24 thg 3, 2013

VỀ HIỆN TƯỢNG NGUYỄN HOÀNG ĐỨC


VỀ HIỆN TƯỢNG NGUYỄN HOÀNG ĐỨC


   
Lời NoiLieu:  Nước Nam ta càng ngày càng có nhiều anh tài đủ kiểu đủ loại ngành nghề. Vụ nhà thơ vĩ đại được đề nghi giải thưởng Nobel văn học chứa hết xôn xao thì  lại xuất hiện nhà triết học số 1 châu Á.. làm NL phát khiếp.  NL nhân phải làm việc tư, được đọc bài báo của nhà Văn Sương Nguyệt Minh trên bào Thế Giới Mới. Đọc xong, thấy cổ mình đau đau, thấy tiếc cho những ai chưa được đọc bài đó, nên dù bận đến mấy cũng gác hết lại để đưa bài báo lên blog ngõ hầu phục vụ đươc các quý bạn gần xa.
     Cũng nói nhỏ một điều là từ hôm nay để mọi người bình luận xả láng không phải ngại gì về nickname của mình hiển hiện khi còm tự do. Bạn không muốn để lại tên tuổi chỉ việc đề ở mục nặc danh là tên mình không hiện lên trên comment nứa. Và cũng từ hôm nay, để còm khỏi lúc ẩn lúc hiện, NL khóa luôn tính năng chèn ảnh vào comment, Bạch Dương và các bạn hay thích chèn ảnh vào com thông cảm nhé.

NGUYỄN HOÀNG ĐỨC
     Kẻ mộng du giữa đời thường .

Nguyễn Hoảng Đức có hai con người trong ông: Một, thông minh, sắc sảo, hùng biện, tranh luận gắt chói đến tận cùng lý tính, với đời sống thường nhật rất đỗi thật thà, xuể xòa, hồn nhiên cảm tính. Hai, là kẻ mộng du, ảo tưởng khoác sau lưng nặng trĩu hành trong nguyên lý sang trong sục sôi phiêu du đến những khoảng không “chân chẳng bén đất, cật chẳng bén trời” Tôi nghĩ: Chính cái chân trời của lý tính luôn ngự trị trong tư duy và cõi mộng tưởng kỳ vĩ của ông cộng với mặc cảm thân phận không được công nhận danh tính đã làm nên cái đặc sắc mang tên Dị nhận Nguyễn Hoảng Đức - kẻ mộng du giữa đời thường.
                                         Nhà văn SƯƠNG NGUYỆT MlNH

“Nhà Triết học số 1 châu Á?”

