27 thg 9, 2017

VỀ CUỐN SÁCH PHÊ BINH KHẢO CỨU CỦA HOÀNG TUẤN CÔNG (2-1)

VỀ CUỐN SÁCH PHÊ BINH KHẢO CỨU CỦA HOÀNG TUẤN CÔNG (2-1)

1. “Tràng (場) trong “áo rách vẫn giữ lấy tràng” và “áo cứ chàng (sis), làng cứ xã.” là gì?

         GS. Nguyễn Lân giải thích “tràng” trong câu “áo rách vẫn giữ lấy tràng thì Tràng: cái vạt trước của áo dài)”.
        Hoàng Tuấn Công giải thích rằng: “tràng (場)” trong câu tục ngữ này là cái cổ áo chứ không phải vạt trước của áo dài. Nghĩa là, dù áo rách thế nào, cũng phải giữ lấy bộ phận quan trọng nhất của cái áo là cổ áo.
         Rất nhiều nhà đã tham gia thảo luận chữ này, tôi cho rằng cả 2 phe (ta và địch) đều đúng khi nói ở thời điểm mình đã chọn. Cách đây 300 - 400 năm khi việc may quần áo thủ công còn là việc tự cấp tự túc và kĩ thuật may vá còn khó khăn, người ta khâu một dải vải khác màu suốt từ mép ngoài gấu áo vạt phải, qua cổ, vòng sang mép ngoài gấu áo vạt trái, vừa làm nẹp vạt áo vừa làm cổ áo góp phần tôn vẻ đẹp của khuôn mặt, cái ấy gọi là ... tràng (場).
       Tràng là một từ Việt (nôm) chứ không phải Hán Việt mà nói rằng cổ áo là lĩnh () Cổ áo sau này dù đã hình thành đủ kiểu khi tách khỏi tràng thì người Việt cũng không bao giờ gọi nó là Lĩnh (Lãnh 領) .  Đây là cái sai của nhà văn Nhà văn Ngô Văn Phú, “đã dịch hàng trăm bài thơ Đường” như nhà báo Thanh Hằng giới thiệu trong tranh luận. Như vậy ở thời 300- 400 năm trước như HTC đã trích dẫn và chứng minh thì tràng là cổ áo (xem ảnh 1). [Tập Ngũ thiên tự cũng ghi rằng Nhẫm (H. 襟) là Vạt (Nôm) còn Lĩnh (H.領) là tràng(N.場).  Sau này kĩ thuật may mặc đã có tiến bộ, người ta sáng tạo ra nhiều loại cổ áo khác nhau tách khỏi cái dải tràng (場) như cổ lá sen, cổ đăng tông, cổ cồn, cổ cứng, cổ Tôn Trung Sơn...và cái cổ ấy gọi là ...cổ (Hán: 領) còn cái tràng vẫn giữ lại để thành vạt áo (H. nhẫm 衽 hoặc khâm 襟). và cách giải thích câu áo rách vẫn giữ lấy tràng của Hoàng Tuấn Công thoả đáng hơn của GS. Nguyễn Lân.



     GS Nguyễn Đức Tồn đã đúng khi cho rằng vạt áo có “chức năng che những bộ phận quan trọng nhất của người mặc” vì sau này (áo có cổ) vạt áo là toàn bộ phần trước của chiếc áo chứ không phải “vạt áo chỉ phủ ở phần ngoài từ cạp quần trở xuống” như Hoàng Tuấn Công nói.

       Trên cái tràng áo khi đã thành vạt (H. khâm 襟) có một dải nẹp để đơm cúc và thùa khuyết tạo ra liên kết có thể tháo rời, bởi vậy người Tàu mới gọi anh em cọc chèo là “liên khâm” , (không phải một liên kết cứng).
2) Câu “áo cứ chàng, làng cứ xã” thì xã là gì?
      GS. Nguyễn Lân giải thích nghĩa cả câu là “áo cứ chàng, làng cứ xã” : Chê người có tính ỷ lại không biết tự mình lo việc cho mình: Chị ta dạo này thì áo cứ chàng, làng cứ xã, chẳng muốn làm ăn gì”.
Hoàng Tuấn Công: cho rằng “Áo cứ tràng, làng cứ xã”. “Tràng” đây là cái cổ áo, bộ phận quan trọng nhất của cái áo. Cũng như “xã” (xã trưởng, lý trưởng) là bộ phận chủ chốt, quan trọng nhất của làng. và phê phán GS. Nguyễn Lân đã viết sai chính tả chữ Tràng thành chàng một cách có hệ thống.
      Việc viết sai chính tả ở nhiều sách của vị GS. này cũng có lý do khách quan của nó. Một vị GSTS – chuyên gia về từ điển nói với tôi: Nếu anh có 3 quyển từ điển của GS. Nguyễn Lân trên tay thì chưa chắc đã có quyển nào là chính gốc vì giới “sách tặc” in lậu sách của vị GS này rất ghê gớm.
       Với thông tin này thì nên thông cảm việc viết sai chính tả L thành N, TR thành Ch trong các sách của GS. Nguyễn Lân nếu không may bạn thấy quả có sai như vậy.
       Câu phân tích của Hoàng Tuấn Công chỉ đúng một nửa (vế đầu) đến vế thứ hai “làng cứ xã” nếu hỏi rằng tại sao xã lại là lý trưởng thì chắc chắn Hoàng Tuấn Công không trả lời được. Chuyện này phải nghiên cứu kỹ lịch sử Việt Nam, phần tổ chức làng xã Việt Nam từ thời Hậu Lê, triều Nguyễn Gia Long và Nguyễn Minh Mạng mới giải thích được cho tường tận (kỳ sau tiếp)

1 nhận xét: