiêng mình tưởng nhớ người đã hy sinh vì đất nước

 2 THĂM THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ

Thành cổ Quảng Trị thuộc thị xã Quảng Trị cũ. Thời chiến tranh, thị xã Quảng Trị là thủ phủ của tỉnh Quảng Trị. Năm 1975, ta mở chiến dịch Quảng Trị với ý đồ giải phóng thị xã này làm thủ phủ của chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng Hòa MN VN. Đã sảy ra cuộc chiến đấu khốc liệt của quân Giải Phóng với quân đội Sài Gòn có sự yểm trợ to lớn của Không quân và Hải quân Mỹ. Kết quả quân ta diệt được hơn 16000 binh lính VNCH nhưng cũng thương vong hơn 11000 người mà vẫn không chiếm được thị xã Quảng Trị, đến khi ký hiệp định Pari về VN, Chính phủ CH MNVN phải đóng đô ở Đông Hà, còn thành cổ Quảng Trị và thị xã Quảng Trị bị bom đạn cày nát không còn mái nhà nào nguyên vẹn. 
Thành cổ QT nhìn từ ngoài vào. Thành này cũng xây lại một đoạn có tính tượng trưng.

Hai bà Mai và Hồng Liên (K3) đứng trước tượng đài trong thành cổ đang xây dựng lại.

3.THĂM CẦU HIỀN LƯƠNG TRÊN SÔNG BẾN HẢI

Cầu Hiền Lương nhìn từ bờ nam. Câu có hai đoạn, phần phía bắc thuộc VNDCCH sơn màu xanh, phần phía Nam thuộc VNCH sơn màu vàng. Hiện này cầu mới được xây to rộng hơn (bên trái lá cờ trên ảnh). Cầu cũ chỉ để tham quan kỷ niệm.

 Cụm tượng đài phía bờ nam

 


Để tự do bước qua vạch trắng này, chúng ta đã phải mất 21 năm chiến đấu gian khổ, hơn 4,5 triệu người Việt đã vĩnh viễn ngã xuống. 

  Lá cờ đỏ sao vàng trên cột cờ bờ bắc cầu Hiền Lương, niềm tự hào của miền Bắc XHCN 


 Chiếc loa khủng này trước ngày giải phóng thường xuyên truyền tin cho đồng bào phía nam sông Bến Hải
Cột cờ bờ Băc nhìn từ nhà bảo tàng vĩ tuyến 17 và khát vọng thống nhất đất nước.