       Người ta kể rằng: Nguyễn Hoàng Đức được ở 4 năm bên Đức cha Nguyễn văn Thuận (một trong những người được đề cử bầu Giáo hoàng). Qua 4 năm, ông Đức trở thành con chiên ngoan đạo của Chúa... Ông Đức bỏ việc nhà nước, bỏ hết cả mọi danh hiện hư vinh... chỉ làm mỗi một việc học tiếng Anh, tiếng Pháp, đọc các trước tác Triết học, Thần học, Văn chương - Nghệ thuật và... viết.
       Từ dạo ấy ông không còn là con người bình thường nữa, Ông nhìn mọi người bằng con mắt thương cảm như một bề trên nhìn chúng sinh đang lầm than, u mê cần phải khai sáng bằng Triểt học, Văn học. Trong ông có một kho tàng trí thức của nhân loại được tích hợp từ các vĩ nhâm Aristôte, Descartes, Kant, Hegel, Nietzsche... và Kinh Thánh. Ông luôn lấy các vì nhân làm chuẩn và bỗng dưng thấy cái đám nhà văn Việt Nam (Xin lỗi) thấp bé, mỏng manh, lọ mọ. Tôi gặp Nguyễn Hoàng Đức lần đầu trong Trại viết tiều thuyết Hội Nhà văn cuối năm 2007 ở Quảng Bá, dù trước đó đã từng đọc nhiều triết luận văn chương của ông ở Tạp chí Sông Hương, Cửa Việt và những bài luận về đàn bà về tình yêu ở báo Phụ nữ và chuyện san "Hạnh phúc gia đình”. 
     Hôm ấy tôi bỡ ngỡ, lạ lùng đến mức cảm thấy ông "đột ngột xuất hiện như một niềm kinh ngạc giữa đời thường. Trong bữa cơm, tôi chứng kiến một trận thư hùng có một không hai về triết học giữa Nguyễn Hoàng Đức và nhà thơ Đỗ Minh Tuấn. Ông Đức xuất kho nhà triết học Aristote thì ông Tuẩn dẫn ra Nietzsche. Ông Tuấn lôi Khổng Tử, Mạnh Tử dạy thì ông Đức bác luôn phương Đông không có triết học, còn tư tưởng thì không tính, rồi ông khai quật Descartes, Kant, Hegel... Không khí tranh luận bỏng gắt hùng hực bốc hơi, Nguyễn Hoàng Đức hiên ngang tuyên bố: Ở việt Nam không có đối thủ triết học để tranh luận cùng ông; có nghĩa là ông đẩy nhà thơ Đố Minh Tuấn xuống hàng sau ông và sau bao nhiên bậc thì ông không nói rõ. Bữa ấy tôi chêm vào: “Giáo sư Trần Văn Giàu nói rằng: “Bản thân mình và đồng nghiệp chỉ là người nghiên cứa giảng dạy triết học, ở Việt Nam chỉ duy nhất có Trần Đức Thảo là nhà triết học mà thôi". Tôi dẫn ra các tác phẩm của Trần Đức Thảo tiên sinh như: "Hiện tượng học và chủ nghĩa duy vật biện chứng” và "Nghiên cứa nguồn gốc ngôn ngữ và ý thức” được phương Tây công nhận đánh giá là kiệt xuất và đưa vào Từ điển triết học thế giới. Nguyễn Hoàng Đức liền lôi phắt chuyên luận triết văn "Ý hướng tính văn chương” dày 640 trang của mình ra báo: "Tôi đập nát bét. Tôi đập nát bét”.      Sợ quá! Chẳng hiểu ông đập bét tôi hay đập nát nhà triết học Trần Đức Thảo? Nghĩ nhanh mới biết mình dại, và tôi ân hận, lẽ ra cứu bữa cơm rượu ngon chỉ bằng cách đem các nhà triết học cổ đại Socrate, Platon... tầm nhân loại thì may ra "Nhà triết học số 1 châu Á” mang tên Nguyễn Hoàng Đức mới đối thoại.Hôm đó, ông hùng biện phân tích "Ý hướng tính văn chương” bao gồm 6 chương. Ông đi từ bản tính sáng tạo của con người qua chân lý, đến Thượng Đế, rổi hạ xuống con người, đến siêu hình học, và văn chương cứu rỗi con người, đến phương tiện của tư duy và văn chương - chính là chữ nghĩa. Ông bảo vệ đến cùng luận điếm: Ở Việt Nam, ông không có đối thủ triết học, dù cơm có nguội, canh có lạnh thì mặc kệ canh cơm. Khi căng khi chùng có lúc lớn tiếng đến nỗi các mâm bên cạnh tối tăm mặt mũi như gặp bom B52 trút xuống Hà Nội mùa đông đỏ lửa năm 1972. Ai cũng thấy kỳ lạ, dường như gác đũa, há hốc miệng nghe và rồi ù tai chẳng hiểu ông nói gì, và mình thu nhận được kiến thức gì trong cái mớ triết học mênh mông của ông. Ngay cả khi ấy, tôi cũng nhận ra một nỗi buồn cô quạnh của ông khi ông nói mãi, giải thích mãi mà cái đám chúng sinh người trần mắt thịt chúng tôi không chịu hiểu ra, không nhìn thấy một Hy Mã Lạp Sơn triết học đang ngồi lù lù trước mặt. Từ lúc đó, tôi cũng không gắp thức ăn được nữa, chỉ làm mỗi việc... châm tửu hầu ông mải mê thăng đồng chia cắt, định giá, so sánh văn hóa Đông - Tây và sắp đặt nền triết học thế giới một cách rất lành mạnh, đáng yêu, chân thành và nồng nhiệt.

