BÊN THẮNG CUỘC: SỰ THẬT DÀNH CHO HUY ĐỨC
(Chép bài của blogger Tư Mã Thiên Tháng 30-1-2013)
Lời NoiLieu: Sự kiện cuốn sách Bên thắng cuộc của nhà báo Huy Đức đưa lên mạng Internet đã làm nhiều người tò mò tìm xem, tiếp theo đó là những lời khen và chê sôi nổi trên báo mạng. NL đi lang thang thấy có bài này của TƯ MÃ THIÊN (một blogger) viết phân tích một số khía cạnh của cuốn sách khá sắc sảo, xin đưa về để các bạn cùng tham khảo.
Trước khi bình luận về Bên thắng cuộc, Tư Mã Thiên cũng có vài dòng đánh giá cá nhân về Huy Đức. Là một nhà báo nổi tiếng, rất nhiều bài báo, bình luận sắc sảo của Huy Đức đã lôi cuốn được người đọc, sự dũng cảm hay uy tín của Huy Đức được xác lập là điều không có gì bàn cãi. Nhờ vị trí của một nhà báo lại được tiếp cận với nhiều vị lãnh đạo đất nước nên Huy Đức nắm được nhiều thông tin và ra sách cũng không có gì là lạ. Nhà báo viết sử thì lại càng thích hợp, nhưng nhà báo là nhà báo, sử gia là sử gia, viết cái gì cũng phải đứng trên đúng tư cách của cái đó thì mới có thể đem lại giá trị cho tác phẩm của mình. Nhà báo phải có chính kiến trong các bài bình luận của mình, còn sử gia thì ở bất cứ thể chế nào cũng đều phải tuyên bố khách quan. Khách quan thì mới có sự thật. Nhưng có lẽ tuyên bố thì dễ, thực hiện lại rất khó, chỉ có những sử gia đầy tự trọng (chứ không phải dũng cảm hay uy tín) mới có thể làm được điều này, hoặc là những sử gia của thế hệ sau mà không có bất cứ “tì vết” gì với thế hệ trước. Tư Mã Thiên sẽ bàn về Bên thắng cuộc dưới những góc nhìn riêng của mình:
Sự thật khách quan
Trước hết phải thừa nhận rằng trải qua hai cuộc chiến tranh thì đất nước ta có rất nhiều tình tiết lịch sử phải được viết lại, điều này rất thường tình, ví như những tình tiết cắm cờ trên nóc hầm tướng Đờ Cát hay xe tăng húc đổ cánh cổng Dinh Độc lập, thời khắc chiến thắng của chiến tranh tất cả đều vui mừng, mừng vì sẽ không còn hy sinh, không còn mất mát, đất nước được độc lập, người dân không còn là nô lệ… đó là mới là giá trị toàn vẹn của chiến thắng, chẳng ai “rỗi hơi” để ghi nhận lại những tình tiết vụn vặt này, chỉ sau khi hòa bình và cần có sự kiện chính xác để “ghi nhận lại lịch sử”, theo tôi giá trị của những tình tiết đó là để “ghi nhận lại lịch sử”, còn lịch sử là dân tộc ta đã chiến thắng trong chiến dịch Điện Biên Phủ và chiến dịch Hồ Chí Minh, đánh đuổi hai đế quốc Pháp, Mỹ, đánh đuổi chính quyền tay sai. Có thể hòa bình đã lâu nên khiến người ta quên đi những ý nghĩa to lớn của chiến thắng và bắt đầu để ý đến những tình tiết nhỏ hơn. Lấy thêm một vi dụ để thấy viết lịch sử khó như thế nào, những người trong cuộc đều là chỉ huy của các tàu chiến chính quyền ngụy kể lại trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974, các ông Hà Văn Ngạc, Vũ Hữu San thì mô tả mình như người anh hùng nhưng ông Lê Văn Thự lại nói khác, ông Thự nói thẳng rằng: “có một số người biết sự thật, nhưng ai nói sai họ vẫn mặc kệ, miễn người viết đề cao Hải Quân, còn nói thật thì họ cho là làm mất mặt Hải Quân. Vì vậy khi viết bài này, tôi biết trước là sẽ có nhiều người bất mãn vì bài viết của tôi, không những bất mãn mà tệ hơn, còn lên án tôi là kẻ bêu xấu Hải Quân, nhưng tôi vẫn phải viết để nói lên sự thật và nói thay cho những người đã chết trong trận Hoàng Sa”.
