15 thg 3, 2015

TƯỚNG QUÂN ĐOÀN THƯỢNG LÀ AI?

TƯỚNG QUÂN ĐOÀN THƯỢNG LÀ AI?
                           (Tài liệu sưu tầm từ Tintuc 24h và  ĐVSKTT)
1. THÀNH HOÀNG LÀNG NÉM THƯỢNG LÀ TƯỚNG CƯỚP
      Hàng năm vào ngày 05 và 06 tháng giêng, làng Ném Thượng (bây giờ là Phường Khắc Niệm) diễn hội CHÉM LỢN “nhằm tưởng nhớ công ơn ngài Đoàn Thượng sau khi đánh thắng giặc, ngài đã về đây giết lợn khao quân. Người dân làng đã vinh danh ngài là thành hoàng làng và lễ hội là để tưởng nhớ vị thành hoàng làng này”.
       Theo cuốn sách HỘI HÈ ĐÌNH ĐÁM của nhà nghiên cứu Văn hóa Toan Ánh (in tại nhà in Sao Mai, Thủ Đức, phát hành ngày 1/11/1974) viết rằng: “Thành hoàng làng Ném Thượng là một tên tướng cướp có tên Lý Công. Một hôm Lý Công đi ăn cướp, bị dân chúng và khổ chủ đuổi đánh ráo riết chạy đến núi Nghè gần làng Niệm Thượng ẩn núp, dân chúng tìm không ra. Nhưng biết họ Lý ẩn ở trên núi, nên cùng nhau vây quanh ngọn núi canh chừng.
         Bị vây, ẩn mãi trên núi, tên cướp họ Lý không có gì ăn đang lo chết đói. May thay giữa lúc đói lòng, một con lợn lớn không hiểu từ đâu đi tới. Tướng cướp sẵn dao dài trong tay, chém một nhát ngang mình lợn, con lợn bị chặt làm đôi, đầu với hai chân trước rời khỏi mình. Chém xong y lột bì lợn bỏ đi lấy thịt ăn sống. Không thấy thần tích nhắc tới, sau này Lý công bị chết ra sao, chỉ biết khi chết gặp giờ linh nên được dân làng Niệm Thượng thờ làm Thành Hoàng”….
2. THÀNH HOÀNG LÀNG NÉM THƯỢNG LÀ ĐOÀN THƯỢNG
       Ông Nguyễn Văn Chương – Phó Chủ tịch UBND phường Khắc Niệm (LÀNG NÉM THƯỢNG cũ) cho hay, các thế hệ đi trước trong tổ dân phố Thượng đều truyền lại rằng, đình làng thờ vị tướng quân Đoàn Thượng chứ không hề có tích nào nhắc đến thờ tướng cướp.
        Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Đoàn Thượng là người cùng bú bà vú với vua Lý Huệ Tông lúc ông vua này còn nhỏ (có lẽ vì thế được coi như anh em nuôi với vị vua này. NL bình luận). Năm 1212, giặc cướp nổi lên khắp nơi, Huệ Tông sai Đoàn Thượng chiêu mộ dân châu Hồng (nay là các huyện Tứ Lộc, Ninh Thanh, Cẩm Bình, Hương Yên và một phần đất thuộc huyện Mỹ Văn thuộc tỉnh Hải Dương) đi bắt giặc cướp.
3. TƯỚNG QUÂN ĐOÀN THƯỢNG CŨNG LÀ TƯỚNG CƯỚP.
      Được sắc chỉ vua ban, mang danh chịu mệnh vua đi bắt cướp, Đoàn Thượng thừa thế tự tiện làm oai làm phúc, không ai dám nói gì, Sau tội trạng đã rõ, bị bắt về kinh (?) giam vào ngục để hỏi tội. Thượng rút gươm, cởi trần chạy về châu Hồng, nhóm họp bè đàng, đắp thành xưng vương, cướp bóc lương dân, triều đình không thể ngăn nổi.
      Năm 1220, Nguyễn Nộn được sai đi bắt giặc cướp ở châu Quảng Oai, y chiếm hương Phù Đổng, tự xưng Hoài Đạo Vương cướp bóc dân mấy châu phía bắc kinh thành.
      Năm 12 24, Lý Huệ Tông bị bệnh điên chữa mãi không khỏi, phải nhường ngôi cho Công chúa Thuận Thiên. Công chúa lên ngôi lấy hiệu là Chiêu Hoàng, mọi quyền hành rơi vào tay Trần Thủ Độ lúc ấy là Điện tiền chỉ huy sứ quản lĩnh các quân điện tiền hộ vệ cấm đình. Trần Thủ Độ dùng mưu ép Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho cháu mình Trần Cảnh. Nhà nước vào tay họ Trần. Trần Cảnh lên làm vua xưng là Thiện Hoàng (Trần Thái Tông) nhưng buổi đầu đất nước vẫn loạn lạc lớn: Đoàn Thượng giữ mạn Đông (Hưng Yên, Hải Dương), Nguyễn Nộn giữ mạn Bắc, các châu Quảng Oai (vùng Chương Mỹ Hà Nội), Đại Hoàng (vùng Hoàng Long Ninh Bình ngày nay) vẫn chưa được dẹp yên. Tháng 2 Năm 1226, Trần Thủ Độ đem quân đi dẹp hai tướng cướp này nhưng không dẹp được, vua Trần đành phải phong cho Nộn làm Hoài Đạo Vương, cũng hẹn phong vương cho Đoàn Thượng, định ngày đến thề, nhưng Thượng không đến.
      Tháng 12, Nguyễn Nộn đem quân đánh Đoàn Thượng, giết được Thượng, gộp quân sý và tài sản, trâu ngựa của Thượng ở Hồng Châu vào tạo thanh thế rất lớn. Từ đó y ăn chơi chè chén bừa bãi, đến tháng 3 năm 1229 thì ốm chết, từ đấy Đất Đại Việt được bình yên, nhà Trần bắt đầu các công việc phục hưng đất nước. (trích từ ĐVSKTT)
       Như vậy Nộn và Thượng đếu là giặc của Triều Lý và Triều Trần. Giặc cướp Thượng bị giặc Nộn giết chứ chẳng phải anh hùng cứu quốc gì.
4. VIỆC HỘI HÈ CÚNG BÁI DÂM THẦN BỊ CẤM TỪ THỜI MINH MẠNG.
      Dân Việt ta xưa nay thờ cúng Phúc Thần (là những người có công với nước với dân nhưng đã qua đời) và cũng thờ cả Dâm Thần là những thần nhảm nhí do mê tín dị đoan sinh ra, những ác thần làm nhiều hại cho dân như giặc cướp, ác thần gây lụt lộị, hoả hoạn, hạn hán, dịch bệnh…. Đến thời Minh Mạng Triều Nguyễn, nhà vua có chiếu chỉ cấm ngặt thờ cúng dâm thần. Tất cả đình miếu thờ dâm thần đều phải phá bỏ hoặc trục xuất dâm thần khỏi những nơi thờ cúng đó. Không thờ cúng hội hè lễ bái các dâm thần thì tầng lớp cường hào nông thôn không có cớ để bóp nặn dân đánh chén, Các sỹ phu Bắc Hà bèn nghĩ ra kế hối lộ quan huyện, lập khống thần tích các lễ hội và đền miếu thờ dâm thần. Những Nam Dâm Thần biến thành các tướng của Vua Hùng, các tướng quân đánh quân Nguyên của Triều Trần; Các nữ dâm thần thì biến thành nữ tướng của Hai Bà Trưng, Bà Triệu. Triều đình ở xa không đủ lực lượng đi kiểm tra xác minh, dựa theo sớ tâu của các huyện quan mà phong thần cho các nơi. Thế nên người ta thấy khắp vùng đồng bằng trung du Bắc Hà nườm nượp các đền miếu thờ Vua Hùng, tướng của Vua Hùng, nữ tướng của Hai Bà Trưng mà gốc gác của nó là đền miếu thờ dâm thần như con giải thành tinh, thờ Phạm Nhan, thờ tướng giặc không đầu… Làng Ném Thượng trước đây là thờ tướng cướp họ Lý (Lý Công) nhưng đến thời Minh Mạng phải tâu khai là thờ Đoàn Thượng là thành hoàng làng để nhà vua phong Thần cho, nhưng cả làng và vua quan Triều Nguyễn cũng không phát giác ra một điều là Đoàn Thượng cũng là giặc cướp thời nhà Lý – Trần.
     Nhà nước VN bây giờ định đến năm 2030 xây dựng VIỆT NAM thành quốc gia có nền công nghiệp tiên tiến nhưng về văn hoá cứ để lễ hội tào lao diễn hoài thì văn hoá Việt Nam chắc chắn thụt lùi tới 200 năm, không bằng triều vua Minh Mạng.

