CHÚC MỪNG NGÀY THÀY THUỐC VIỆT NAM 27-2
CHÚC CÁC BLOGGER_THÀY THUỐC VN
MẠNH KHỎE VUI VẺ CÓ NHIỀU ĐÓNG GÓP CHO SỰ NGHIỆP Y HỌC CAO CẢ
HAI ĐẠI DANH Y VIỆT NAM THỜI XƯA
ĐẠI DANH Y TUỆ TĨNH
Đại danh y Việt Nam, tên
thật: Nguyễn Bá Tĩnh, pháp hiệu là Tuệ Tĩnh, biệt hiệu là Hồng Nghĩa, s. và m. khoảng 1325–1399, ngày mất và ngày giỗ chính thức là 1.4 Âm
lịch. Cụ quê ở Nghĩa Phú, tổng Văn Thai, phủ Thượng Hồng, lộ Hồng, nay thuộc thôn Nghĩa
Phú, xã Cẩm Vũ, huyện cẩm Bình, tỉnh Hải Dương. Lên 6 tuổi mồ côi cả cha lẫn
mẹ. Được các nhà sư chùa Hải Triều và chùa Giao Thủy (Thiên Trường, Hà Nam)
nuôi ăn học. Năm 22 tuổi đỗ Thái học sinh (danh hiệu Tiến sỹ thời Trần) dưới
thời Trần Dụ Tông (1314–1369) nhưng không ra làm quan mà vào chùa đi tu, làm
thuốc trị bệnh cứu người. Trong nhà thờ Tuệ Tĩnh, thôn Nghiêm Phú có đôi câu
đối
“Danh khôi nhị giáp tiên Trần gia
/Sứ mệnh thập toàn tỉnh Bắc y”
(nghĩa là
danh đầu nhị giáp nêu gương khoa bảng đời Trần/Sứ mệnh vẹn toàn trổ tài y học
đất Bắc). Không chỉ bốc thuốc chữa bệnh, Tuệ Tĩnh còn khảo cứu cây thuốc, nuôi
trồng cây thuốc, bào chế các vị thuốc và soạn ra hàng trăm phương thuốc chữa
bệnh.
Toàn bộ khảo cứu và chứng nghiệm chữa bệnh đã được Tuệ Tĩnh tổng kết vào
hai trước tác nổi tiếng: “Hồng nghĩa giác
tư y thư” và “Nam dược thần liệu”
như là hai viên ngọc quý của y học cổ truyền Việt Nam. “Hồng nghĩa giác tư y
thư” gồm hai quyển thượng và hạ bằng chữ Nôm và chữ Hán, nêu lên quan niệm y lý
chung (như: Bế kinh, dưỡng khí, tồn thần,
thanh tâm, quả dục, thủ chân, luyện hình) tóm tắt công dụng của 630 vị
thuốc và 13 phương gia giảm. Bản thảo in để tại chùa Hộ Xá, huyện Giao Thuỷ,
tỉnh Nam Định (nơi Tuệ Tĩnh tu hành); được Y viện triều Lê Dụ Tông xuất bản năm
1723, là cuốn sách thuốc cổ nhất ở Việt Nam. Bộ “Nam dược thần hiệu” gồm 11
quyển. Quyển đầu nói về dược tính của 499 vị thuốc nam, các cuốn sau mỗi cuốn
nói riêng về cách chữa trị từng nhóm bệnh. Phương châm chữa bệnh của ông là:
tìm đúng nguyên nhân của bệnh, theo nguyên nhân mà chữa, kết hợp nhiều phương
pháp, tính đơn giản, thực tiễn và linh hoạt, với y lí cô đọng, dễ hiểu, dễ làm,
dễ ứng dụng, mọi người đều có thể tự chữa bệnh bằng các phương pháp xông, cứu,
uống thuốc.
Tuệ Tĩnh muốn xây dựng nền y học dân tộc choViệt Nam theo phương
châm “dùng thuốc Nam Việt chữa người Nam Việt”. Ông được coi là vị thánh thuốc
nam. Bên cạnh chữa bệnh, Tuệ Tĩnh còn ra sức tuyên truyền và phổ biến kiến thức
vệ sinh, phòng bệnh, giữ gìn sức khoẻ.
Đại danh y, nhà văn, nhà thơ Việt
Nam, hiệu: Hải Thượng
Lãn Ông, s. 11.12.1720,
làng Liêu Xá, huyện Đường Hào (nay là Mỹ Văn), tỉnh Hưng Yên, năm 1741, về quê
ngoại ở làng Tình Diễm, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, nuôi mẹ già, chuyên tâm
theo nghề y, trở thành đại danh y Việt Nam, m. 12.1.1791, thôn Bàu Thượng, xã Tình
Diễm, Hương Sơn, Hà Tĩnh.