Người viết sử phải khách quan, vậy Huy Đức mở đầu cuốn sách bằng cái gì?: “Một hôm ở nhà Đỗ Trung Quân, nhà báo Tuấn Khanh, người vừa gặp rắc rối sau một bài báo khen ngợi ca sỹ bị coi là chống cộng Khánh Ly, buột miệng nói với tôi: “Anh phải viết lại những gì diễn ra ở đất nước này, đấy là lịch sử”… Tôi tiếp tục công việc thu thập tư liệu với một quyết tâm cụ thể hơn: Tái hiện giai đoạn lịch sử đầy bi kịch của Việt Nam sau năm 1975 trong một cuốn sách”. Khi Huy Đức đã tự ấn định trong đầu mình một giai đoạn lịch sử đầy bi kịch, rồi mới đi tìm sự thật thì chẳng ngạc nhiên gì về cái sự thật mà Huy Đức tìm được. Tôi nghĩ rằng một người vừa gặp rắc rối thì không thể đưa ra ý kiến chính xác và người nào nghe những lời đó mà cắm đầu làm theo thì không phải là người tỉnh táo. Người viết sử ngay lời nói đầu đã bộc lộ lệch lạc thì còn mong gì ở sự khách quan ? Một công trình không còn sự khách quan thì chỉ là sách chứ không thể là lịch sử.
Độ dài của cuốn sách
Với một cá nhân có tham vọng viết sử hàng chục năm của đất nước (dù tác giả nói là sau 1975 nhưng trong sách có rất nhiều sự kiện của trước 1975) nhưng tóm trong phần bi kịch và dày khoảng 800 trang thì tôi cho rằng nó chưa phải là nhiều. Còn “bi kịch” của hàng triệu chiến sĩ đã hy sinh, hàng triệu gia đình ly tán, hàng trăm ngàn tù cách mạng ở Côn Đảo, Phú Quốc… của Bên thắng cuộc đã bị nhà báo có “lương tâm trong sáng” Huy Đức lãng quên, những bi kịch đó vẫn dai dẳng cho đến ngày hôm nay.
Một giai đoạn dài và đầy ắp các sự kiện lịch sử có bi có tráng của đất nước thì vài trăm trang sẽ kể được bao nhiêu phần sự thật khi mà mỗi tình tiết chỉ được nhìn qua lăng kính một vài nhân vật “thất thế” hoặc qua góc nhìn của Huy Đức. Hãy xem ví dụ dưới đây: Báo Tuổi trẻ ngày 24.1.2013 giới thiệu tập phim đi tìm sự thật Mậu Thân 1968 của “đạo diễn tư nhân” Phong Lan, mất 10 năm tìm kiếm tư liệu, hàng ngàn cuộc phỏng vấn để nữ đạo diễn mới dám nói câu này: “Không có nhân chứng nào nói dối”. Chỉ một sự kiện thôi nhưng phải mất rất nhiều công sức, thời gian, tiền bạc và kiểm chứng lời nói của các nhân chứng mới có được một tác phẩm lịch sử. Huy Đức chỉ làm một công việc đơn giản là đi hỏi cùng với việc tập hợp một mớ tư liệu hỗn độn và cho ra một tác phẩm tái hiện giai đoạn lịch sử đầy bi kịch của đất nước!? Xin dẫn lại câu nói của ông Cao Tự Thanh: “Tư liệu chỉ là một phần của sử học, còn phải có tri thức, phương pháp và bản lãnh thì may ra tư liệu mới giúp người ta thành sử gia được”.