“Dâng hiến văn chương nghệ thuật...” cái gì cũng nhất

     Nguyển Hoàng Đức coi thường ra mặt và chê ỏng chê eo nền thơ Việt Nam: “Thơ Việt có thể nói có đến 80% là dành cho các cụ già, tổ hưu, hay giám đốc đã làm xong công việc kiểm quyền, kiểm tiền giờ quay sang kiểm tí danh thơ”. Ông bảo: “Thơ Việt là lời hảt ru à ơi của những hàm răng móm”. Ông mắng các nhà thơ: “Họ không có lý tưởng tự do, bình đẳng bác ái lại chui ra từ tem phiểu. Hơn 90% là vô thần Trí thức công nông binh về tráng men văn hóa ở trạm cấp cứu Nguyễn Du, còn lại là các cụ tổ hưu đã hết sắc hương!”. 
     Ông không coi thơ Đường là hay, toàn là những bài tả cảnh tả tình, khá hơn thì nói được cái chí của người quân tử, và đặc biệt toàn những bài lẻ tẻ, ngắn tũm không thể gọi là những binh đoàn chữ mà tác giả là thống tướng cầm cây gậy chỉ huy. Thơ với ông phải là trường ca Illiad, và Odyssey của Homer, hay Thần khúc của Dante dài 100 khổ, gồm 14.226 câu thơ. Và ông đã đạt được những điều đó bằng tinh thần sục sôi, không mệt mỏi của mình. Nói có sách mách có chứng, Nguyễn Hoàng Đức nhễ nhại khuân ra xếp cả đống thơ, và chứng minh quyển nào cũng dạt dào tư tuởng: Kẻ hành hương từ đời đến thơ là trường ca mỹ học dài nhất thế giới. Trường ca Đợi... chuyển đò đã lỡ tất nhiên cũng là một bài thơ tình dài nhất thế giới. Điệu kèn cô đơn là tập thơ mang thông điệp tự do tư tưởng... dài nhất thế giới. Thế giới cũng chưa có Trường ca Thần học nào dài hơn Trường ca thầ học “Ngước lên cao” của ông. 
     Thơ mới cũng chẳng là cái đình trong mắt ông :“chỉ là một cảm xúc vừa phải” và ông gạt sang một bên. Còn đại thi hào Nguyễn Du thì ông cho là đạo văn của Thanh Tâm Tài Nhân. “Không có Đoạn trường tân thanh thì có Truyện Kiều không?”. Ông hỏi tôi và ông truy bức tôi phải trả lời ngay: có hay không? và không được kèm theo chữ... nhưng. Vì theo ông câu trá lời rất dễ, cái cần thiết không chỉ trình độ mà còn phải có bản lĩnh to lớn nhất. Theo ông, nhà thơ là phải có nhiều bài, nhiều câu nhiều tập và phải biết viết Trường ca.
    Không biết viết trường ca coi như chỉ là nhà thơ hạng hai, cũng như nhà văn như Sương Nguyệt Minh chưa in tiều thuyết thì trong mắt ông cũng chỉ đáng là nhà văn hạng hai hạng ba. Ông báo: Một câu thơ hay một bài thơ hay cũng chỉ là túp lều xinh xắn. Trường ca mới là lâu đài đá xanh uy nghi, hùng dũng. Nguyễn Hoàng Đức chê văn xuôi Việt không có tư tưởng. Ông báo: “Tắt đèn, Số đỏ, Chí Phèo”, đều là những tác phẩm có chuyện gay cấn.” 
     Ông đọc Nguyễn Huy Thiệp gần hết, nhưng Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Lê Lựu thì chưa. “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh thi ông mới đọc mấy chục trang. Còn tôi, ông hạ mình “ban phước lành” đọc cho một truyện ngắn Dị Hương đã là quá may mắn; tất nhiên đó là việc làm bất bình thường đối với ông. Tôi bảo: Ông là “nhà lý luận phê bình hàng đầu thế giới” không đọc tác phẩm mà dám cả gan định giá nền văn học hiện đại Việt Nam. Ông nói tỉnh bơ, chân thành, không có ý cao ngạo: “Nhìn cánh én là biết cả mùa xuân”.
