11 thg 3, 2013

CUỘC CHIA TAY LẠC LONG QUÂN-ÂU CƠ (2)


NHÂN NGÀY 08-3,  NGHĨ VỀ
CUỘC CHIA TAY LẠC LONG QUÂN-ÂU CƠ (2)

ĐẠI HỒNG THỦY - CƠ DUYÊN GẶP GỠ VÀ CHIA TAY LẠC LONG QUÂN VÀ ÂU CƠ

1. Oppenheimer và Địa đàng Phương đông
Nhà nghiên cứu Oppenheimer đã để ra 15 năm nghiên cứu về lịch sử, địa chất, khảo cổ, văn hóa ở khu vực Đông Nam Á và Nam Á - Thái Bình Dương, để viết nên tập sách dày 800 trang "Địa đàng Phương Đông" khẳng định sự tồn tại một "Địa đàng ở phương đông" như kinh thánh đã viết. Địa đàng ấy nằm ở vịnh Thái Lan, Biển Java, qua vùng biển Nam Cà Mau, Côn Đảo, suốt cả vịnh Bắc Bộ Việt Nam với diện tích bằng cả bán đảo Trung Ấn... Tác giả gọi vùng đó là Lục địa Sundaland. Đây là nơi văn minh rực rỡ, là nơi phát sinh và phát triển của cây lúa nước, kỹ thuật đóng tàu và điều khiển tàu bè chạy đường dài... Vào khoảng thiên niên kỷ thứ 14 đến thiên niên kỷ thứ 7 tr. CN trái đất chịu ba cơn đại hồng thủy ghê  gớm, trong đó trận đại hồng thủy thứ ba vào thiên niên kỷ thứ 7 đã nhấn chìm toàn bộ lục địa Sundaland. Những cư dân của lục địa này chạy tản ra bốn phương đã đem nền văn minh đó đến Ai Cập, Trung Đông, Ấn Độ theo đường biển, hoặc theo các dòng sông chảy qua lục địa di cư lên phía tây bắc hoặc phía bắc châu Á.
2. Đại hồng Thủy là có thật 
Oppenheimer dẫn các tài liệu có được cho tới đầu thế kỷ 21 để chứng minh rằng Đại Hồng Thủy là có thật.
Công trình nghiên cứu khoa học quan trọng nhất được dẫn ra là thuyết thiên văn của thiên tài Milankovitch đề xướng vào năm 1920. Thuyết của Milankovitch kết hợp đúng đắn các biến đổi độ sáng của các ngôi sao với những tính toán hết sức tỉ mỉ. Theo lí thuyết này, những thời kỳ nóng lên và lạnh đi theo ngẫu nhiên của trái đất có thể được giải thích bởi sự tương tác của ít nhất ba chu kỳ của không gian vận hành với những tốc độ khác nhau. Những chu kỳ này ảnh hưởng đến sức nóng mà mặt trời chuyển đến các vùng khác nhau của trái đất theo một cách hết sức phức tạp. Một nhân tố đặc biệt quan trọng đối với đóng băng là sự suy giảm nhiệt độ được chuyển đến các vĩ độ ôn hòa phía bắc vào mùa hè. Ba chu kỳ quan trọng của không gian thứ tự được gọi tên là "Mạch thẳng" ~100.000 năm, "Độ nghiêng trục" ~41.000 năm và "Tiến động" ~23.000 năm.
a. Dao động quỹ đạo: Trái đất quay quanh mặt trời theo một quỹ đạo hình enlip mà mặt trời nằm ở một tiêu điểm của enlip đó chứ không phải ở giữa enlip. Trong một chu kỳ 100.000 năm, hình enlip này duỗi ra và sau đó co lại theo trục nối hai tiêu điểm nhưng dãn ra theo trục vuông góc với đường nối hai tiêu điểm đó cho đến khi nó biến thành hình tròn rồi lại co lại để trở thành enlip. Trong một chu kỳ biến đổi quỹ đạo của trái đất, khoảng cách giữa trái đất và mặt trời có thể dao động trong khoảng 18,26 triệu kilomet (11,35 triệu dặm). Mặc dù thay đổi về sức nóng chuyển đến trái đất trong chu kỳ tương đối nhỏ nhưng tác động của nó đối với khí hậu của trái đất lớn hơn tác động của cả hai chu kỳ còn lại do một số nguyên nhân. Cùng với nhiều chu kỳ tự nhiên, có nhiều hơn một dấu hiệu được thể hiện cùng một thời điểm và thường có những họa ba bổ sung. Điều này thể hiện một chu kỳ mạch thẳng chậm hơn và ít quan trong hơn kéo dài trong 400.000 năm. 
 b) Thay đổi hướng trục quay: Trục quay của trái đất nghiêng theo một góc đối với mặt phẳng quỹ đạo trái đất quay quanh mặt trời (thường gọi là mặt phẳng Hoàng đạo), tương tự như một con quay không xoay theo thế thẳng đứng. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến mùa hè và mùa đông của trái đất. Hiện nay độ nghiêng đó là 23,5 độ nhưng nó có thể dao động trong khoảng 21,5 đến 24,5 trong một chu kỳ khoảng 41.000 năm. Có một chu kỳ nhỏ bỏ sung với dao động khoảng 54.000 năm.
  c) Tiến động: Là một vật thể xoay tròn theo trục quay của mình, trái đất còn chịu một chuyển động xoay tròn chậm trên chân của mình khi trục nghiêng tự quay quanh nó. Nếu đi theo trái đất trên quỹ đạo của nó xoay quanh mặt trời nhưng lại đứng ở trên cao và nhìn trực tiếp Bắc cực từ trên xuống, sẽ thấy bắc cực xoay chậm theo vòng tròn với chu kỳ ~22.000 đến 23.000 năm. Nếu có thể nhìn thấu qua trái đất để thấy được nam cực, ta sẽ thấy nó quay vòng tương tự và lệch pha theo 180 độ. Việc trục tự xoay quanh bản thân nó được gọi là sự tiến động của trục. Ảnh hưởng của sự tiến động này là trái đất dần dần thay đổi bề mặt hướng tới mặt trời tại các phần khác nhau trên quỹ đạo hình enlip. Tiến động không làm thay đổi góc nghiêng mà chỉ thay đổi hướng của nó. Kết quả là trong khoảng 11.000 năm nữa, ngày 21 tháng 6 sẽ trở thành điểm giữa mùa đông tại châu Âu và bắc Mỹ còn Australia sẽ là mùa hè vào ngày đó.. Lại có một chu kỳ bổ sung kém quan trong hơn kéo dài 19.000 năm chồng lên dao động 22.000 năm.