Lối viết
Sự thiên kiến của cả tác phẩm không có gì phải bàn nhưng đến cả khi đi vào chi tiết một sự kiện thì Huy Đức cũng trổ tài nhà báo. Cuốn sách sử của Huy Đức đã đi vào lịch sử khi sách điện tử phát hành ngày hôm trước thì ngày hôm sau đã phải chỉnh sửa nội dung trên sách giấy. Cựu sĩ quan ngụy Lê Quang Liễn nói “sự sai sót lớn đã làm tổn thương danh dự cá nhân tôi và nhiều người do trích dẫn từ sự ngụy tạo của Phan Xuân Huy, con rể của Dương Văn Minh”, nhà báo Lưu Đình Triều thì nói “tác giả Huy Đức đã cắt xén và trích dẫn không đầy đủ những lời tâm sự về cuộc đời ông. Cũng theo ông Triều, những ngày qua, ông sống rất khổ tâm vì phải giải thích cho gia đình, cơ quan, bạn bè hiểu rõ đầu đuôi câu chuyện”. Nếu Huy Đức không cắt xén và đưa tất cả sự kiện mà nhà báo Lưu Đình Triều đã nói thì đọc giả sẽ tự cảm nhận là “hố sâu thực sự” hay không chứ không cần Huy Đức hướng dẫn, nhưng đã có sự “cắt xén”, nghiệp vụ của nhà báo chứ không phải của sử gia. Thật lạ là Huy Đức khi là nhà báo thì “nói ai cũng tin”, khi là sử gia thì “ai nói cũng tin”. Rào cản cuối cùng mà một nhà báo hay sử gia đều phải vượt qua đó là kiểm chứng thông tin. Trong Bên thắng cuộc, Huy Đức đã huy động hàng chục tác phẩm chính thống lẫn trôi nổi và mặc như đó là những nguồn tư liệu khách quan, phỏng vấn hàng trăm người và xác định luôn đó cũng là những ý kiến khách quan. Có thể do cái định kiến từ đầu hoặc do Huy Đức không đủ sức để kiểm chứng thông tin nên đã dẫn đến cái sự lạ như vậy. Một tác phẩm không cần kiểm chứng mà chỉ cần quy nạp tất cả những thông tin lượm lặt được thì gọi là sách giải trí phù hợp hơn, hơn nữa, nếu có “lương tâm trong sáng” thì khi viết về bi kịch càng phải thận trọng hơn. Huy Đức sẽ còn phải sửa gì nữa khi trong cuốn sách đã đưa vào quá nhiều chi tiết ? Tôi có cảm giác Huy Đức hãnh diện với những thông tin mà bao nhiêu năm lăn lộn có được. Và nếu những thông tin đó không được đẩy lên thành “lịch sử” thì có lẽ nó không xứng tầm với một nhà báo tên tuổi. Tất nhiên, Bên thắng cuộc sẽ có một số tư liệu để các sử gia khác dùng nó một cách khoa học hơn, toàn diện hơn.
Sau này, có thể một nhà báo nào đó sẽ viết “lịch sử” của vụ án Năm Cam, trong đó có đoạn: “Từ năm 1995 đến 1997, Hoàng Linh nhận 4 lần tiền, mỗi lần 15 triệu đồng, tổng cộng là 60 triệu đồng do Liên Khui Thìn gửi cho ông Huỳnh Sơn Phước (Phó tổng biên tập báo Tuổi trẻ), ông Hoàng Quý (nguyên chánh văn phòng báo Tuổi trẻ), ông Huy Đức (nguyên phóng viên báo Tuổi trẻ), mỗi người 20 triệu đồng” (bút lục của cơ quan điều tra); và phần nói thêm về Huy Đức sẽ là: “Ngày còn làm ở Tuổi trẻ, Huy Đức là bậc thầy của việc dùng ngòi bút làm kinh tế cá thể, những người làm ở công ty Bia Sài Gòn kể vanh vách chuyện Huy Đức cầm bút đi trước, nhà thơ Nguyễn Đỗ cầm hợp đồng quảng cáo dí theo sau. Nhờ thế phóng viên, Huy Đức có rất nhiều bất động sản dưới chân cầu Nguyễn Hữu Cảnh do một công ty quân đội đỡ đầu” (phỏng vấn Hồ Thị Thu Hồng – nguyên Tổng Biên tập báo Thể thao văn hóa).
Đoạn đầu đã cắt đi câu “những người trên không thừa nhận lời khai của Hoàng Linh”, đoạn sau thì thêm vào câu “nhờ thế phóng viên”, những đoạn cắt, thêm hoàn toàn không bóp méo sự thật nhưng lại thể hiện được ý đồ của người viết. Đấy chính là Tư Mã Thiên đang tập theo lối “viết sử” của Huy Đức.
Lịch sử đâu có dễ viết!
