VUA TRẦN THÁI TÔNG VÀ HỌP QUẾ LÂM
1. Trong thông báo của ban Tổ chức họp kỷ niệm 60 năm ngày thành lập trường Quế Lâm thì địa điểm họp có nhầm tý chút về bên phải bên trái, xin quý cụ xem lại bản đồ này cho chính xác: Nếu đi từ Cầu Giấy đến ngã tư Cầu Giấy-Nguyễn Phong Sắc-Xuân Thủy- Trẩn Thái Tông thì rẽ vào đường Trần Thái Tông, đi hết Trần Thái Tông, rẽ sang Phố Dương Đình Nghệ. Điểm họp là hội trường Tổng cục Hải Quan nằm bên trái đường này (thông báo nhầm là bên phải).
2. Vua Trần Thái Tông và đường Trần Thái Tông.
Đi trên đường mới Trần Thái Tông thì cũng nên biết lịch sử của ông vua này một chút.
Trước đây các "Nhà đặt tên đường" coi ông vua đầu triều Trần không có công lao gì đối với dân tộc nên không đặt tên đường phố ở Hà Nội.
Thực tình Trần Thái Tông trong đạo nghĩa vợ chồng có nhiều điều hổ thẹn nhưng ông này cũng để lại hai dấu ấn đậm nét trong lịch sử của Việt Nam (Tổ chức các khoa thi Tiến sỹ và chọn lấy Trạng nguyên đầu tiên Việt Nam; Tổ chức kháng chiến chống quân Mông Cổ lần thứ nhất thắng lợi), nên lần kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội, nhân dịp có nhiều đường phố mới chưa biết đặt tên gì, các "Nhà đặt tên đường" bèn đưa miếu hiệu của ông vua này đặt cho một con đường đôi rất to: Đường Trần Thái Tông.
a. Năm 1109 vua Lý Cao Tông do nghe dèm pha, giết Thượng phẩm phụng ngự Phạm Bỉnh Di - người có công lớn dẹp giặc cướp - gây bất bình trong tướng sỹ của Bỉnh Di, sinh loạn tặc cướp kinh đô, vua phải chạy lánh nạn lên châu Quy Hóa (Việt Trì - Yên Bái) ngày nay. Hoàn tử Sảm chạy về Hưng Hà, Thái Bình nương náu nhà Trần Lý.
Trần Lý là cường hào một vùng có các con nắm lực lượng quân lính (cướp) rất đông, gồm:
- Trần Thừa (sau là Trần Thái Tổ) bố của Trần Cảnh (Trần Thái Tông).
- Trần Tự Khánh sau giúp Hoàng tử Sảm dẹp loạn được phong làm Phụ chính Thái úy (tổng tư lệnh quân đội).
- Trần thị Dung (có người yêu là Trần Thủ Độ).
.......
Hoàng tử Sảm thấy Trần Thi Dung xinh đẹp bèn lấy làm phi, sau khi lên ngôi vua (Huệ Tông) phong làm Hoàng Hậu,
sinh hai công chúa là Thuận Thiên (chị, sinh 1216) và Chiêu Thánh (sinh 1218, sau là Lý Chiêu Hoàng).
Huệ Tông không có con trai, Trần Thừa (sau khi Trần Tự Khánh chết - 1223 - được phong là Phụ chính Thái Úy) ngầm mưu với Trần Thủ Độ (Điện tiền chỉ huy sứ) ép Huệ Tông nhường ngôi cho Công chúa Chiêu Thánh (mới 6 tuổi, sử gọi là Lý Chiêu Hoàng, lại bày mưu để Chiêu Hoàng lấy Trần Cảnh (8 tuổi) rồi nhường ngôi cho chồng (1226), khởi đầu cho giai đoạn lịch sử triều Trần. Trần Thừa thành Nhiếp chính vương, Trần Thủ Độ thành Quốc Thượng Phụ (Tể tướng đầu triều). Trần Thủ Độ lấy Thái hậu Trần Thị Dung làm vợ.