11 thg 3, 2015

LA GIOCONDA : “MONA LISA” ĐẸP Ở CHỖ NÀO?

LA GIOCONDA : “MONA LISA”

đẹp ở chỗ nào?
                                                       12. 01. 13 - 8:03 am Họa sĩ Đức Hòa

Lời NL Đi lang thang, tìm được trang này : http://soi.today/?p=96963 có bài về Mona Lisa, NL vốn dốt về hội hoạ, mang về châm cứu học tập. Bạn nào cùng thích, xin mời! Xin cám ơn chủ nhân trang web Soi.today/*
Đẹp là một khái niệm hấp dẫn nhưng rất khó thống nhất. Đẹp có thể cụ thể như số đo 3 vòng trong các cuộc thi Hoa hậu mà cũng có thể nhân tâm tùy thích như lời các cụ dạy. Chẳng ai bắt buộc được ai phải cùng thấy và thích cái đẹp giống y như mình bởi ý thích mỗi người là khác nhau. Thậm chí kể cả cô gái có số đo 3 vòng đều chuẩn cũng chưa chắc đã được coi là đẹp. Tuy nhiên, thi thoảng cũng có vài cái sự đẹp may mắn được đa số tán đồng. Trong lĩnh vực hội họa thì bức tranh La Gioconda của Leonardo da Vinci có lẽ cũng may mắn như vậy. Và dù cái Đẹp chưa bao giờ có quy chuẩn chắc chắn và duy nhất, người ta vẫn có thể bình xét. Trong trường hợp này, với một tác phẩm mỹ thuật, chúng tôi dự tính xét theo 2 hướng: ngoài chuyên môn và trong chuyên môn.
A. Bình xét theo những lý do ngoài chuyên môn
1. Đẹp vì danh tiếng lẫy lừng của tác giả

         Vâng, đó chính là nhà khoa học và nghệ sĩ thuộc loại nổi tiếng nhất không chỉ của thời Phục Hưng mà còn của toàn bộ nền văn minh nhân loại. Ông để lại cho đời vô số phát minh và nghiên cứu, dù không hẳn đã thành công và hoàn thiện hết, nhưng luôn được tất cả các trí thức đời sau ngưỡng mộ. Do tài năng kiệt xuất lại đa dạng nên ông có quá nhiều mối quan tâm để nghiên cứu, sáng tạo và đạt thành tựu trên hầu hết các lĩnh vực. Với khoa học, ông đã khai sinh môn Phỏng sinh học và đặt nền móng cho môn Khí động học. Với kỹ thuật, ông từng thiết kế pháo đài, cầu cống, máy bay trực thăng, tàu lượn, tên lửa, máy bắn đá, xe tăng, sư tử máy.v.v… Với nghệ thuật, ông góp phần quan trọng đặt nền móng cho các môn Giải phẫu tạo hình, Hình họa, luật Xa gần…Ngoài tài chẵn về mặt khoa học và nghệ thuật, ông còn có vô số tài lẻ ở trình độ quái kiệt đến mức gây kinh ngạc và mê hoặc lòng người: ông là nhạc công chơi đàn luýt xuất sắc, hát rất hay trong khi rất thích viết ngược bằng cả hai tay để bắt tất cả những ai muốn đọc thì đều phải soi gương cho chữ xuôi trở lại! Mọi sản phẩm sáng tạo của ông, trong đó có những bức tranh, đều là những kỳ công rất đáng chiêm ngưỡng. Chúng đã đẹp còn đẹp hơn nhờ danh tiếng lẫy lừng của tác giả.
2. Đẹp vì đẳng cấp đệ nhất thế giới của Bảo tàng Louvre

Bức tranh Mona Lisa được treo trong bảo tàng Louvre.
Đó là bảo tàng nghệ thuật thuộc loại lớn nhất thế giới với bộ sưu tập tác phẩm mỹ thuật chất lượng nhất thế giới. Trước đây, khi thủ đô nước Pháp còn là thủ đô nghệ thuật của cả địa cầu thì Louvre luôn đứng đầu danh sách các bảo tàng sang trọng nhất. Giờ đây, Paris đã mất địa vị ấy nhưng Louvre vẫn luôn đón lượng khách tham quan vượt trội so với mấy bảo tàng lẫy lừng khác. Thống kê cho biết năm 2011 vừa qua, Louvre đón được hơn 8,8 triệu khách trong khi thứ nhì là Bảo tàng Anh đón được 5,8 triệu và thứ ba là Bảo tàng Metropolitan ở New York chỉ đón được 5,2 triệu khách.

                              Bảo tàng Louvre
       Với 400 phòng trưng bày thường xuyên, Louvre luôn kiêu hãnh giới thiệu bộ sưu tập kỳ vĩ của họ mà trọng tâm là các tác phẩm nghệ thuật cổ đại và Phục Hưng. Mọi du khách khi đến Pháp đều có ước vọng leo lên tháp Eiffel và tham quan Bảo tàng Louvre, mà đã vào Louvre thì ai nấy đều muốn xem mặt bằng được nàng Mona Lisa! Đó cũng là Ưu tiên 1 và Đầu bảng danh sách kiệt tác của bảo tàng. Mỗi lần Louvre tự quảng cáo thì bao giờ hình ảnh Mona Lisa cũng xuất hiện trước tiên. Tranh đẹp lại càng đẹp hơn khi đứng đầu đẳng cấp Đệ nhất thế giới bảo tàng.
3. Đẹp vì được vua của một cường quốc văn hóa mua với giá cao ngất!