      Nguyễn Hoàng Đức viết một chuyên luận về truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, và theo ông: Sau khi in chuyện luận ấy thì Nguyễn Huy Thiệp xẹp như con dán, ông coi như làm xong nhiệm vụ vinh quang thay thời gian là lấp đất chôn xong văn chương Nguyễn Huy Thiệp. Ông Thiệp không còn lý do gì tồn tại trong tư duy của “nhà lý luận văn học hàng đầu thế giới” mang tên Nguyễn Hoàng Đức. Theo Nguyễn Hoàng Đức, ông đã giải huyền thoại Nguyễn Huy Thiệp và ông cũng quả quyết: “Sau bài của tôi, bữa tiệc của Nguyễn Huy Thiệp chỉ còn là bữa ăn tươi”. Tôi bảo: “Truyện ngắn ông Thiệp vẫn in đều đều, còn cái tiểu luận của ông đòi xóa sổ hộ khẩu văn chương ông Thiệp, thì chẳng ai nhớ và chẳng ai in”. Nguyễn Hoàng Đức bảo: “Không phải bây giờ mà sau này lịch sử văn học phải ghi công tôi đã xóa sạch văn chương Nguyễn Huy Thiệp, Trần Đãng Khoa và cả nền văn học mậu dịch tem phiếu”.
     Nguyễn Hoàng Đức luôn bảo người tranh luận đề xuất một nhà lý luận giỏi nhất Việt Nam để ông thách đấu. Đưa ra người nào ông cũng bác thẳng thừng coi họ là lọ mọ. Ông bảo: "Gọi là có máu mặt như Trần Mạnh Hảo và Đông La hùng hổ ở đâu, chứ gặp tôi, tôi lừ mắt một cái là cóm róm ngay. Tung hoành ngang đọc gì cũng chỉ từ vĩ tuyển 17 trở vào, chớ dại có vượt sông Bến Hải ra Bắc”. Lúc nào ông cũng ngong ngóng mong Trần Mạnh Hảo, Đông La chạm đến ông là ông vác trùy ra xới. Ở lĩnh vực triết học, đến như Trần Đức Thảo còn “dưới cơ” ông thì không còn ai đáng để ông đối thoại. Trong “Ký ức lộn xộn về nhà Triết học số 1 châu Á, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều viết: "Một lần gặp Trần Mạnh Hảo, nhà phê bình mà theo Nguyễn Hoàng Đức là nhà phê bình "cả vú láp miệng em” nhất Việt Nam, Nguyễn Hoàng Đúc chỉ tay vào mặt Trần Mạnh Hảo, tuyên bố "Nếu ông bước vào sới triết học thì tôi chỉ đập một nhát là nát bét đầu ngay”. Tôi đem chuyện này hỏi Nguyễn Hoàng Đức, ông gật đầu xác nhận với tính thân bừng bừng thách đầu
     Nguyễn Hoàng Đức chê Mạc Ngôn không xứng đáng đoạt Gỉải thưởng Nobel và ông viết hẳn một bài dù chưa hề đọc Mạc Ngôn. Theo ông, Mạc Ngôn được Giải thưởng là do Trung Quốc chạy giải. Cả quốc gia chạy giải thưởng Nobel cho Mạc Ngôn. Vì Trung Quốc chưa hề có triết học, chưa hề có tư tưởng, văn chương thiếu hai điều đó thì văn chương không lớn. Nhìn hạt cát biết sa mạc, mùa xuân văn học Trung Quốc đã đì đẹt như thế thì cánh én Mạc Ngôn cũng không bay qua Vạn Lý Trường Thành đến với tư tưởng nhân văn nhân loai.
     Trong tư duy của Nguyễn Hoàng Đức, thước đo giá trị văn chương nghệ thuật trước hết là phải dày dặn, đồ sộ. Sách in là phải có gáy dày, sách đóng ghim mỏng tang dù hay, ông cũng không thèm để mắt. Hấp dẫn dở hay thế nào tính sau, cứ phải dày, cứ phải dài, cứ phải đồ sộ đã. Sau đó là tư tưởng, không có tư tưởng chỉ là thứ bèo bọt mua vui ở chốn hề chèo. Gia tài văn học của Nguyễn Hoàng Đức khá đồ sộ, chỉ tính cuốn tiền thuyết Xử lưu đầy hơn 2.000 trang, tiểu thuyết Ngưỡng cửa làm người 4.000 trang chưa in, và sẽ rất khó in nhưng ông đã nhận phần tiền thuyết dày nhất, dài nhất Việt Nam.
        Có thể nói: Sang nhất, dày nhất, dài nhất..., cái gì cũng nhất... cũng là nét đặc sắc mang tên dị nhân Nguyễn Hoàng Đức. (Còn tiếp).
Xin các tồng pào cứ comment thoải mái y a!