29 thg 3, 2014

THĂM HANG TÁM CÔ - ĐƯỜNG 20 QUYẾT THẮNG



THĂM HANG TÁM CÔ - ĐƯỜNG 20 QUYẾT THẮNG


              Bản đồ một phần tỉnh Quảng Bình và nút giao thông đường 15, 20, 12, 1A của bing

 Lịch sử đường 20 quyết thắng
Giao thông vận tải cả đường bộ, đường thuỷ là mục tiêu đánh phá hàng đầu của giặc Mỹ. Đặc biệt, các tuyến giao thông huyết mạch: đường số 1, đường 15, đường 12 bị đánh phá dữ dội. Các điểm vượt sông quan trọng như phà Gianh, phà Xuân Sơn, Long Đại, Bến Thuỷ… Nếu chỉ có một cửa khẩu đường 12 qua nhiều trọng điểm như Khe Ve, Cổng Trời, Mụ Giạ bị địch thường xuyên đánh phá ác liệt luôn bị tắc đường, nhất là vào thời tiết mưa lũ, đường sình lầy thì không thể đảm bảo chi viện đáp ứng kịp thời cho chiến trường. Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định cho mở thêm tuyến đường 20 Quyết Thắng để phá thế độc tuyến đường vượt khẩu 12A và rút ngắn độ vận chuyển từ phía Bắc xuống đường 9. Tháng 12 năm 1965, lệnh khởi công mở đường 20. Sau bốn tháng thi công, ngày 05 tháng 05 năm 1966, đường 20 - con đường của tuổi trẻ, con đường của ý chí, quyết tâm chiến thắng giặc Mỹ xâm lược, quyết tâm giành thắng lợi trên mặt trận giao thông vận tải đã được hoàn thành với chiều dài 123 km, xuyên qua đại ngàn Trường Sơn, xuất phát từ Phong Nha (Quảng Bình) nối liền với đường 128 B ở ngã ba Lùm Phùm thuộc huyện Bu-La-Pha, tỉnh Khăm Muộn (Lào).
      Ngày 14.11.1972, máy bay giặc ập đến dội bom bắn phá ác liệt trên tuyến đường 20 nhằm ngăn cản sự chi viện cho miền Nam. Lúc đó, 8 TNXP cùng quê Hoằng Hóa, Thanh Hóa gồm 4 nam và 4 nữ đang làm nhiệm vụ giữ huyết mạch giao thông đã vào hang Tám Cô trú ẩn; không may bom đánh 1 khối đá khổng lồ rơi xuống lấp miệng hang. Những ngày sau đó, đồng đội đã dùng mọi cách để kéo khối đá ra nhưng đành bất lực và 8 TNXP đã ra đi mãi mãi. Mãi đến năm 1996, người ta mới phá đá cửa hang, tìm thấy nhiều di vật cũng như hài cốt của các TNXP anh hùng. Địa phương đã xây cất 1 ngôi đền bên cạnh để hương khói, thờ cúng các anh hùng liệt sĩ trên tuyến.
Hang Tám cô và những huyền thoại
     Đầu năm 2009, đúng năm kỷ niệm 50 năm đường Trường Sơn huyền thoại thì cây chuối rừng trước cửa hang trổ hoa đơm trái khiến cho các nhân viên, chiến sĩ trông giữ khu di tích ở đó rất vui. Nải thứ nhất, thứ hai rồi thứ năm, sáu, rồi đến nải thứ 8 và dừng lại, không đậu thêm nải nào nữa, dù hoa vẫn ra liên tục.
    Đêm 19.5.2009, trong lễ kỷ niệm 50 năm đường Trường Sơn tại khu vực đền tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ, đúng lúc trung tướng Đồng Sỹ Nguyên kết thúc phát biểu và tất cả mọi người nghiêm trang hướng về đền mặc niệm, thì từ trong hang vang lên 3 tiếng kêu to của loài tắc kè. Sáng ra, bảo vệ tìm thấy sau tủ đựng sổ ghi lưu bút có 1 tổ tắc kè với những quả trứng dính vào bức tường thành 1 vòng cung. Và lần nữa mọi người ngạc nhiên vì có đúng 8 quả trứng. Sau đó trứng nở ra 8 con tắc kè con khỏe mạnh.
Sự trùng hợp kỳ diệu
      Những ngày trước và sau lễ kỷ niệm 50 năm đường Trường Sơn, rất nhiều đoàn khách đến dâng hương tại đền tưởng niệm. Một đoàn khách đến từ Hà Nội đang kính cẩn dâng hương tại hang 8 TNXP, thì một chị trong đoàn bỗng òa khóc và nói đầy hờn trách: “Ở Hà Nội vào mà sao không mua cho chúng em mấy cái gương?. Mọi người nghĩ lại, ngày xưa, các cô gái ở miền Bắc đi vào chiến trường thường mang theo gương lược để sử dụng. Sau đó, đoàn cử người ra chợ xã Sơn Trạch mua gương lược vào dâng lên bàn thờ trong hang, lúc sau chị đi cùng đoàn mới hồi tỉnh lại bình thường.
     Một chuyện khác, có lần, đoàn cán bộ phụ nữ quê ở Thanh Hóa vào thắp hương ở hang. Lúc đó, bỗng nhiên một phụ nữ ngồi bệt xuống dưới gốc cây “mối tình Trường Sơn”. Thấy thế, mọi người gọi, gọi mãi chị vẫn không ngồi dậy. Khi trưởng đoàn đến xem sao thì chị ôm mặt khóc nức nở và nói: “Ngoài quê vào mà không có nổi một vòng hoa à?”. Nghe thế, vị trưởng đoàn ngớ người hỏi vòng hoa gì?, chị này tiếp tục khóc: “Chúng em không cần anh chị mang lễ lạt gì, chỉ mong một vòng hoa thôi” và nhất quyết không chịu lên xe. Mọi người trong đoàn hiểu sự tình liền cho xe đi mua vòng hoa mang về dâng cúng. Khoảng 2 tiếng đồng hồ sau, chị kia mới đồng ý lên xe.
    Còn có nhiều câu chuyện linh thiêng khác, như cách đây hơn 10 năm, một đoàn cán bộ vào lấy tảng đá ở cửa hang về đặt tại một khu tưởng niệm. Đá được cẩu lên, xe chạy được chừng 100m thì dừng lại, mặc cho tài xế thử hết cách nhưng chiếc xe cứ trơ ra. Đoàn vội mua 8 quả trứng luộc mang đến thắp hương tại cửa hang, xin giúp đỡ... Sáng hôm sau, dù không làm gì cả nhưng chiếc xe vẫn nổ và chạy một cách bình thường. Sau này, chuyện những xe đề không nổ vì chủ xe không chấp hành nội quy đền tưởng niệm thì xảy ra như cơm bữa.
     Thêm một kỳ lạ là mùa hè năm 2008, người ta thi công sân khấu để làm lễ kỷ niệm 5 năm ngày đón chứng nhận Di sản thế giới cho Phong Nha-Kẻ Bàng. Sân khấu làm xong, chuẩn bị chờ khai diễn thì trời bỗng nổi mưa gió ầm ầm giữa trưa hè. Mọi chuyện coi như tan tành. Lúc đó, những người tổ chức mới vào đền tưởng niệm khấn vái các anh các chị. “Thế mà linh, chỉ vài tiếng đồng hồ trước khi lễ diễn ra, trời bỗng dừng mưa gió. Công nhân lao vào sửa chữa lại sân khấu và mọi thứ. Và buổi lễ thành công như mong đợi”, một cán bộ ở Phong Nha-Kẻ Bàng nhớ lại.

