24 thg 5, 2013

SỰ THẬT GIẬT MÌNH VỀ HÒN ĐÁ LẠ Ở ĐỀN HÙNG

SỰ THẬT GIẬT MÌNH 
VỀ HÒN ĐÁ LẠ Ở ĐỀN HÙNG 
 (Theo trang Web Tin tức, không thấy đề tên tác giả, chỉ thông báo nguôn tin ở KIẾN THỨC)
Tin liên quan
Đá "lạ" ở đền Hùng: Không phải bùa yểm 
Hòn đá "lạ" ở Đền Hùng: Đã nghiên cứu

Bùa giải tai ách cho cá nhân
     Bên phải của lá bùa có 5 chữ Hán 百解消灾符 BÁCH GIẢI TIÊU TAI PHÙ, nghĩa là "Bùa giải trăm tai ách". Nhưng ông Thông - người đặt hòn đá lại dịch là: "Bùa giải hóa bách nạn, bách khổ, bách bệnh cho nhân dân".
     Làm gì có 8 chữ hóa, bách khổ, bách bệnh cho nhân dân ở trong 5 chữ Hán trên mà ông lại dịch thêm vào cho quan trọng hóa theo ý đồ riêng của mình? Rõ ràng đây là lá bùa chỉ cầu giải trăm điều tai ách thôi, mà ám chỉ là cho cá nhân. Tại sao ông lại cố tình thêm chữ và dịch sai để cho thêm phần linh thiêng và vì nhân dân, để lừa dối người khác là có ý gì? Năm chữ Hán trên là tên của lá bùa ở mặt chính hòn đá, nhưng tại sao lại coi nó là phụ và đặt úp mặt lá bùa này vào trong tường. Phải chăng có ý đồ gì ở đây?
      Phần chính giữa của lá bùa có hai chữ Hán viết theo kiểu thư pháp cuồng thảo. Đó là hai chữ VĨNH THỌ 永寿, nghĩa là Sống thọ mãi mãi. Rõ ràng lá bùa mặt ở trước của hòn đá có nội dung là: "Cầu được giải trừ trăm hạn ách, tội nặng, cầu trường thọ khỏi chết yểu, cầu xua đuổi tà ma và cầu quan chức đang không được toại ý", chứ không phải như tác giả hòn đá đã giải thích là để tăng hào quang cho Phật, cho Đức Thánh Trần để hóa giải lá bùa của Phương Bắc đã trấn yểm ở Đền Hùng và phù hộ cho nhân dân. Lá bùa của Trung Quốc tiếp nhận năng lượng là để tăng hào quang và công năng cho họ, để làm hại cho ta, do vậy không thể nói nó tăng hào quang cho Phật, cho Đức Thánh Trần được? 
    Bên trái lá bùa có dòng chữ Phạn chạy dọc xuống, đọc là: "Úm, chiết lệ chủ lệ Chuẩn đề ta bà ha". Đây là một nửa của câu trì chú hay nhất trong Kinh Phật Mẫu Chuẩn đề. Toàn văn câu trì chú đó như sau: "Nam mô tát đa nẫm, tam miệu tam bồ đà câu chi nẫm, đát diệt tha: Úm, chiết lệ chủ lệ Chuẩn đề ta bà ha". Nghĩa của câu trì chú này là: "Thỉnh cầu được giảm trọng tội, cầu trường thọ cho chúng sinh có số yểu mạng và xua đuổi tà ma, cầu quan chức không được toại ý". Nhưng tác giả hòn đá lại giải thích là làm tăng độ linh, tăng độ uy cho Phật Tổ và Đức Thánh Trần. 

 
Lá bùa mặt sau hòn đá.

Bịa đặt và xuyên tạc lich sử
     LÁ BÙA Ở MẶT SAU CỦA HÒN ĐÁ, nhưng lại cố ý xoay ra phía trước, nhìn thẳng hướng chính Nam. Trong thư giải thích đây là "Trận đồ Bát quái thiên tinh Phật Tổ Như Lai dựa trên trận đồ Bát quái của Đức Thánh Trần Hưng Đạo đánh thắng quân Nguyên - Mông.". Giải thích như vậy là bịa đặt trắng trợn, xuyên tạc lịch sử! 
     Nên đọc Trận đồ Bát quái là sản phẩm của Kinh dịch Trung Quốc, do Gia Cát Lượng sáng tạo ra, sao lại gán cho Phật Tổ Như Lai? Nhưng nếu là của Phật Tổ Như Lai thật đi chăng nữa, thì Phật Tổ làm sao dựa vào trận đồ của Trần Hưng Đạo mà vẽ ra được, vì Phật Tổ có trước Trần Hưng Đạo! Trận đồ Bát quái của Gia Cát Lượng là trận đồ dùng ngựa, đánh kỵ binh trên bộ. Còn trận đồ của Trần Hưng Đạo là trận đồ dùng thuyền, thủy chiến ở sông Bạch Đằng. Trận đồ ba lần đánh thắng quân Nguyên - Mông là trận đồ phản công, chứ không phải trận đồ nghênh chiến. Khác nhau một trời một vực. Kiến thức quân sự sơ đẳng như vậy ai cũng biết, sao lại cố tình gán ghép?
    Thực tế, trận đồ trên hòn đá lạ đích thực là Trận đồ Bát quái Kỵ binh thứ 20 của Gia Cát Lượng 诸葛亮八卦骑兵二十图阵bài binh bố trận để ứng chiến với Kỵ binh của Tào Ngụy do Tư Mã Ý chỉ huy. Vậy ý đồ của người đặt hòn đá ở đây và ngụy biện nói đó là Trận đồ của Trần Hưng Đạo đánh quân Nguyên - Mông là có ý gì?
     Trong thư giải thích cũng có nói là đã bỏ lá bùa của Nguyên - Mông yểm ở Đền Hùng, nhưng lại thay vào đó lá bùa của Trung Quốc thời nay, công lực mạnh hơn, thâm hiểm hơn! Chính vì thế mà cố ý quay mặt lá bùa này ra ngoài, nhìn về hướng Nam! 
      Trong thư cũng nói các đạo sĩ cao tăng Nguyên - Mông đã yểm bùa ở Đền Thượng Đền Hùng từ thời Nhà Trần. Nhưng ông Dương Trung Quốc, nhà nghiên cứu lịch sử hoài nghi: "Đã có tổ chức có uy tín nào đã kết luận khách quan và khoa học điều này hay tự biên, tự diễn"? Rồi lấy đó là cái cớ để đưa bùa mới lên yểm Đền Hùng. Nếu là bùa của Nguyên - Mông, sao không tiêu triệt, hóa giải và phá hủy lá bùa đó đi, mà còn đưa nó vào lưu giữ ở Bảo tàng Hùng Vương, chẳng khác nào kẻ cắp ở trên bàn thờ mời xuống ngồi phòng khách xơi nước, như vậy nó vẫn còn ở trong nhà mình cơ mà!


XEM THÊM:

1. ĐÁ "LẠ" Ở ĐỀN HÙNG: KHÔNG PHẢI BÙA YỂM 


  Tin liên quan
"Hòn đá lạ" ở Đền Hùng gây xôn xao
Hòn đá "lạ" ở Đền Hùng: Đã nghiên cứu

   Theo nhà nghiên cứu Trần Lâm Biền, hòn đá “lạ” tại đền Hùng là sản phẩm kết hợp một cách vô lối của Nho giáo và Phật giáo. 
    Những ngày diễn ra lễ hội Đền Hùng 2013, hòn đá “lạ” tại đền Thượng (Khu di tích Đền Hùng) tạo sự chú ý của dư luận. Theo giải thích của tác giả hòn đá “lạ”, trong quá trình trùng tu đền Hùng, phát hiện viên gạch lạ và nghi ngờ đây là một loại bùa yểm do “đạo sĩ cao tăng Nguyên Mông cải trang” mang sang. Sau khi nghiên cứu hòn gạch yểm, Ban quản lý di tích đền Hùng đã nghĩ cách tìm hòn đá có năng lượng mạnh, đặt vào đền Thượng để phá yểm hòn gạch kia. Đó là căn nguyên xuất hiện hòn đá “lạ” tại đền Hùng. 
     Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử lại không cho rằng viên gạch “lạ” và hòn đá “lạ” là bùa yểm. 