12 nhận xét:

  1. ôNG NÀY CÓ THÊ LÀ THIÊN TÀI... CŨNG CÓ THỂ LÀ HOANG TƯỞNG . eM CHẢ BIẾT GÌ... BÂY GÌ VỀ NỀN VĂN CHƯƠNG NƯỚC NHÀ ...
    bÂY GIỜ THỬ TÌM HIỂU XEM " ông ta là ai"

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ông này giỏi đấy chứ, cái khoản triết học nhức đầu đau mắt mà nhớ và thuộc, còn viết được hơn 600 trang nữa thì đáng phục thật đấy. Khoái nhất là khi Trần Mạnh Hảo và Đông La bị lừ mắt một cái là cóm róm ngay. Hai vị này cũng thuộc VĨ NHÂN ĐẤT VIỆT đấy chứ có phải òng èng đâu!

      Xóa
  2. Cảm ơn anh NoiLieuhaha đã cho tôi đọc để biết !

    Trả lờiXóa
  3. HD đọc chưa xong nên chưa hiểu hết, anh ạ, hẹn đọc thêm lần sau!

    Trả lờiXóa
  4. Cám ơn cụ NL đã cho tôi đọc bài này. Từ trước đến bài này tôi chưa hề biết Nguyễn Hoàng Đức là ai. Tôi thường không quan tâm đến các nhà văn và các nhà thơ hiện đại. Cám ơn cụ NL nhiều ! Chào !

    Trả lờiXóa
  5. Có thể nói: Sang nhất, dày nhất, dài nhất..., cái gì cũng nhất... cũng là nét đặc sắc mang tên dị nhân Nguyễn Hoàng Đức.
    Hi hi....câu kết chuẩn roài, OKIE lun, mần chi phải " nặc danh" hả thày?

    Trả lờiXóa
  6. Zưng cứ thử cách thày bày, HAY GHÊ!

    Trả lờiXóa
  7. Người càng có tài...càng khiêm tốn. Ông này có lẽ bị hoang tưởng một cách "hồn nhiên cảm tính" chăng?

    Trả lờiXóa
  8. "Một tấc....đến trời" !
    Chán !!!!!!!!!!!!!!!!!!
    Thanks chủ nhà nhé !
    Chúc vui.

    Trả lờiXóa
  9. IEM vốn sợ nhất cái món "trết học" nhưng cũng cố đọc để biết các "nhà trết học" họ bàn cãi về cái gì.
    Chả hiểu họ nói gì chỉ thấy hình như giông giống Hoàng Hữu Phước...
    Chúc bác khỏe ạ!

    Trả lờiXóa
  10. Viết nhận xet không được đăng , chán thật

    Trả lờiXóa
  11. Điều gì đã làm cho một sĩ quan "CA chống phản động" như Nguyễn Hoàng Đức, sau một thời gian gặp gỡ, tiếp xúc với ngài Giám Mục Nguyễn Văn Thuận, đã bỏ nghề CA, xin rửa tội đi theo đạo Công giáo?

    Trả lờiXóa