Sự thật khách quan
Trước hết phải thừa nhận rằng trải qua hai cuộc chiến tranh thì đất nước ta có rất nhiều tình tiết lịch sử phải được viết lại, điều này rất thường tình, ví như những tình tiết cắm cờ trên nóc hầm tướng Đờ Cát hay xe tăng húc đổ cánh cổng Dinh Độc lập, thời khắc chiến thắng của chiến tranh tất cả đều vui mừng, mừng vì sẽ không còn hy sinh, không còn mất mát, đất nước được độc lập, người dân không còn là nô lệ… đó là mới là giá trị toàn vẹn của chiến thắng, chẳng ai “rỗi hơi” để ghi nhận lại những tình tiết vụn vặt này, chỉ sau khi hòa bình và cần có sự kiện chính xác để “ghi nhận lại lịch sử”, theo tôi giá trị của những tình tiết đó là để “ghi nhận lại lịch sử”, còn lịch sử là dân tộc ta đã chiến thắng trong chiến dịch Điện Biên Phủ và chiến dịch Hồ Chí Minh, đánh đuổi hai đế quốc Pháp, Mỹ, đánh đuổi chính quyền tay sai. Có thể hòa bình đã lâu nên khiến người ta quên đi những ý nghĩa to lớn của chiến thắng và bắt đầu để ý đến những tình tiết nhỏ hơn. Lấy thêm một vi dụ để thấy viết lịch sử khó như thế nào, những người trong cuộc đều là chỉ huy của các tàu chiến chính quyền ngụy kể lại trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974, các ông Hà Văn Ngạc, Vũ Hữu San thì mô tả mình như người anh hùng nhưng ông Lê Văn Thự lại nói khác, ông Thự nói thẳng rằng: “có một số người biết sự thật, nhưng ai nói sai họ vẫn mặc kệ, miễn người viết đề cao Hải Quân, còn nói thật thì họ cho là làm mất mặt Hải Quân. Vì vậy khi viết bài này, tôi biết trước là sẽ có nhiều người bất mãn vì bài viết của tôi, không những bất mãn mà tệ hơn, còn lên án tôi là kẻ bêu xấu Hải Quân, nhưng tôi vẫn phải viết để nói lên sự thật và nói thay cho những người đã chết trong trận Hoàng Sa”.
Người viết sử phải khách quan, vậy Huy Đức mở đầu cuốn sách bằng cái gì?: “Một hôm ở nhà Đỗ Trung Quân, nhà báo Tuấn Khanh, người vừa gặp rắc rối sau một bài báo khen ngợi ca sỹ bị coi là chống cộng Khánh Ly, buột miệng nói với tôi: “Anh phải viết lại những gì diễn ra ở đất nước này, đấy là lịch sử”… Tôi tiếp tục công việc thu thập tư liệu với một quyết tâm cụ thể hơn: Tái hiện giai đoạn lịch sử đầy bi kịch của Việt Nam sau năm 1975 trong một cuốn sách”. Khi Huy Đức đã tự ấn định trong đầu mình một giai đoạn lịch sử đầy bi kịch, rồi mới đi tìm sự thật thì chẳng ngạc nhiên gì về cái sự thật mà Huy Đức tìm được. Tôi nghĩ rằng một người vừa gặp rắc rối thì không thể đưa ra ý kiến chính xác và người nào nghe những lời đó mà cắm đầu làm theo thì không phải là người tỉnh táo. Người viết sử ngay lời nói đầu đã bộc lộ lệch lạc thì còn mong gì ở sự khách quan ? Một công trình không còn sự khách quan thì chỉ là sách chứ không thể là lịch sử.
Độ dài của cuốn sách
Với một cá nhân có tham vọng viết sử hàng chục năm của đất nước (dù tác giả nói là sau 1975 nhưng trong sách có rất nhiều sự kiện của trước 1975) nhưng tóm trong phần bi kịch và dày khoảng 800 trang thì tôi cho rằng nó chưa phải là nhiều. Còn “bi kịch” của hàng triệu chiến sĩ đã hy sinh, hàng triệu gia đình ly tán, hàng trăm ngàn tù cách mạng ở Côn Đảo, Phú Quốc… của Bên thắng cuộc đã bị nhà báo có “lương tâm trong sáng” Huy Đức lãng quên, những bi kịch đó vẫn dai dẳng cho đến ngày hôm nay.