Thuở nhỏ chăm chỉ học hành, nuôi chí làm quan. Lớn
lên theo nghiệp cha ông, đỗ đạt, làm quan, đã từng cầm quân theo chúa Trịnh dẹp
các cuộc khởi nghĩa nông dân. Năm 1741,
từ bỏ mộng quan trường, về quê ngoại ở Hương Sơn, Hà Tĩnh sống, nuôi dưỡng mẹ,
miệt mài nghiên cứu y học, chữa bệnh, cứu người. Triết lý của ông là “Lợi danh
trước mắt trôi như nước; Nhân
nghĩa trong lòng chẳng đổi phương”. Ông nói: “Nghề làm thuốc là nhân thuật, thầy thuốc hẳn phải lấy việc giúp người làm
điều hay. Tôi đã phải bỏ nghiệp Nho theo
nghề y hơn 10 năm đèn sách nghiên cứu đêm ngày trau dồi nghề nghiệp trong lòng
chỉ luôn nghĩ đến việc cứu giúp người đời”. Năm 1782, chúa Trịnh Sâm lâm bệnh nặng mời ông ra kinh thành Thăng Long chữa
bệnh cho Trịnh Sâm và con là Trịnh Cán. Khỏi bệnh, Trịnh Sâm giữ ông lại trong
Kinh để lo việc thuốc thang cho nhà chúa. Ông có ở lại một thời gian, nhưng xin
ra ở ngoài phủ. Chẳng bao lâu ông lại về quê ở Hương Sơn, Hà Tĩnh tiếp tục làm
thuốc chữa bệnh.
Lê Hữu Trác là một người làm việc tận tâm, miệt mài cho chí
hướng làm thuốc cứu người. Ông để lại cho đời sau bộ “Hải Thượng y tông tâm
lĩnh” gồm 28 tập, 66 quyển được chuẩn bị hơn 30 năm được in trọn bộ năm 1886,
là bộ bách khoa thư về y học cổ truyền đầu tiên, lớn nhất của Việt Nam thế kỷ 18. Nội dung
bộ sách trình bày các quan điểm y lí sâu sắc, giới thiệu những phương pháp và
kinh nghiệm chữa bệnh cụ thể, hiệu nghiệm. Lê Hữu Trác là một y sư Việt Nam thế kỷ 18 tài cao, đức trọng, luôn đề cao y đức,
hết lòng cứu chữa người bệnh, không phân biệt giàu nghèo, sang hèn. Cuốn
“Thượng kinh kí sự” kể lại chuyến ra Thăng Long chữa bệnh cho chúa Trịnh của
ông là một tài liệu lịch sử và một áng văn có giá trị. Ông còn là tác giả nhiều
bài thơ tự sự và vịnh cảnh, có giá trị hiện thực, trữ tình và nhân đạo sâu sắc.
CHO CON TEM ẺN " CHÀO MỪNG NGÀY THÀY THUỐC VN" NHÉ! VÀ CŨNG CHO CON CHÚC NHƯ THÀY.
Trả lờiXóaĐẶC BIỆT CHÚC RIÊNG CÔ HẠT CÁT ( NHƯ THÀY LUN) HÌ!
XóaHihi... thấy cái hình bà LANG BĂM xấu xí ...hê hê...
Trả lờiXóaAAAAAA. Con nhận ra cái hình của vị Thầy thuốc đáng yêu đó rồi :)
XóaCái ảnh bà LANG BĂM này trông xinh mà ngầu hơn nè:
Xóa[IMG]http://i1109.photobucket.com/albums/h433/hadangtin42/Photobucket%20Desktop%20-%20HADANGTIN-PC/Hatcat012_zps256ae04e.png[/IMG]
Sao em không thấy hình chị Cát, cám ơn anh Nói liều đã viết entry này . Em chúc chị Cát khỏe và tràn đầy hạnh phúc nhân NGÀY THÀY THUỐC VIỆT NAM 27-2.
Trả lờiXóaChúc thầy ngày mới an lành
Trả lờiXóaSưu tầm, nghiên cứu biết bao đề tài
Để em và bà con học mãi học hoài (~_~)
[img] http://hinhdongso2.wap.sh/hinhdong9/tinhyeu/traitimtinhyeu3d/Hinhnenso1.com-hinh-dong-.034.gif [/img]
Tôi cũng góp thêm lời chúc ngày thầy thuốc VN. Chúc tất cả những ai trong ngành Y vui vẻ, mạnh khỏe, đạt được nhiều thành công trong việc cứu, chữa NGƯỜI.
Trả lờiXóaCho góp lời chúc mừng với! Vào 3A- QL hay ST blog xem nhé!
Trả lờiXóaVào 3A rồi,
XóaCám ơn SONGTHU
Viết bài rất công phu
Trình độ tiến như thổi
VÙ VÙ.
Em cũng chúc mừng! Chúc mừng
Trả lờiXóaHôm ni chị Cát tưng bừng vui nha!
Lúc nào Ngựa cũng vui ca
Trả lờiXóaTư bừng khấn khởi, ấy là THẦN TIÊN