      Vua Pháp mua bức La Gioconda năm 1519 (hoặc 1518). Đấy là hồi đầu thế kỷ XVI, thế kỷ mà Pháp bắt đầu quá trình trở thành cường quốc ở Tây Âu. Tất nhiên ở đó không chỉ có Pháp mà còn có cả Anh, Đức, Tây Ban Nha – và Pháp không phải là mạnh nhất về quân sự. Thế nhưng sự chịu chơi về mặt văn hóa nghệ thuật thì Pháp lại vượt xa các nước kia và chỉ thua kém Ý chút ít. May thay Ý lại đang bị chia cắt thành nhiều tiểu quốc nên vị thế kém hẳn và đành bị Pháp vượt mặt vào các thế kỷ sau. Thậm chí Pháp đã trở thành Cường quốc số 1 thế giới về Văn hóa Nghệ thuật suốt các thế kỷ XVII, XVIII, XIX và nửa đầu thế kỷ XX. Điều ấy đồng nghĩa với việc vua hay tể tướng Pháp đã mua tranh nào thì tranh ấy chắc chắn phải đẹp! Đương nhiên đẹp nhất trong số đó phải là tranh La Gioconda vì đã được mua với giá 4000 đồng tiền vàng. Đó là cái giá trên trời, có thể gây khiếp đảm cho mọi người vì tranh rất bé, chỉ cỡ 77 x 53cm thôi.
     Cùng thời Phục Hưng còn nhiều tranh nổi tiếng khác, cũng có giá rất đắt nhưng kích thước thì quá to như tranh trên vòm trần Thánh đường Sixtine của Michelangelo (13 x 36m), tranhTrường Athen (3m03 x 7m70) và Madona Sixtine (2m63 x 1m96) cùng của Rafaello, tranhPrimavera (2m03 x 3m14) và Vệ nữ giáng sinh (1m72 x 2m78) cùng của Botticelli, tranh Đêm thiêng của Coreggio (2m56 x 1m88). Như vậy chỉ có bức La Gioconda đắt nhất vì mỗi cm vuông của nó được trả suýt soát 1 đồng tiền vàng! Đấy là chưa kể theo quy luật tiền-hàng-tiền của tư bản thì các tranh trên vòm trần Sixtine của Michelangelo và Trường Athen của Raffaello phải bị loại vì bất động sản (nhà cửa) không vận chuyển được thì buôn bán và nâng giá làm sao đây?

4. Đẹp vì gây tò mò nhiều nhất

       Cả thế giới phương Tây sửng sốt vì vụ mất cắp năm 1911. Tranh bị trộm cắp thì nhiều nhưng toàn vì lý do tiền bạc. Lần này tên trộm Peruggia lại lấy tranh nhân danh lòng yêu nước mới thật là cao siêu! Tất nhiên cuối cùng tranh vẫn trở về Pháp nhưng công luận mãi mãi tò mò về trường hợp mất cắp đặc biệt này.
       Mặt khác, như đã trình bày ở trên, bức La Gioconda và nhân vật Mona Lisa đã gây ra muôn vàn thị phi mà điều đáng nói ở đây là các thị phi này chưa bao giờ dứt: cứ mỗi năm lại có thêm hàng chục nghi vấn mới, dù đa số tào lao nhưng đủ gây tò mò cho cả thế giới. Có người lý giải vì tranh đẹp quá nên gây ra nhiều ghen ghét.

5. Đẹp vì nổi tiếng nhất và giá đắt nhất thế giới 
       La Gioconda là bức tranh duy nhất mà chính phủ của 3 siêu cường là Mỹ, Nhật và Liên Xô phải bỏ tiền ra thuê riêng, bày riêng để cho quốc dân xem. Báo chí cho biết dù ở New York, Washington DC, Tokyo hay Mockva thì dân chúng cũng đều phải xếp hàng rồng rắn đến xem và hôm nào cũng có người phải khóc nức nở ra về vì tối rồi mà vẫn không đến lượt! Vậy thì đương nhiên đó phải là bức tranh nổi tiếng nhất thế giới – mà từ nổi tiếng nhất đến đẹp nhất thường chỉ cách nhau có một ly!
       Năm 1962 tranh được hai bên Mỹ- Pháp nhất trí định giá bảo hiểm 100 triệu USD. Năm 2009 các nhà nghiên cứu tính lại, có bù trượt giá thì nó vọt lên tới 700 triệu USD! Chắc chắn đó là kỷ lục thế giới mọi thời đại cho giá tiền một bức tranh. Mức giá khủng khiếp ấy làm câm nín mọi phản bác. Đa số tuyệt đối nhất trí tin rằng nó đẹp nhất thế giới! Bất cứ ai chê đều bị cho là ấm đầu, cùn hay nhẹ nhất cũng là thiếu hiểu biết…
B. Bình xét trên cơ sơ chuyên môn
Có khá nhiều tiêu chí chuyên môn nhưng chúng tôi xin bỏ qua các tiêu chuẩn cơ bản kiểu “sạch nước cản” mà chỉ tập trung vào những gì căn bản nhất hoặc vượt trội, trên tầm nghệ thuật của kiệt tác này.
1. Giá trị ĐỘC BẢN
Nếu tác phẩm Văn chương, Âm nhạc, Sân khấu, Điện ảnh có thể in ra, diễn đi, chiếu lại hàng nghìn, hàng vạn lần mà người xem vẫn thấy hài lòng thì với Hội họa không ai dám khoe đã xem phiên bản của một bức tranh. “Đã xem bản gốc chưa mà đòi vênh?” – đồng nghiệp sẽ hỏi như vậy. Tất nhiên văn, nhạc, kịch, phim cũng có bản gốc viết tay của tác giả nhưng nếu không in ra hay không trình diễn hoặc trình chiếu thì chắc chẳng ai xem (trừ gián điệp và tòa án). Chỉ có Hội họa (và phần nào đó của Điêu khắc – chúng tôi sẽ bàn vào dịp khác) là ngành nghệ thuật duy nhất có tiêu chí Độc bản (hoặc Nguyên bản). Mọi tranh chép và in, dù đẹp đến đâu chăng nữa, cũng đều bị coi là hạng nghiệp dư và chỉ dùng để tham khảo vì dấu ấn sáng tạo và thực chất đã không còn!
       Mặt khác, vẫn theo quy luật tiền-hàng-tiền của tư bản thì AI LÀ CHỦ SỞ HỮU CỦA BỨC TRANH GỐC sẽ giá trị hơn nhiều so với chủ sở hữu của văn bản gốc hay bản nhạc gốc, kịch bản gốc vì tranh gốc chắc chắn là tác phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh, còn văn-nhạc-kịch-phim buộc phải in-diễn-chiếu mới trở thành tác phẩm hoàn chỉnh, mới có công chúng.
           Như thế thì bức tranh La Gioconda trong Bảo tàng Louvre là báu vật độc nhất vô nhị. Ai thích thì phải đến tận nơi mà xem tận mắt. Giả sử có bức thứ 2 tương tự thì ai còn trả 4000 đồng tiền vàng hay bảo hiểm 100 triệu USD làm gì nữa? Tiền cực đắt là vì người ta đành cắn răng trả cho báu vật duy nhất ở tầm cỡ thế giới, ở đây có lẽ là bức tranh đẹp nhất.
2. Đẹp vì tranh và nhân vật rất CÓ THẦN, như muốn tâm tình với khán giả
Tiêu chuẩn số một của tranh chân dung là phải giống, bất kể tác giả của nó theo trường phái nào: Hiện thực, Ấn tượng hay Lập thể… Thế mà tự các họa sĩ đều biết- nếu vẽ chân dung thì đa số sẽ vẽ chỉ nhang nhác là cùng vì chưa đủ trình độ chủ động diễn hình; thiểu số khá hơn sẽ vẽ giống ngoài mặt; chỉ rất ít họa sĩ có thể vẽ không những giống mà còn CÓ THẦN. Đây là từ chuyên môn của giới mỹ thuật, xin các độc giả tạm hiểu điều đó là NHÂN VẬT có NỘI TÂM, có THẦN THÁI và CÁ TÍNH, TRANH HẤP DẪN.
       Cụ thể trong bức La Gioconda thì nhân vật ở thế đối diện với khán giả và dù câm lặng vĩnh viễn thì nàng Mona Lisa vẫn luôn có cái nhìn tươi tắn đầy gợi cảm như muốn đối thoại kiểu tâm tình với người xem. Những ai yêu thích thể loại tranh chân dung đều biết có vô vàn cách biểu hiện mặt mũi trong tranh nhưng cái cách mà nàng Lisa dịu dàng, đằm thắm, đầy nữ tính với cái nhìn tinh tế như thấu tận tâm can của mỗi người xem thì cực hiếm trong thể loại này. Đó chính là cái THẦN ít khi có được. Ngay cả với họa sĩ lớn cũng chỉ khi nào họ thăng hoa mới có thể xuất thần mà vẽ có thần.