b. Năm 1233, Chiêu Thánh 15 tuổi sinh hoàng thái tử Trịnh nhưng không nuôi được. Năm 1237 thấy Chiêu Thánh không sinh thêm được con trai nào, Trần Thủ Độ cướp vợ của người anh ruột Thái Tông là Trần Liễu (Bố của Trần Hưng Đạo) gả cho Thái Tông, sinh được Hoàng tử Hoảng, sau là Trần Thánh Tông.
c. Năm 1246 định lệ thi Tiến sỹ, cứ 7 năm mở một khoa thi. Năm 1247 mở khoa thi chọn kẻ sỹ. Lấy 3 người đỗ đầu là Nguyễn Hiền (12 tuổi) làm Trạng Nguyên, Lê văn Hưu (16 tuổi) làm Bảng Nhãn, Đặng Ma La làm Thám Hoa. 47 người khác đậu Tiến sỹ (lúc đó gọi Tiến sỹ là Thái Học Sinh).
Một số sách hiện nay coi Nguyễn Quan Quang là Trạng nguyên đầu tiên của Việt Nam (khoa thi 1246) là không chính xác, mặc dù làng ông này có bia đá khắc hẳn hòi (bia dựng năm 1686). Đây là một kiểu phản ứng của sỹ phu Việt Nam khi thấy Trạng Nguyên đầu tiên của Việt Nam là một cậu bé 12 tuổi tỏ vẻ không phục. Nhưng Lê văn Hưu là người viết sử Đại Việt sử ký, đỗ Bảng Nhãn khoa này viết ra thì không thể sai được. Khoa thi 1246 chỉ là khoa thi chuẩn bị như thi Hương sau này, Nguyễn Quan Quang đỗ đầu nhưng không được gọi là Trạng Nguyên.
d. Quân Mông Cổ sau khi diệt nước Kim, Tây Hạ, Thổ Phồn (Tây tạng) và Đại Lý (Vân Nam TQ) thì đem 5 vạn kỵ binh tinh nhuệ tấn công Đại Việt từ ngả Lào Cai xuống (1258). Vua Trần đem quân kháng cự không nổi, hỏi kế sách quan Thái Úy Khâm Thiên đại vương Trần Nhật Hiệu; Ông này đang sợ hãi giặc đến tè ra quần không đứng dậy nổi, lấy tay chấm nước bọt viết vào mạn thuyền hai chữ "nhập Tống", ý muốn khuyên vua chạy sang nước Tống. Vua lại hỏi Trần Thủ Độ, ông này khẳng khai tâu: "Đầu thần chưa rơi xuống đất, bệ hạ đừng lo gì khác". Nhà vua bèn chạy về Thiên Trường tổ chức lại lực lượng, phản công thắng lợi ở Đông Bộ Đầu (khoảng phố Hàng Than Hà Nội bây giờ). Đó là chiến thắng quân Mông Cổ lần thứ nhất trong lịch sử Việt Nam
e. Sau thắng lợi, Thái Tông đem Chiêu Thánh (vợ đầu của mình đã bị hạ xuống thành công chúa) gả cho Lê Phụ Trần là người đã giúp vua đắc lực trong kháng chiến chống quân Mông Cổ, còn mình thì nhường ngôi cho Hoàng tử Hoảng để về Thiên trường dưỡng lão.
1. Trong thông báo của ban Tổ chức họp kỷ niệm 60 năm ngày thành lập trường Quế Lâm thì địa điểm họp có nhầm tý chút về bên phải bên trái, xin quý cụ xem lại bản đồ này cho chính xác: Nếu đi từ Cầu Giấy đến ngã tư Cầu Giấy-Nguyễn Phong Sắc-Xuân Thủy- Trẩn Thái Tông thì rẽ vào đường Trần Thái Tông, đi hết Trần Thái Tông, rẽ sang Phố Dương Đình Nghệ. Điểm họp là hội trường Tổng cục Hải Quan nằm bên trái đường này (thông báo nhầm là bên phải).
Bản đồ đường đi họp từ Vòng xoay Cầu Giấy
Bản đồ đường đi họp từ đường Trần Duy Hưng qua Siêu thị BIG C .