Đoàn TSQ VN thăm viếng khu di tích hang Tám Cô
            
Nơi đoàn ra đi từ sáng sớm ngày 26-3-2014
 Đền thờ - nhà tưởng niệm bộ đội và TNXP đã anh dũng hy sinh bảo vệ đường 20. Đoàn TSQ làm lễ tưởng niệm trong không khí và nghi thức hết sức trang nghiêm của đền thờ.
 Cận cảnh đền thờ - nhà tưởng niệm
Nơi thờ phụng tám liệt sỹ TNXP và 5 chiến sỹ pháo binh trong hang Tám Cô

Chụp ảnh kỷ niệm trước cửa hang Tám cô. Bìa phải là cụ LTN. Người thứ hai bên phải là Chiến sỹ thi đua Toàn Quốc tuyên dương năm 1951 bác Sỹ Hùng.

THĂM VIẾNG NGÃ BA ĐỒNG LỘC VÀ HANG TÁM CÔ

THĂM VIẾNG NGÃ BA ĐỒNG LỘC VÀ HANG TÁM CÔ

Lời NoiLieuhaha: Đoàn hành hương về cội nguồn của Thiếu sinh quân Việt Nam (1952 - 1953) được tổ chức vào các ngày 25, 26, 27 tháng 3 năm 2014 gồm 44 người dưới sự chỉ huy và điều hành của đại tá Đinh Bá Trụ, hầu hết thành viên của đoàn đã thuộc diện "xưa nay hiếm"; Đoàn dự định thăm viếng Ngã ba Đồng Lộc, viếng mộ đại tướng Võ Nguyên Giáp, thăm viếng hang Tám Cô, Nghĩa trang Liệt sỹ Trường Sơn, thành cổ Quảng Trị, cầu Hiền Lương trên sông Bến Hải và kết hợp thăm danh thắng Phong Nha-Kẻ Bàng. Mang biểu trương Thiếu sinh Quân Việt Nam, lại được "quý nhân phù trợ" nên qua các tỉnh Nghệ An, Quảng Bình đã được tiếp đón nồng hậu, ăn ở không mất tiền mà lại rất thịnh soạn. Đến Quảng Trị, đoàn không dám phiền hà UB và tỉnh ủy nữa, cứ lặng lẽ đến và lặng lẽ đi, nhưng cũng được nàng Bạch Dương hết lòng quan tâm đến thăm (NL và LTNga) và tặng quà.
                   Một cuộc đi thật tuyệt vời.

 

Đi gần Vinh thì xe nổ lốp, cũng ngạc nhiên vì bây giờ kỹ thuật tiến bộ: Từ kích xe, vặn bulong lốp đều dùng máy.