Minh họa giả thuyết nghi vấn tác giả tự vẽ mặt mình trong dạng nữ hóa.
Trích đoạn so sánh hai khuôn mặt của tranh gốc (trên) và bức Islewoth Mona Lisa (dưới).
3. Đẹp vì có thứ tự ưu tiên về đậm nhạt, làm nổi bật gương mặt và cơ thể phụ nữ
      Toàn bộ tranh màu sẫm, do vậy mà mặt và phần ngực trên – với màu sáng – đã nổi bật trên trục dọc chính giữa bức tranh. Hai mảng này càng nổi hơn khi được bao quanh bằng các mảng tóc và ngực áo được nhấn đậm một cách sắc sảo. Để gây hiệu quả tập trung, tác giả đã chủ động dìm cả mảng trời xuống một độ. Dù cả áo, tóc và nền đều tối song tác giả vẫn khéo léo cho ta nhìn thấy đường chu vi cơ thể uốn lượn, ẩn hiện một cách tinh tế.
       Tranh của Leonardo rất rõ thứ tự ưu tiên về độ đậm nhạt: mặt và ngực sáng nhất, lại ở đúng trục dọc trung tâm, đôi bàn tay đậm hơn một chút, sau đó đến các lẩy sáng của mấy nếp áo, con đường và sông suối ngoằn ngoèo phía sau và cuối cùng là bầu trời mờ sáng phớt lạnh xa thẳm. Ngược lại độ đậm nhất tập trung quanh các mảng sáng nhất, cần ưu tiên nổi bật nhất: mặt và ngực. Độ đậm thứ yếu dành cho các mảng phong cảnh phía xa.

                                   Trích đoạn ngực và viền ngực áo của tranh La Gioconda.
4. Đẹp vì tả được chất da thịt xuất sắc đến độ kỳ diệu
Về giới tính, nhân vật hấp dẫn trước hết ở phần ngực trên, tức là mảng sáng nhất trong tranh. Tác giả đã tả được một cách tài tình cái phần gợi cảm này. Ông vẽ cho ta thấy được làn da mịn, sáng, đầy sức sống và dường như có cả lớp mỡ mềm mại dưới da. Phần da mặt có đôi chút tối hơn và được đặc tả cho thấy vẫn mịn màng nhưng hơi đanh hơn vì bên dưới có các cơ mỏng và xương. Đôi bàn tay nàng lại đậm, nóng ấm hơn chút nữa và rất mũm mĩm đàn bà. Điều đáng nói là tác giả đã vẽ tay rất tài tình: chỗ đầy đặn da thịt, chỗ gợi tả đầu xương, chỗ phớt lạnh ẩn màu tĩnh mạch, chỗ ửng hồng đầu các ngón tay…




Trích đoạn đôi môi (trên) và mắt (hình dưới) của Mona Lisa. 
Chỉ xin nhấn mạnh rằng những mặt, ngực và tay ấy đã 500 tuổi rồi đấy! Thế mà vẫn mỡ màng đầy đặn đến tuyệt vời, bất chấp các vết nứt nẻ do thời gian. Thử liên hệ đến một số tranh chân dung của chúng ta xem: nhiều bức mới chỉ mươi – mười lăm tuổi đã bong tróc, xuống màu, khô xác bề mặt… Xin đừng có lặp lại một luận điệu hết sức ngây ngô rằng bậc danh họa này được hưởng những thành tựu tiên tiến nhất của nền công nghiệp phương Tây về chất lượng sơn dầu (nói theo kiểu Việt Nam là: “Vẽ đẹp vì sơn tốt!”). Thật sai lầm quá sức: ông vẽ bức này đúng vào thời buổi sơ khai của sơn dầu. Chỉ có khoảng hơn một chục màu gốc thôi, TẤT CẢ ĐỀU DO THẦY TRÒ HỌ TỰ NGHIỀN LẤY BẰNG TAY, VỚI CÁC CÔNG THỨC… TỰ MÒ CHỨ CHẲNG CÓ MÁY MÓC NGHIỀN SƠN NÀO CẢ, cũng chẳng hề có các tuýp màu phong phú như chúng ta mua sẵn ngày nay (nhà máy sản xuất sơn dầu đầu tiên chỉ xuất hiện vào thế kỷ XIX, tức là sau đó những 3 thế kỷ). Như vậy thì ông đã phải dùng loại sơn sơ khai, kém xa chúng ta bây giờ. Nhưng nếu xét hiệu quả thì ông ngạo nghễ đứng trên đỉnh cao còn ta thì… ngước lên từ đáy vực sâu. Chất lượng sơn dầu của ông vậy là hoàn toàn trông vào thủ công và sự tự tìm tòi, suy đoán. Chỉ riêng điều này thôi, chúng tôi xin ngả mũ bái phục và đoan chắc: ÔNG LÀ VĨ NHÂN!

Trích đoạn đôi tay của Mona Lisa.
5. Đẹp vì dám chơi kiểu rất khó: vẽ phong cảnh làm nền phía sau
        Đa số các họa sĩ khi vẽ chân dung sẽ chọn nền là bức tường hay phông vải cho đơn giản để tập trung giải quyết mặt (là trọng tâm và khó hơn nhiều). Nếu nói trúng tim đen của họa sĩ thì “đánh vật” cho ra chân dung đã là mệt lắm, ai hơi đâu “đánh vật” thêm với phong cảnh phía sau làm gì? Cái khó là nếu cảnh xấu thì tranh thêm dở mà cảnh đẹp thì sẽ làm mất tập trung vào chân dung. Quả thật, trong suốt chiều dài của Lịch sử Mỹ thuật, rất hiếm họa sĩ cả gan vẽ thêm phong cảnh làm nền cho chân dung mà tranh vẫn thành kiệt tác. Số người thành công kiểu này chỉ đếm trên đầu ngón tay và lại đều xếp sau bậc kỳ tài Leonardo. Soi vào tranh, ta thấy ông dám liều chơi rất khó: chọn bối cảnh rộng bát ngát với trời mây, núi non, đường mòn, sông suối, cầu cống, cây cỏ… bao la, phức tạp và tinh tế. Tất cả đều đậm hoặc sáng vừa phải, lại có sắc màu ngả lạnh để đẩy ra thật xa và nhường ưu tiên cho nhân vật ở phía trước. Tác giả đã phát minh ra kỹ thuật sfumato, nghĩa là làm mờ- dịu- trong trẻo các ranh giới. Chính kỹ thuật này đã khiến ÔNG VẼ ĐƯỢC CẢ NHỮNG THỨ MÀ PHẦN LỚN CÁC HỌA SĨ KHÔNG VẼ ĐƯỢC: độ dày của bầu không khí mờ ảo man mác mà người xem cảm giác được từ sau lưng nhân vật đến tận núi non đằng xa. Về điểm này thì một số họa sĩ ta có vẽ cảnh làm nền cho chân dung nhưng hoặc là họ nhằm hiệu quả khác, hoặc họ chỉ đạt hiệu quả như phông nền vẽ giả trong tiệm ảnh để chụp kiểu đánh lừa mắt: cảnh phẳng lừ, bẹp dí, không có thứ tự lớp lang, không có độ dày không khí giữa nhân vật và phong cảnh.
6. Đẹp vì trình độ tỉa tót tinh vi đến mức kinh ngạc

            Trích đoạn phía trên, bên trái của tranh La Gioconda.  