                              Nhà nghiên cứu Trần Lâm Biền

Bùa yểm – chỉ là suy đoán?
    Nhà nghiên cứu Trần Lâm Biền (Cục Di sản, Bộ VH – TT – DL) cho rằng, hòn đá “lạ” vốn không có ở đền Hùng, mới được đưa vào một cách vô nguyên tắc, sau thời kỳ tu bổ di tích này. Đây là hòn đá mới làm của một người nắm về các giáo lý không đến nơi đến chốn, chắp vá lung tung. 
      Ông Biền lý giải, hệ thống chòm sao nước ta được thể hiện trên tạo hình từ thế kỷ 17 (trước đó có thể có nhưng chưa tìm thấy hiện vật đối chứng) đến trước thế kỷ 19 chòm sao được làm rõ. Điển hình ở Ngọn Môn và một vài nơi khác...      Hòn đá “lạ” tại đền Hùng vẽ các chòm sao được kết nối với nhau bằng nét gạch dưới dạng hình vuông, hình chữ nhật, hình thang, hình tam giác... không nằm trong hệ sao cụ thể nào hết. Hơn nữa, “chòm sao” phần nhiều gắn với Nho giáo nay đem đưa vào đó cả những chữ Phạn của Phật giáo. Đó là Nho, Phật được kết hợp một cách vô lối, không đúng một truyền thống nào có từ trước đến nay trên nước ta.
      “Đền Hùng của chúng ta thờ tổ tiên, hoàn toàn là tín ngưỡng dân gian, vậy mà đưa chữ Phạn của đạo Phật với chữ Nho vào đây làm nhòe tinh thần dân tộc. Có thể người ta đưa hòn đá vào đền Hùng để tăng thêm sự huyền bí, nhưng đền Hùng không cần sự huyền bí ấy”, ông Biền bày tỏ quan điểm. 
      Ông Dương Trung Quốc - Tổng thư ký Hội Sử học Việt Nam, quan tâm nhiều hơn đến hòn gạch được cho là một loại bùa yểm do “đạo sĩ cao tăng Nguyên Mông cải trang” mang sang. 
      “Tại sao có thể nói rằng viên gạch có bọc giấy bạc là bùa yểm? Đã có cơ quan nào nghiên cứu và công bố điều đó không?”, ông Quốc nghi vấn. 


            Nhiều người dân hiếu kỳ xem hòn đá và rải cả tiền

“Nhất định phải bỏ ra khỏi đền Hùng”
       Theo ông Quốc, vấn đề phong thủy có thể là do tập quán, có thể tôn trọng, nhưng nếu là nơi di tích đặc biệt của Quốc gia, cần tuân thủ luật Di sản. Đưa cái gì mới vào, bỏ cái gì ra phải tuân theo quy định, nếu sai, phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. 
      “Tôi hiểu rằng, đã đặt vào, giờ bỏ ra là việc khó, nhưng không phải sự đã rồi mà không có cách giải quyết. Chúng tôi sẽ đề nghị với Hội đồng Di sản Quốc gia làm rõ việc này. Ngày hôm nay đưa hòn đá, ngày mai là cái gì khác thì sao?”, ông Dương Trung Quốc nói. 
     Giám đốc Sở VT–TT–DL Phú Thọ, ông Nguyễn Ngọc Ân cho biết, nhiều ý kiến cho rằng đền Hùng là đất thiêng nên không cần yểm bùa và phải chuyển hòn đá ra ngoài. Tuy nhiên, chưa thể di dời hòn đá này vì cần xem xét kỹ những ảnh hưởng tốt, xấu của nó. UBND tỉnh Phú Thọ sẽ tổ chức cuộc hội thảo, mời các nhà nghiên cứu Hán Nôm, chuyên gia... và Cục Di sản cùng đánh giá về hòn đá.
       Nhà nghiên cứu Trần Lâm Biền không đồng ý với quan điểm cần tổ chức hội thảo để tìm cách xử lý hòn đá “lạ”. Ông Biền cho rằng, nhất định phải bỏ hòn đá này ra khỏi đền Hùng. Bởi nó không phải của đền Hùng nên không cần hội thảo nào hết. 
        “Không cần hội thảo một hòn đá mang đầy tính mê tín di đoan và vô lối, không theo dòng chảy văn hóa nào của tổ tiên”, ông Trần Lâm Biền bày tỏ quan điểm.
     (Theo trang web TinMới
http://www.tinmoi.vn/su-that-giat-minh-ve-hon-da-la-o-den-hung-011266068.html).