A THĂM VIẾNG NGÃ BA ĐỒNG LỘC VÀ HANG TÁM CÔ

     Năm 1968, sau tết Mậu Thân, Mỹ phải tuyên bố ngừng ném bom Miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở lên nhưng lại tập trung đánh phá ác liệt vùng "cán xoong" (từ vĩ tuyến 19 trở vào) nhằm triệt phá chân hàng và sự vận chuyển quân, tiếp tế hàng của Miền Bắc đối với Miền Nam. Đây là vùng được gọi là chiến trường A2 với sự đánh phá vào loại ác liệt nhất của KQ Mỹ trong chiến tranh phá hoại của của giặc Mỹ. Tại "cán xong" này ta có 3 sư đoàn Phòng Không với 9 trung đoàn cao xạ; 4 trung đoàn tên lửa (có trung đoàn mà NL tham gia chiến đấu ở đấy) và một trung đoàn không quân tiêm kích và nhiều trung đoàn cao xạ của QK4, binh đoàn 559, dưới sự chỉ huy của "Bộ Tư Lệnh đảm bảo giao thông" do Bộ trưởng bộ GTVT Phan Trọng Tuệ làm tư lệnh, đồng chí Lê Quang Hòa (Phó CN TCCT) làm chính ủy, Đinh Đức Thiện làm phó tư lệnh, chủ tịch tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, thủ trưởng bộ GTVT, bộ Tư lệnh PKKQ, bộ TL QK4, cục vận tải là ủy viên. Với lực lượng hùng hậu và sự tổ chức thống nhất chặt chẽ của lực lượng đảm bảo GT chiến trường A2, tuy gặp nhiều khó khăn do không quân địch đánh phá ác liệt, do thời tiết khắc nghiệt, chúng ta đã giữ vững mạch máu giao thông, chi viện kịp thời cho tiền tuyến.
      Trong thành công đảm bảo giao thông thông suốt trong chiến trường A2, có nhiều tấm gương hy sinh anh dũng của bộ đội, thanh niên xung phong mà sự hy sinh của 10 cô gái TNXP ở ngã ba Đồng Lộc là một trong vô vàn sự hy sinh anh dũng cảm động đó. 
      Ngã ba Đồng Lộc là giao điểm của quốc lộ 15A và tỉnh lộ 2 của Hà Tĩnh nằm trên địa bàn thôn 7, 8, 9 của xã Đồng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, trên đường mòn Hồ Chí Minh xuyên qua dãy Trường Sơn. Đây là một trong những điểm giao thông quan trong trong chiến tranh, cho nên Mỹ đã tập trung nhiều máy bay thả bom nhằm cắt đứt đường tiếp tế của người dân miền Bắc cho chiến trường miền Nam. 
     Nơi đây có một tiểu đội thanh niên xung phong có nhiệm vụ canh giữ giao điểm, phá bom và sửa đường thông xe khi bị bom phá. Tiểu đội 4 gồm 10 cô gái trẻ, tuổi từ 17 đến 24.        Ngày 26 tháng 7 năm 1968, trận bom thứ 15 trong ngày dội xuống Đồng Lộc, 1 quả bom rơi xuống ngay sát miệng hầm, nơi 10 cô đang tránh bom. Tất cả đã chết khi tuổi đời còn rất trẻ, phần lớn trong số họ chưa lập gia đình.
     Ngày 23/7/2009, Uỷ ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức lễ khởi công phụng tượng 10 nữ thanh niên xung phong ngã ba Đồng Lộc", ngày 19/8/2010 đã tổ chức trọng thể lễ khánh thành cụm tượng đài. Công trình phụng tượng 10 nữ thanh niên xung phong ngã ba Đồng Lộc là công trình có giá trị lịch sử, tâm linh sâu sắc, được xây dựng bằng sự tự nguyện đóng góp của các các viên chức ngành giáo dục, học sinh, sinh viên trong cả nước.
     Từ năm 2010 tại đây cũng xây dựng tượng đài, đài tưởng niệm các liệt sỹ Thanh niên xung phong của cả nước. Từ đây, NGÃ BA ĐỒNG LỘC không chỉ là nơi tưởng niệm mười cô gái TNXP ở ngã ba này mà còn là nơi ghi công trạng to lớn và sự hy sinh quả cảm của hàng vạn TNXP trong cả nước trong ba cuộc kháng chiến cứu nước của dân tộc.


                                   Ngã ba Đồng Lộc trên bản đồ
Ngã ba Đồng Lộc: Sự chiến thắng của ý chí Việt trước sức mạnh bom đạn của Không Quân Mỹ
Bom Mỹ được ghép thành chiếc máy bay khổng lồ (1)
Bom Mỹ được ghép thành chiếc máy bay khổng lồ (2)
Nhà bia tưởng niệm Liệt sy TNXP
Đài tưởng niệm các Liệt sỹ Thanh niên xung phong của cả nước.
    
Đài tưởng niệm Mười cô gái TNXP ở Đồng Lộc. Hôm nay trước ngày 26-3 - ngày thành lập Đoàn Thanh niên CS HCM nên ở đây ngoài đoàn TSQ VN còn có nhiều khách khác đến thăm viếng.

Đoàn Thiếu sinh quân thắp hương tưởng niệm MƯỜI CÔ GÁI ĐỒNG LỘC
Mộ phần 10 cô gái Đồng Lộc
Hai nữ TSQ VN chụp ảnh kỷ niệm trước tượng đài Thanh Niên xung phong
Văn Dũng, Hồng Liên, Dần và các n TSQ VN
NL cũng chập một cái để chứng tỏ mình là.. TSQ và có đến đấy.
 Vì thời gian có hạn và nhiều hình ảnh báo mạng đã đưa lên nhiều (như nhà lưu niệm, tượng đài chiến thắng, hố bom các cô gái đã hi sinh..) nên NL không chập và đưa vào đây.