     Tưởng rằng tóc chỉ là tóc thôi, dù tác giả đã lẩy ra mấy sợi để tỉa kỹ các nét lượn xuống ngực thì cũng đâu có gì đáng nói. Nhưng soi kỹ hóa ra tóc còn trùm voan mỏng, hầu như trong suốt. Tưởng rằng áo chỉ là áo thôi, nào ngờ các nếp gấp ở tay áo được tả đến nơi đến chốn với cách tả khối phức tạp mà rất điêu luyện. Tưởng rằng cổ áo chỉ ôm lấy ngực thôi, ai ngờ cổ áo còn được thêu ren với những sợi chỉ kết thành hoa văn, đặc biệt sợi nào cũng có khối và đầy đủ bóng đổ xuống nền vải. Công phu là thế nhưng những sợi chỉ này lại cố tình không nổi bật để nhường ưu tiên cho những thứ khác cần nổi bật hơn. Người Việt ta vốn tự tin khéo tay hơn Tây mà chưa từng có ai cả gan vẽ kỹ đến thế! Đấy là chưa kể phong cảnh phía sau cũng được chăm chút đến các chi tiết như chiếc cầu rõ ba nhịp (và nhịp thứ tư thì mờ), khối núi bên vai rõ các vách sáng – tối nhưng tất cả lại thống nhất không quá nổi với màu nóng phía dưới thấp (gần như cùng hệ với màu trang phục), lên cao màu chuyển lạnh dần. Như vậy phong cảnh dù tỉa tót vẫn đảm bảo được trình tự lớp lang gần xa ăn ý, tương hỗ tuyệt hảo cho chân dung nổi ra phía trước.
Trích đoạn phong cảnh phía trên, bên phải tranh, có chiếc cầu rõ ba vòm và vòm thứ tư chưa rõ.
7. Đẹp vì tạo ra được tới 3 ảo giác
      Dù ta muốn tin hay không thì cũng phải thừa nhận: tranh không hấp dẫn số đông đến vậy nếu không có những yếu tố ma mị mà ở đây là các ảo giác.
     Nụ cười bí ẩn là ảo giác thứ nhất. Đa số khán giả bị hấp dẫn bởi ảo giác này. Thực ra không có gì gọi là quá cao siêu khi tác giả chọn nụ cười mỉm- là khởi đầu của hành động cười nên ta càng nhìn thì hành động có vẻ như càng tiếp diễn và tất nhiên càng cuốn hút. Đây là phương án lựa chọn tối ưu trong mỹ thuật khi mô tả hành động, có từ thời Hy Lạp cổ đại.
     Khác với các ngành nghệ thuật khác, mỹ thuật không diễn tả được một quá trình nên nó buộc phải chọn thời điểm. Thoạt tiên người ta chọn cao trào của hành động nhưng đa số thất bại vì quá khó khi nhân vật phải giang tay, vung chân, há mồm hết cỡ, trông rất phản cảm. Tai hại hơn nữa, thời điểm cao trào gây cảm giác sắp kết thúc nên xem càng lâu càng thấy hẫng hụt. Vì lẽ đó mà Hy Lạp cổ đại đã làm tượng Lực sĩ ném đĩa ở thời điểm lấy đà tối đa, khiến người xem có cảm giác thấy lò xo nén hết cỡ, chỉ tích tắc nữa là bung ra, chiếc đĩa sẽ vụt bay đi. Cái tài của cụ Vinci là không chỉ vẽ miệng cười mà mắt cũng cười và toàn thân toát lên vẻ tươi tắn. Mặt khác, nụ cười mỉm duyên thầm hơn và hợp với nữ tính hơn.
      Đôi mắt luôn dõi theo từng khán giả, bất kể họ ở vị trí nào trước mặt là ảo giác thứ hai. Chúng tôi từng chứng kiến khá nhiều người khi vào xem Mona Lisa đã vội vàng chạy sang phải, dạt sang trái, công kênh nhau lên cao rồi nằm mọp sát đất, mắt vẫn không rời tranh. Hóa ra họ muốn kiểm chứng về đôi mắt nhân vật luôn chăm chú nhìn từng khán giả, bất kể họ đứng hay nằm ở đâu, miễn là trước mặt nàng. Kết quả đúng như vậy, với bất kỳ ai. Về cơ bản thì cách làm này không khó: chỉ cần vẽ hai lòng đen chính giữa đôi mắt nhìn thẳng thì đều tạo ra ảo giác tương tự. Tuy nhiên oái oăm ở chỗ nhân vật của Leonardo lại đang liếc về một bên, vậy mà nếu ta né sang bên kia thì nàng vẫn dõi theo ta không kém phần chăm chú. Có giả thiết cho rằng vì một trong hai mắt của nhân vật đã được đặt đúng vị trí trên đường trục dọc chia đôi tranh. Kể ra cũng khó loại trừ nhưng chẳng mấy thuyết phục. Và đây lại thêm một bí ẩn hấp dẫn nữa của tranh.
      Có hai đường chân trời hơi vênh nhau ở hai bên là ảo giác thứ ba.    Khán giả xem tranh sẽ thấy ngay chân trời bên phải, không thăng bằng mà hơi chếch. Chân trời bên trái thì ẩn nhưng bằng kinh nghiệm chuyên môn, các họa sĩ sẽ cảm giác được nó ở vị trí thăng bằng hơn. Thật khó khớp hai đường vì mối nối sẽ bị vênh. Tất nhiên trong nghệ thuật thì 2+2 chưa chắc đã bằng 4, nghĩa là đúng hay sai không phải là điều quan trọng nhất. Mặt khác, danh họa kiêm nhà khoa học như Leonardo chắc không kém đến độ vẽ sai đường chân trời. Chỉ có thể hiểu là ông đã cố tình. Và chính hai đường vênh nhau này lại tạo ra ảo giác khiến phong cảnh có vẻ sống động hơn, thoát được vẻ chết lặng, đồng thời nhân vật cũng có vẻ nhúc nhích đôi chút, đỡ ngay đơ như tượng. Vậy là ảo giác thứ ba giúp tăng phần sinh động cho tranh.

Toàn bộ tranh, không kể khung với vết nứt rất rõ theo chiều đứng dọc ở phía trên đầu, màu xanh lá cây non.