Các chu kỳ của Milankovitch có thể được xem như những vũ điệu thanh nhã và trang nghiêm của trời đất. Các phương pháp hiện đại xác định gián tiếp thời gian và những dao động trong sự tan băng và đóng băng của các tảng băng chứng minh sự đúng đắn của các dự đoán của Milankovitch về sự ra đời và biến mất của các kỷ nguyên băng hà trong hai triệu năm qua*).
*) Sự giải thích ở đây có thể nhầm lẫn giữa hai hiện tượng xoay lệch trục và tiến động nhưng tôi cứ theo tài liệu dịch đưa ra đây, sau này có điều kiện sẽ tra cứu lại nhưng hiện tượng vật lý của các chuyển động này gây ra đại Hồng thủy là đúng thực tế và có cơ sở khoa học. NL chú thích.
Các giao động quỹ đạo trái đất, sự thay đổi độ nghiêng trục và lắc trục quay là những nguyên nhân gây biến đổi khí hậu và tan băng ở hai cực trái đất, dẫn đến đại hồng thủy nhấn chìm lục địa Sundalend vào thiên niên kỷ thứ 7 trước công nguyên.
c. Lạc Long Quân gặp Âu Cơ
Khi băng hà, nước biển dâng, vùng đất màu mỡ dọc theo bờ biển phía đông của Bắc Việt Nam dần bị ngập nước không còn canh tác được nữa. Trước đó, sông Hồng hợp lưu với sông Mã trên vùng lục địa Nam Hải trước khi chảy ra biển đông, bây giờ nước ngập, người ta men theo các nhánh của con sông này tiến dần lên thượng nguồn, tìm những mảnh đất có thể cach tác lúa nước tiếp tục khai khẩn trồng lúa. Lạc Long Quân là bộ lạc đã tiến sang thời kỳ trồng trọt lúa nước như các cư dân trên lục địa Sundaland, thoát khỏi chế độ Mẫu hệ của lối sản xuất chăn nuôi hái lượm. Trong khi đó các bộ lạc phía thượng lưu của sông Hồng , sông Mã (ngày nay) đang còn ở chế độ săn bắn hái lươm và ở chế độ thị tộc mẫu hệ (như đã thấy trên thực tế ở thế kỷ XX nhiều dân tộc vẫn còn duy trì chế độ mẫu hệ này). Tiêu biểu của bộ lạc sinh sống ở Bắc Việt Nam là bộ lạc Âu Cơ. Chỉ riêng chữ Âu cũng đã thể hiện đó là một bộ lạc thị tộc mẫu hệ (theo nghiên cứu của ông An Chi, đầu công nguyên người Việt còn phát âm Âu là "U", u là mẹ, còn chữ Cơ chắc chắn do các nhà nho thêm vào sau để tỏ sự kính trọng như Ngu Cơ... vợ của Hạng Võ vậy).
Theo truyền thuyết thì Lạc Long Quân là con của rồng, Âu Cơ là cháu của Tiên, nhưng theo Đại Việt Sử ký toàn thư thì Lạc Long Quân và Âu cơ là "Tỷ đệ đồng đường", họ có cùng chung ông nội là Đế Minh thì làm sao lại khác giống (rồng - tiên) được, dù Kinh Dương Vương lấy con gái của Thần Long mà sinh ra Lạc Long Quân chăng nữa. Chỉ có thể hiểu rồng tiên theo một nghĩa rất vật lý : Lạc long quân là bộ lạc sống ở miền sông nước, làm ruộng lúa (rồng) còn Âu cơ là bộ lạc sống trên rừng núi chuyên săn bắn hái lượm (tiên) nhưng trước đó họ đều di chuyển từ Phi Châu tới (thuyết một nguồn gốc)  nên có cùng nguồn gốc và người hai bộ lạc này nếu kết hôn thì sinh con cái bình thường. 
Hai bộ lạc này sinh sống trên một vùng đất, có sự hôn phối đan xen dẫn đến sinh thêm nhiều con cái (nói 100 con là ý nói nhiều lắm chứ không phải là con số thực) và có sự phân công lao động hợp lý (trồng lúa và chăn nuôi hái lượm). Họ cũng đưa kỹ thuật canh tác lúa lên đồi gọi là trồng lúa nương như ngày nay.
d. Lạc Long Quân ra đi
Băng trên các cực trái đất dưới tác động của tiến động trục quay trái đất tiếp tục tan khiến đồng bằng sông Hồng bị ngập hoàn toàn, nước ngập lên tận ngã ba sông Việt Trì. Lúc này để có một thửa ruộng trồng lúa nước phải mất rất nhiều công sức khai hoang (chặt cây rừng to lớn hơn khả năng công cụ lúc đó). Để tiếp tục tồn tại, bộ phận làm ruộng nước của hai bộ lạc này phải ra đi tìm miền đất mới, sự chia tay Lạc Long Quân - Âu cơ  là vì lẽ như thế: Năm mươi con theo mẹ lên núi tiếp tục kiểu sinh sống chăn nuôi hái lượm và có thêm kỹ thuật làm lúa nương; Năm mươi con theo cha xuống biển đi tìm nơi có thể sinh sống bằng trồng lúa nước. Có một bộ phận của bộ lạc Lạc Long quân đi theo hướng sông Mã khi bị đại Hồng thủy, nay họ đi ngược lên thượng lưu, đi xuống phía Nam nhưng ở đấy chỉ quanh quẩn cho đến Quảng Bình hiện nay thì không đi được nữa vì đoạn tiếp theo không có thềm lục địa, họ di chuyển ven theo thượng lưu mấy con sông trung bộ và sau này dựng nước Việt Thường vào đầu thiên niên kỷ thứ nhất tr. CN.
Kỳ sau:
An Dương Vương: Sự trở về của con cháu Lạc Long Quân.