2. MỤC SỞ THỊ "HÒN ĐÁ LẠ" TẠI ĐỀN HÙNG

     Mấy ngày nay, người dân đến với Phú Thọ trong niềm hân hoan khi di tích Đền Hùng được công nhận là di sản văn hóa. Cùng với niềm vui khi di tích “quê cha đất tổ” đã trở thành biểu tượng văn hóa là những hiếu kì, ngạc nhiên trước “hòn đá lạ” ở nơi đây.


Hòn đá có ký tự cổ, dấu ấn vuông. Nguồn: Internet
     Ông Nguyễn Xuân Các, Giám đốc Ban quản lý Khu di tích lịch sử Đền Hùng nói về nguồn gốc của hòn đá là do một người tên Khảm ở Hà Nội cung tiến lên Đền Hùng năm 2009, khi đó là thời kỳ tôn tạo, tu sửa Khu di tích. Ông tên Nguyễn Minh Thông (là một đại tá quân đội, kiêm cán bộ của một đơn vị thuộc UNESCO Việt Nam) đã lên đây làm lễ. Hòn đá có ý “là để trấn giữ quốc gia”.


Hòn đá có họa tiết phức tạp khó hiểu. Nguồn: Internet

       “Hòn đá lạ” cao khoảng 50 cm, bề rộng nhất 35 cm, hình cánh buồm đặt trên bệ được gia cố khá đẹp, đặt trong đền Thượng. Mặt trước và sau của hòn đá có ký tự cổ, dấu ấn vuông, họa tiết phức tạp khó hiểu.


                    Cận cảnh của hòn đá lạ. Nguồn: Internet

        Người người đến với đền Hùng đã xì xào bàn tán, người chụp ảnh, chạm sờ, người lại thận trọng đứng cách vài mét quan sát hòn đá khá lâu.
        Ban quản lý Khu di tích lịch sử Đền Hùng cho biết, hòn đá lạ không có trong hồ sơ của Ban quản lý đền Hùng. Ông Nguyễn Xuân Các, Giám đốc Ban quản lý Khu di tích lịch sử Đền Hùng cho biết là chưa hiểu nội dung và ý nghĩa được tạc trên hòn đá lạ và sẽ thành lập hội đồng đánh giá về ý nghĩa và nội dung ghi trên hòn đá này.
Lê Vy (Tổng hợp)

8 nhận xét:

  1. Tem vàng nhà thầy nha ! (~_~)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tem vàng thì bi chừ cũng chịu ruồi! NL đã xóa tính năng chèn ảnh vào comment rồi, sợ nhất là BD có nhiều ảnh quá làm quá tải blog đấy. Hehehehe!

      Xóa
  2. Em nghĩ hòn đá này phải để Lão Bà Bà nghiên cứu mới chuẩn thầy nợ. ngày mới an lành nha thầy (~_~)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hãy đọc nghiêm túc phần đầu của bài viết, cái ông viết này có kiến thức rất cao rộng.

      Xóa
  3. ST nghĩ, những vật lạ chẳng có nguồn gốc xuất sứ rõ ràng chẳng nên để ở đền Hùng !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thực ra để ở đâu cũng không được tùy tiện nếu là cái cục bùa yểm thế này. Chắc gì có lợi cho dân cho nước mà lợi cho "nhóm lợi ích" nào đó?

      Xóa
  4. Đền Hùng năm nay được công nhận là di sản văn hóa,lẽ ra mọi người rất vui mừng nhưng chưa bao giờ lại có nhiều tai tiếng đến thế bởi chuyện hòn đá lạ và dấu ấn.Trách nhiệm của sở VHTT Phú Thọ và ban quản lý đền như thế nào mà để xảy ra những việc đáng tiếc như thế ?

    Trả lờiXóa
  5. Nhiều người cứ hay lầm Việc công nhận Tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng là văn hóa Phi vật thể đại diện của nhân loại với đền Hùng là di sản văn hóa thế giới. Thật ra đền Hùng chỉ là nơi thể hiện cái tín ngưỡng này thôi. Có là đất tổ thì chỉ là đất ... tổ của mấy ông người xã Hy Cương. Người Việt ta có ở trên đất Việt này từ mấy chục ngàn năm, vua Hùng chỉ mới có từ thế kỷ VII trước CN thì làm Tổ toàn đân Việt sao được. Chuyện truyền thuyết xưa để khích lệ tinh thần dân tộc chống ngoại xâm, đến bây giờ nên đính chính lại là cần thiết cụ ạ!

    Trả lờiXóa