Dấu vết gia cố vết nứt gỗ đằng sau bức tranh La Gioconda.
C. Sơ bộ kết luận
      Vậy là theo thiển ý của chúng tôi thì kiệt tác La Gioconda của danh họa Leonardo da Vinci tuyệt đẹp vì 5 lý do ngoài chuyên môn và 7 hiệu quả chuyên môn. Tách bạch như vậy cho dễ phân tích chứ thực ra các lý do và hiệu quả đều có mối liên quan hữu cơ rất khăng khít. Đơn giản là nếu tác giả không tài năng kiệt xuất và tranh không đẹp thì sẽ chẳng có vua chúa nào thèm đoái hoài chứ đừng có nói đến việc chịu bỏ hàng đống tiền ra mua một cách hết sức lịch sự. Sau 5 thế kỷ, chỉ với bức tranh nhỏ này, vinh quang của tác giả đã lên tới tột đỉnh. Đây là bức tranh đắt giá nhất, được bảo vệ kỹ lưỡng nhất và đông người xem nhất thế giới. Thị phi càng nhiều thì lại càng như thêu dệt thêm cho Mona Lisa trở thành huyền thoại. Tranh góp phần tạo ra nguồn du lịch lớn lao cho nước Pháp và gián tiếp làm ra lợi nhuận không kém gì một nhà máy loại lớn nhất. Về mặt chuyên môn, danh họa Leonardo da Vinci để lại cho hậu thế một số bài học kỹ thuật kỳ diệu như hiệu quả và độ bền 5 thế kỷ của chất sơn tự chế, sự đột phá khi dám tả cảnh thiên nhiên làm nền cho chân dung, quái chiêu tạo ra các ảo giác… và trên hết, các khán giả đến xem tranh mà không biết rằng: ngược lại, chính họ luôn bị nhân vật nhìn như thấu vào tâm can bằng một cái nhìn lúc nào cũng dịu dàng, đằm thắm.
                                 *
Tài liệu tham khảo
1. Lê-ô-na đờ Vanh-xi (tiếng Việt) – tác giả A. Antaép (Liên xô) – Đặng Ngọc Long và Vũ Việt dịch – NXB Văn hóa – Hà Nội – 1976.
2. Leonardo da Vinci (tiếng Việt) – tác giả Steve Augarde – Lê Thị Oanh dịch – NXB Dân trí và Nhà sách Đông A – Hà Nội – 2012.
3. La Joconde (tiếng Pháp) – Bảo tàng Louvre và tạp chí Connaissance des Arts hợp tác xuất bản – 2005.
4. Leonard de Vinci (tiếng Pháp) – tác giả Enrica Crispinto – NXB Grund – 2003.
5. Leonard de Vinci – Art et Science de l’ Univers (tiếng Pháp) – tác giả Alessandro Vezzosi – NXB Gallimard – 2005.
6. Encyclopedie de l’Art (từ điển Bách khoa Nghệ thuật- tiếng Pháp)– NXB Garzanti– 1991.
7. Tạp chí GEO (tiếng Pháp) – số đặc biệt về Florence và Toscan- tháng 4/2007.
8. Từ điển bách khoa mở Wikipedia trên mạng – bản tiếng Việt của 2 mục từ Leonardo da Vinci và Mona Lisa.

8 thg 3, 2015

CHINH PHỤ NGÂM VÀ CHINH PHU NGÂM

NHÂN NGÀY 08-03
CHINH PHỤ NGÂM VÀ CHINH PHU NGÂM
        
A. XUẤT XỨ HAI BẢN DIỄN NÔM

1) Chinh phụ ngâm (Khúc ngâm của người vợ có chồng đi chinh chiến)
       Chinh phụ ngâm là một tập thơ có giá trị về văn học cổ của Việt Nam. Bản diễn nôm CHINH PHỤ NGÂM hiện hành được coi là áng văn cổ được lưu truyền rộng rãi trong mọi tầng lớp nhân dân ta, về mặt này chỉ thua Truyện Kiều của Nguyễn Du.
      Chinh phụ ngâm bản chữ Hán là của Đặng Trần Côn, không cần bàn cãi, nhưng bản diễn nôm hiện hành của ai thì có nhiều nghi vấn ngay từ năm 1926 khi ông Phan Huy Chiêm có phát thư với báo Nam Phong rằng bản Chinh phụ ngâm đang được lưu hành rộng rãi trong dân chúng là của cụ Phan Huy Ích mà gia tộc họ Phan Huy còn giữ được cả bản chính chữ (Hán) và chữ Nôm. Tiếc là ông Chiêm không đưa ra công chúng bản đó. Đến năm 1953, Cụ Hoàng Xuân Hãn cho ra mắt công chúng tập CHINH PHỤ NGÂM BỊ KHẢO, có tập diễn Nôm Chinh phụ ngâm của Phan Huy Ích được gia tộc Phan Huy cung cấp nhưng chỉ là bản viết tay. Cụ Hoàng đã chứng minh rằng Bản diễn nôm Chinh phụ ngâm hay nhất, phổ biến nhất trong dân chúng là của Phan Huy Ích chứ không phải của nữ sỹ Đoàn thị Điểm như mọi người vẫn tưởng. Tiếc là cụ Hoàng Xuân Hãn nhầm lẫn một chút nhỏ nhưng quan trọng trong chứng minh này nên nhiều học giả cả ngoài Bắc và trong Nam không chấp nhận. Các trường Phổ thông và Đại Học ở Việt Nam vẫn dạy Học sinh Sinh viên rằng: Bản diễn Nôm Chinh phụ ngâm hiện hành là của Nữ sỹ Đoàn Thị Điểm. Bằng các nghiên cứu sâu sắc của mình, năm 1963 Nhà giáo, nhà nghiên cứu Hán Nôm Lại Ngọc Cang cho ra đời tập sách nghiên cứu về Chinh phụ ngâm cả Hán văn và Diễn Nôm, chứng minh chặt chẽ, khoa học ý kiến của cụ Hoàng Xuân Hãn rằng Chinh phụ ngâm diễn Nôm hiện hành là của Phan Huy Ích và đăng tải nhiều tập diễn nôm Chinh Phụ Ngâm trong đó có tập của Phan Huy Ích và tập của Đoàn Thị Điểm do cụ Hoàng Xuân Hãn sưu tầm và đã đăng trong “Chinh phụ ngâm bị khảo” trước đây. Tập diễn Nôm được cho là của Nữ sỹ Đoàn Thị Điểm có nhiều từ cổ hơn bản hiện hành và cách ngắt đoạn trong các câu song thất lục bát cũng cổ hơn, trục trặc hơn bản của cụ Phan Huy Ích. (Nữ sỹ họ Đoàn sinh trước cụ Phan và cho ra đời tác phẩm diễn Nôm trước cụ Phan nhiều chục năm).
2) Chinh phu ngâm (Khúc ngâm của người chồng đi chinh chiến)
       Cùng giới thiệu với Chinh phụ ngâm bản chữ Hán trong “Chinh phụ ngâm bị khảo” cụ Hoàng Xuân Hãn cũng công bố một bản Chinh phu ngâm (征夫吟)((Khúc ngâm của người chồng đi chinh chiến).Chinh phu ngâm được cụ Hoàng giới thiệu là tác phẩm của Hồng Liệt bá (洪烈伯) (Không rõ tên thật). Đã có nhiều người cất công nghiên cứu tìm hiểu tên thật của tác giả nhưng đến nay cũng chưa rõ thân thế của vị bá tước này. Chỉ có một thông tin ngắn trong công văn ngoại giao giữa nhà Thanh (TQ) và nhà Tây Sơn ghi hai lần nhắc tới chức quan Thị lang bộ Hình, tước Hồng Liệt bá đi cùng đoàn ngoại giao do Tình Phái hầu Ngô Thì Nhậm phụ trách.
     Cụ Bùi Hạnh Cẩn đã Diễn Nôm bản Chinh phu ngâm này theo thể thơ “song thất lục bát” có cải biên và được cơ quan Văn Hoá Hà Nội in cách đây hơn 10 năm, cũng hy vọng qua bản dịch được lưu hành mà tìm được tên họ và quê quán của tác giả tập thơ này. Thế nhưng đã hơn 10 năm : “Thư thường tới mà tin không tới”. Khi nhờ tôi đưa tập thơ này lên mạng, cụ Bùi hy vọng một ai đó có biết chút thông tin về Thị Lang Hồng Liệt bá, khi đọc bản gốc (Hán Việt) và diễn Nôm Chinh phu ngâm có thể liên lạc với cụ hoặc cơ quan văn hoá nào đó cung cấp thông tin để góp phần làm rõ tên tuổi quê quán của tác giả Chinh phu ngâm, đó cũng là công việc bảo tồn di sản văn hoá của đất nước. Xin thay mặt cụ Bùi trân trọng cám ơn trước những thông tin quý giá mà người đọc gửi đến.
B. NỘI DUNG CHINH PHU NGÂM
     Trong tập Chinh phụ ngâm chúng ta đã học hồi cấp II, khúc ngâm của người chinh phụ, trong 405 câu song thất lục bát có diễn tả đủ cả những diễn biến tình cảm của người đàn bà có chồng đi chinh chiến xa, đó là sự từ hào khi tiễn chồng lên đường:
Áo chàng đỏ tựa ráng pha

Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in…
Nhưng rồi cuộc sống thực tế vắng chồng lẻ loi, nhọc nhằn:

Nay một thân nuôi già dạy trẻ
Nỗi quan hoài mang mẻ xiết bao
đã khiến nàng buồn nhớ, tủi thân đến tột độ, biếng nhác trong trang điểm, trong công việc nữ công gia chánh. Khi không còn nhận được thư chồng thì nuối tiếc, hối hận vì đã để chồng ra đi
Khi tỉnh lại ngắm màu dương liễu

Thà khuyên chàng đừng chịu tước phong
      Sự nuối tiếc tuổi xuân và buồn vì lỡ hẹn nhiều lần khiến người chinh phụ trở thành nghi ngờ chồng nơi chiến trường xa:


Chẳng hay muôn dặm ruổi rong
Lòng chàng có được như lòng thiếp chăng?
Rồi ao ước được sum họp:
“Thiếp xin về kiếp sau này

Như chim liền cánh như cây liền cành
Đành muôn kiếp chữ tình đã vậy
Theo kiếp này hơn thấy kiếp sau”
Cuối cùng là mong ước chàng chiến thắng trở về, lúc ấy

Ơn trên tử ấm, thê phong

Phần vinh, thiếp cũng đượm chung hương trời
Rồi vợ chồng đoàn viên, cùng nhau

“Rượu khà cùng kể trước sau mọi lời”…
    Trong Chinh phu ngâm, tôi cứ nghĩ: là khúc ngâm của người lính ra trận thì diễn tả cái gì nhỉ? Có diễn tiến tình cảm từ “tự hào” khi khoác chiếc áo lính cầm gươm ra trận rồi nhớ nhung, buồn rầu, nuối tiếc, nghi ngờ vợ ở nhà không giữ được chung thuỷ với mình hay không? Buồn rầu và nhớ nhung thì nhớ khi nào, nhớ thế nào? Tất nhiên là người lính giữa cái sống và cái chết thì không thể lười biếng chiến đấu như vợ mình ở nhà:
Biếng cầm kim, biếng đưa thoi
Oanh đội ngại dệt, bướm đôi ngại thùa
Mà cũng không thể ăn mặc xộc xệch tuỳ tiện như người chinh phụ:
Trâm cài, xiêm giắt thẹn thùng
Lệch vòng tóc rối, lỏng vòng lưng eo
Vì đã là lính thì trang bị phải gọn gàng, dung quang phải tươi tình. Khi tôi là lính, lúc đã tập hợp thành đội ngũ luôn bị hô “Nghiêm! Chỉnh đốn trang bị! Nghỉ!” .
      Xin cho tôi được miễn dẫn chứng những câu thơ về diễn tiến tình cảm rất phong phú ở tập diễn nôm CHINH PHU NGÂM của cụ Bùi Hạnh Cẩn. Bạn đọc có thể đọc toàn tập thơ cả âm Hán Việt và Bản Nôm của cụ Bùi kèm theo ngay dưới đây. Bí mật nhé: Có đủ cả buồn thương nhớ nhung trách móc, nghi ngờ, ghen tuông, hối hận vì đã ra đi chinh chiến và ước vọng ngày chiến thắng trở về, vợ chồng sum họp như trong Diễn nôm Chinh phụ ngâm của cụ Phan Huy Ích.
     Để viết được bản diễn nôm có nội dung ý tứ gần gần với Chinh phụ ngâm nhưng khác chỗ đứng (một bên là khúc ngâm của người vợ có chồng đi chinh chiến xa, một bên là khúc ngâm của người chồng đi chinh chiến) tôi chắc rằng cụ Bùi đã phải “Vận hết mười thành công lực" để quên đi Chinh phụ ngâm” thì mới khỏi bị nhầm lẫn và cảm ứng với bản diễn nôm nổi tiếng này. Chắc cũng giống như Trương Vô Kỵ trong Ỷ Thiên, Đồ Long Ký khi luyện Thái cực kiếm theo diễn mẫu của Thái sư tổ Trương Tam Phong đã phải cố gắng trong chốc lát quên hẳn kiếm pháp mà Trương tổ sư vừa diễn để tạo dựng được những đường kiếm kiểu Thái cực kiếm nhưng mang cá tính sâu sắc của chính mình.
      Cụ Bùi biên soạn Chinh phu ngâm theo thể song thất lục bát vừa có tính truyền thống, tiên tiến, đó là việc ngắt nhịp những câu bảy chữ theo luật 3+4 khá chặt chẽ, khác với các câu thơ 7 chữ của thơ Đường luật (ngắt câu theo luật 4+3), điều này tạo cho khúc ngâm có nhạc điệu, nhạc thanh êm đềm, ngay hai câu bảy chữ đầu tiên đã quán triệt cách ngắt vần này:
Thủa mưa gió/ bốn phương mù mịt
Khách anh hào/ chưa hết đua ganh
       Trong 467 câu song thất lục bát của bản diễn nôm của cụ Bùi Hạnh Cẩn, diễn dịch 477 câu Chinh phu ngâm của Hồng Liệt bá việc dịch thật sát với bản gốc là không thể (cũng như 408 câu Chinh Phụ Ngâm của cụ Phan Huy Ích diễn dịch 483 câu nguyên tác của Đặng Trần Côn), ấy vì bản chữ Hán là bản “Ngâm” kiểu của người Hán, lúc thì câu có 4 chữ, lúc thì câu có tới 10 chữ. Ở Diễn nôm của cụ Phan, cụ đã phải tăng câu, gộp câu, tách câu để diễn đạt được đầy đủ cái thần của tập thơ của cụ Đặng nhưng lại tạo được nhạc điệu và nhạc thanh êm đềm. Cụ Bùi Hạnh Cẩn lại theo một hướng khác, bởi từ trước đến nay khi dịch thơ chữ Hán, cụ luôn theo cách “thôi xao” chọn từ một cách công phu để đảm bảo sự trung thành với nguyên bản. Áp dụng cách dịch thuật trung thành với nguyên tác ở đây khiến cụ không thể thay đổi số câu, vị trí câu một cách thoải mái như cụ Phan Huy Ích đã làm, nhưng cụ đã thực hiện theo một cách khác: Đổi kết cấu của song thất lục bát. Nếu song thất lục bát truyền thống gồm 2 câu bảy chữ tiếp đến hai câu lục bát thì trong bản Nôm Chinh phu ngâm của cụ Bùi, ta có thể thấy được tới 18 tiểu đoạn cụ đã phá luật song thất bằng cách tiếp sau hai câu lục bát không phải là hai câu 7 chữ mà lại là hai câu lục bát nữa nhưng diễn đạt ngắt khác hai câu lục bát trước để người đọc khỏi ngỡ ngàng so với cách truyền thống:
Ải bắc có/ sông đầy ngựa tắm [câu 7]
Biển nam không /chốn lặng sóng kình [câu 7]
Lầu rồng /nghĩ chuyện/ giáp binh [Câu 6]
Nửa đêm dồn dập/ quân dinh hịch truyền [Câu 8]
Núi sông rộng/trải tám miền [Câu 6]
Gỉáo khua bãi biếc/gươm chen ao vàng [câu 8]
Tôi nghĩ đây là một giải pháp độc đáo của cụ Bùi. Giải pháp có hay hay không cũng còn chờ ý kiến của người đọc.
Vài lời vụng dại, có gì sơ suất xin cụ Bùi Hạnh Cẩn và bạn đọc lượng thứ.