8 nhận xét:

  1. Chúc tuần mới thật là vui
    Để cuộc đời mãi tiếng cười thầy nha ! (~_~)
    [img] http://d4.violet.vn/uploads/blogs/731506/7_iykim2000.gif[/img]

    Trả lờiXóa
  2. Em thì mắc phải bệnh hoài nghi
    Giống người bắt đầu từ giống chi?
    Con Rồng-cháu Tiên, ta tự nhận
    Chẳng trách nhầm nhầm mãi lối đi.

    Trả lờiXóa
  3. Đầu xuân chim én lượn bay
    Voi Bản Đôn cũng tập bay quê người
    Thăm quê hương Bác rạng ngời
    Giao lưu Đất tổ vui cười tình thân (~_~)
    [img] http://blog.yimg.com/3/wJmVQHV7s5.DqXVMEPiSFx.C3Z.2bnKf6AivNBvM6iewxQg5C07Lfw--/74/l/oCmaXBLPeAXSCgkbkrgtAw.jpg [/img]

    Trả lờiXóa
  4. Con Rồng cháu tiên mà bây giờ ... sợ quá bác ạ.
    [img]http://www.desicomments.com/dc3/01/196739/196739.jpg[/img]

    Trả lờiXóa
  5. Thăm thầy một chiều thứ năm
    Chúc thầy sức khỏe ngang tầm máy bay (~_~)

    Thầy đi đâu vắng rứa hầy ?
    [img] http://songthuhotel.vn/upload/21232f297a57a5a743894a0e4a801fc3/maybay.jpg[/img]

    Trả lờiXóa
  6. TG sang thăm bác NL, nhưng bác đi vắng mất rùi! lục lọi nhà bác tí rồi về!

    Trả lờiXóa
  7. em sang cảm ơn anh đã tặng quà sinh nhựt cho em và đọc đuọc bài sưu khảo công phu này hay lắm anh ạ

    Trả lờiXóa
  8. HD qua thăm anh, chúc anh nhiều sức khỏe nhé!

    Trả lờiXóa