Một giai đoạn dài và đầy ắp các sự kiện lịch sử có bi có tráng của đất nước thì vài trăm trang sẽ kể được bao nhiêu phần sự thật khi mà mỗi tình tiết chỉ được nhìn qua lăng kính một vài nhân vật “thất thế” hoặc qua góc nhìn của Huy Đức. Hãy xem ví dụ dưới đây: Báo Tuổi trẻ ngày 24.1.2013 giới thiệu tập phim đi tìm sự thật Mậu Thân 1968 của “đạo diễn tư nhân” Phong Lan, mất 10 năm tìm kiếm tư liệu, hàng ngàn cuộc phỏng vấn để nữ đạo diễn mới dám nói câu này: “Không có nhân chứng nào nói dối”. Chỉ một sự kiện thôi nhưng phải mất rất nhiều công sức, thời gian, tiền bạc và kiểm chứng lời nói của các nhân chứng mới có được một tác phẩm lịch sử. Huy Đức chỉ làm một công việc đơn giản là đi hỏi cùng với việc tập hợp một mớ tư liệu hỗn độn và cho ra một tác phẩm tái hiện giai đoạn lịch sử đầy bi kịch của đất nước!? Xin dẫn lại câu nói của ông Cao Tự Thanh: “Tư liệu chỉ là một phần của sử học, còn phải có tri thức, phương pháp và bản lãnh thì may ra tư liệu mới giúp người ta thành sử gia được”.
Lối viết
Sự thiên kiến của cả tác phẩm không có gì phải bàn nhưng đến cả khi đi vào chi tiết một sự kiện thì Huy Đức cũng trổ tài nhà báo. Cuốn sách sử của Huy Đức đã đi vào lịch sử khi sách điện tử phát hành ngày hôm trước thì ngày hôm sau đã phải chỉnh sửa nội dung trên sách giấy. Cựu sĩ quan ngụy Lê Quang Liễn nói “sự sai sót lớn đã làm tổn thương danh dự cá nhân tôi và nhiều người do trích dẫn từ sự ngụy tạo của Phan Xuân Huy, con rể của Dương Văn Minh”, nhà báo Lưu Đình Triều thì nói “tác giả Huy Đức đã cắt xén và trích dẫn không đầy đủ những lời tâm sự về cuộc đời ông. Cũng theo ông Triều, những ngày qua, ông sống rất khổ tâm vì phải giải thích cho gia đình, cơ quan, bạn bè hiểu rõ đầu đuôi câu chuyện”. Nếu Huy Đức không cắt xén và đưa tất cả sự kiện mà nhà báo Lưu Đình Triều đã nói thì đọc giả sẽ tự cảm nhận là “hố sâu thực sự” hay không chứ không cần Huy Đức hướng dẫn, nhưng đã có sự “cắt xén”, nghiệp vụ của nhà báo chứ không phải của sử gia. Thật lạ là Huy Đức khi là nhà báo thì “nói ai cũng tin”, khi là sử gia thì “ai nói cũng tin”. Rào cản cuối cùng mà một nhà báo hay sử gia đều phải vượt qua đó là kiểm chứng thông tin. Trong Bên thắng cuộc, Huy Đức đã huy động hàng chục tác phẩm chính thống lẫn trôi nổi và mặc như đó là những nguồn tư liệu khách quan, phỏng vấn hàng trăm người và xác định luôn đó cũng là những ý kiến khách quan. Có thể do cái định kiến từ đầu hoặc do Huy Đức không đủ sức để kiểm chứng thông tin nên đã dẫn đến cái sự lạ như vậy. Một tác phẩm không cần kiểm chứng mà chỉ cần quy nạp tất cả những thông tin lượm lặt được thì gọi là sách giải trí phù hợp hơn, hơn nữa, nếu có “lương tâm trong sáng” thì khi viết về bi kịch càng phải thận trọng hơn. Huy Đức sẽ còn phải sửa gì nữa khi trong cuốn sách đã đưa vào quá nhiều chi tiết ? Tôi có cảm giác Huy Đức hãnh diện với những thông tin mà bao nhiêu năm lăn lộn có được. Và nếu những thông tin đó không được đẩy lên thành “lịch sử” thì có lẽ nó không xứng tầm với một nhà báo tên tuổi. Tất nhiên, Bên thắng cuộc sẽ có một số tư liệu để các sử gia khác dùng nó một cách khoa học hơn, toàn diện hơn.