    Đọc Chinh phu ngâm bạn có thể phóng to trang bằng cách nhấn vào nút thứ 2 (có hai mũi tên chéo từ bên trái màn hình) 

CHÚC MỪNG NGÀY 08-03

        CHÚC MỪNG NGÀY 08-03

4 thg 3, 2015

THÁI SƠN THẠCH CẢM ĐƯƠNG LÀ GÌ?

  
TIẾN TỚI NGÀY 08-03: XIN KỂ CHUYỆN NÀY
THÁI SƠN THẠCH CẢM ĐƯƠNG (泰山石敢當) LÀ GÌ?

      Hồi đi làm phu hồ ở khu Dịch Vọng, thấy có nhà gắn biển đá với mấy chữ Hán 泰山石敢當. Hỏi chủ nhà chỉ thấy họ cười mà không trả lời. Ra cửa hàng bán bia biển bằng đá khắc bên cầu Lủ Hà Nội cũng thấy bày bán cái biển hiệu 泰 山 石 敢 當 này. Hỏi thì chủ cửa hàng cũng cười mà rằng: Bác có mua thì em bán chứ nghĩa ngữ cái biển này thì em chịu.
     Bèn đi tìm một vị đại ca thuộc diện GÀ SỐNG THIẾN SÓT (GS TS) thông thạo cả Anh-Nga-Tàu-Pháp để hỏi. Vị Gà Sống này nói tiếng Bắc Kinh uốn lưỡi chuẩn như Bạch Cảnh Kỳ trong phim THẠCH SƯ MÔN (mà VTV dịch là DANH GIA VỌNG TỘC) chứ không “Ú ớ Việt Gian” như cái ông “Gà Sống đất Tổ” phát biểu một câu xanh rờn rằng “Sư tử đá chỉ bày ở nghĩa trang”. Ông Gà Sống thông thái thấy viết ra mấy chữ đã phán ngay:
      - Cái này là Hội Huy của mấy hội viên mẫu mực hội SƠVƠ. Hội này ở nước ta đông lắm, số hội viên chắc phải hơn Hội Người cao tuổi cộng với hội viên Hội Cựu chiến binh.
     - Hội Server (sơvơ) thì chỉ gồm mấy nhà có máy chủ Internet, lấy gì làm đông?
     - Chú em nhầm rồi, đây không phải hội Server Anh ngữ mà sơvơ Việt ngữ.
     -?
     - Ở bên Tàu có 5 dãy núi nổi tiếng là Hằng Sơn (Sơn Tây), Hoa Sơn (Thiểm Tây), Tung Sơn (Hà Nam), Hành Sơn (Quảng Tây hay Quý Châu gì đó) và Thái Sơn (Sơn Đông), Kim Dung sáng tác chuyện “Tiếu ngạo Giang Hồ” để cho Nhạc Bất Quần dùng oai lực của “Tịch tà kiếm pháp” hợp nhất các kiếm phái đóng trên năm dãy núi này thành “NGŨ NHẠC KIẾM PHÁI”…. Nhạc (岳) là núi cao, từ đó mới có từ Nhạc phụ (bố vợ). Dãy Thái sơn không phải là núi cao nhất TRUNG QUỐC nhưng dãy núi này nằm trên một vùng bằng địa ven biển Sơn Đông nên trông hùng vĩ lắm. Trên dãy Thái sơn có đỉnh Trượng Nhân (丈 人) là đỉnh núi cao chót vót. Trượng Nhân (丈 人) nghĩa là… bố vợ.
     - Đúng rồi, Bố vợ cao chót vót! Hồi học tiếng Anh, trong câu : “There is a lamp above the Ceiling” có giới từ above, chúng đệ nói với nhau: "Above là anh-bố-vợ, mà bố vợ bậc cao đáng kính thì “anh bố vợ” phải trên cao. Giới từ aboveở trên cao, điều này thể hiện người Anh cũng... nể vợ ghê!
      - Chú em nói có lý. Biển hiệu 泰山石敢當 hiểu nôm na là “dám đương đầu với đá núi Thái sơn”, nghĩa đen là mong muốn ngôi nhà bền chắc như đá núi Thái sơn. Dám đương đầu với núi Thái mà núi Thái sơn lại có đỉnh Trượng Nhân (丈 人) cao chót vót, nên nghĩa bóng của nó là: dám đương đầu với … Bố vợ. Đã dám đương đầu với Bố vợ thì vợ chẳng là … cái đinh gì..
       - Đã coi “vợ chẳng là cái đinh gì…” thì sao còn vào hội SƠVƠ?
      - Ấy dà! Đây là khẩu hiệu của mấy vị SƠVƠ “iêu tú”. Sợ đến mức phải gắn biển để luôn tự nhắc mình …. “Server not” – KHÔNG SỢ VỢ thì còn ai hơn được chứ!
       - À ra thế. Cám ơn cụ Gà sống tài ba!
       - Tài cóc gì, tớ vừa gắn cái biển hiệu ấy lên tường nhà nên mới biết rõ thế chứ! Hihihihihi!

 



3 thg 3, 2015

CHÚC MỪNG CKT PK-KQ ANH HÙNG

CHÚC MỪNG CỤC KT PK-KQ ĐÓN NHẬN
DANH  HIỆU ANH HÙNG LLVT THỜI KỲ CHỐNG MÝ

Ngày 02-03-2015, CKT PKKQ tổ chức đón nhận danh hiệu Anh hùng LLVT thời kỳ Chống Mỹ Cứu Nước. Đến dự ngoài khách mời ngoại giao còn có mặt các thủ trưởng Phòng, thủ trưởng Cục trong các thời kỳ. Cục cũng mời các phu nhân của những thủ trưởng cục KT đã qua đời đến dự.