Sau này, có thể một nhà báo nào đó sẽ viết “lịch sử” của vụ án Năm Cam, trong đó có đoạn: “Từ năm 1995 đến 1997, Hoàng Linh nhận 4 lần tiền, mỗi lần 15 triệu đồng, tổng cộng là 60 triệu đồng do Liên Khui Thìn gửi cho ông Huỳnh Sơn Phước (Phó tổng biên tập báo Tuổi trẻ), ông Hoàng Quý (nguyên chánh văn phòng báo Tuổi trẻ), ông Huy Đức (nguyên phóng viên báo Tuổi trẻ), mỗi người 20 triệu đồng” (bút lục của cơ quan điều tra); và phần nói thêm về Huy Đức sẽ là: “Ngày còn làm ở Tuổi trẻ, Huy Đức là bậc thầy của việc dùng ngòi bút làm kinh tế cá thể, những người làm ở công ty Bia Sài Gòn kể vanh vách chuyện Huy Đức cầm bút đi trước, nhà thơ Nguyễn Đỗ cầm hợp đồng quảng cáo dí theo sau. Nhờ thế phóng viên, Huy Đức có rất nhiều bất động sản dưới chân cầu Nguyễn Hữu Cảnh do một công ty quân đội đỡ đầu” (phỏng vấn Hồ Thị Thu Hồng – nguyên Tổng Biên tập báo Thể thao văn hóa).
Đoạn đầu đã cắt đi câu “những người trên không thừa nhận lời khai của Hoàng Linh”, đoạn sau thì thêm vào câu “nhờ thế phóng viên”, những đoạn cắt, thêm hoàn toàn không bóp méo sự thật nhưng lại thể hiện được ý đồ của người viết. Đấy chính là Tư Mã Thiên đang tập theo lối “viết sử” của Huy Đức.
Lịch sử đâu có dễ viết!
Tôi đồng ý với nhận xét của Tư Mã Thiên ( Cái tên này cũng có ẩn ý đây !). Huy Đức cái thời làm báo Tuổi Trẻ nổi đình đám chủ yếu những bài viết về chống tiêu cực .Trong nghề anh em gọi chung là viết về mảng "Nội chính" . Thực tế viết về mảng này khó mà dễ, dễ mà khó . Nhưng có điều là anh nào cũng có "của ăn của để". Tôi có thể kể tên nhiều vị, trong đó có Huy Đức mà tôi cũng rất mến mộ về sự sắc sảo và trí nhớ tốt của anh. Trong BTC, rất nhiều "câu chuyện" anh ghi lại nhưng tôi và nhiều người cũng đã ít nhiều được nghe ai đó nói lại trong lúc trà dư tửu hậu. Bây giờ thêm sự xuất hiện của HĐ với tư cách người trong cuộc ( Gặp toàn những vị tai to mặt lớn), thì ắt là phải tin sái cổ đi rồi . Nhưng kiểm chứng ra sao ? Và ngay cả ông X, bà Y (thường là đang bức xúc chuyện thời thế) mà HĐ đến khai thác thì liệu có khách quan không cũng là cả một vấn đề. Tư Mã Thiên đánh giá một số mặt được của BTC cũng là khách quan. Nhiều người có sở thích gặp nhau tán gẫu chuyện chính trị, chính em ( Trong Nam gọi là TÁM" ) có thể đọc BTC để "tám" một mình ! Cảm ơn chủ Blog đã sưu tầm cho đọc bài này !
Trả lờiXóaCám ơn cụ đã quan tâm đến vấn đề mà bài viết đề cập.
XóaTrời đất ơi, dạo ni SP nỏ nghiên cứu thủ thuật blog nữa mà quay sang các v/đ thời sự chính trị rồi sao?
Trả lờiXóaNhức đầu lắm SP ơi!
Thỉnh thoảng Cũng phải hâm nóng tư tưởng một chút để khỏi trở thành ông Lú mà. Chúc Ly Lan có nhiều tiến bộ trong công nghệ TT.
Trả lờiXóacảm ơn vì bài đăng của bạn
Trả lờiXóa