Bản đồ đường đi họp từ Vũ Phạm Hàm qua Đường Trung Kính. Đây là đường ngắn nhất cho người ở các quận Đống Đa, Thanh Xuân..
2. Vua Trần Thái Tông và đường Trần Thái Tông.
Đi trên đường mới Trần Thái Tông thì cũng nên biết lịch sử của ông vua này một chút.
Trước đây các "Nhà đặt tên đường" coi ông vua đầu triều Trần không có công lao gì đối với dân tộc nên không đặt tên đường phố ở Hà Nội.
Thực tình Trần Thái Tông trong đạo nghĩa vợ chồng có nhiều điều hổ thẹn nhưng ông này cũng để lại hai dấu ấn đậm nét trong lịch sử của Việt Nam (Tổ chức các khoa thi Tiến sỹ và chọn lấy Trạng nguyên đầu tiên Việt Nam; Tổ chức kháng chiến chống quân Mông Cổ lần thứ nhất thắng lợi), nên lần kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội, nhân dịp có nhiều đường phố mới chưa biết đặt tên gì, các "Nhà đặt tên đường" bèn đưa miếu hiệu của ông vua này đặt cho một con đường đôi rất to: Đường Trần Thái Tông.
a. Năm 1109 vua Lý Cao Tông do nghe dèm pha, giết Thượng phẩm phụng ngự Phạm Bỉnh Di - người có công lớn dẹp giặc cướp - gây bất bình trong tướng sỹ của Bỉnh Di, sinh loạn tặc cướp kinh đô, vua phải chạy lánh nạn lên châu Quy Hóa (Việt Trì - Yên Bái) ngày nay. Hoàn tử Sảm chạy về Hưng Hà, Thái Bình nương náu nhà Trần Lý.
Trần Lý là cường hào một vùng có các con nắm lực lượng quân lính (cướp) rất đông, gồm:
- Trần Thừa (sau là Trần Thái Tổ) bố của Trần Cảnh (Trần Thái Tông).
- Trần Tự Khánh sau giúp Hoàng tử Sảm dẹp loạn được phong làm Phụ chính Thái úy (tổng tư lệnh quân đội).
- Trần thị Dung (có người yêu là Trần Thủ Độ).
.......
Hoàng tử Sảm thấy Trần Thi Dung xinh đẹp bèn lấy làm phi, sau khi lên ngôi vua (Huệ Tông) phong làm Hoàng Hậu,
sinh hai công chúa là Thuận Thiên (chị, sinh 1216) và Chiêu Thánh (sinh 1218, sau là Lý Chiêu Hoàng).
Huệ Tông không có con trai, Trần Thừa (sau khi Trần Tự Khánh chết - 1223 - được phong là Phụ chính Thái Úy) ngầm mưu với Trần Thủ Độ (Điện tiền chỉ huy sứ) ép Huệ Tông nhường ngôi cho Công chúa Chiêu Thánh (mới 6 tuổi, sử gọi là Lý Chiêu Hoàng, lại bày mưu để Chiêu Hoàng lấy Trần Cảnh (8 tuổi) rồi nhường ngôi cho chồng (1226), khởi đầu cho giai đoạn lịch sử triều Trần. Trần Thừa thành Nhiếp chính vương, Trần Thủ Độ thành Quốc Thượng Phụ (Tể tướng đầu triều). Trần Thủ Độ lấy Thái hậu Trần Thị Dung làm vợ.
b. Năm 1233, Chiêu Thánh 15 tuổi sinh hoàng thái tử Trịnh nhưng không nuôi được. Năm 1237 thấy Chiêu Thánh không sinh thêm được con trai nào, Trần Thủ Độ cướp vợ của người anh ruột Thái Tông là Trần Liễu (Bố của Trần Hưng Đạo) gả cho Thái Tông, sinh được Hoàng tử Hoảng, sau là Trần Thánh Tông.
c. Năm 1246 định lệ thi Tiến sỹ, cứ 7 năm mở một khoa thi. Năm 1247 mở khoa thi chọn kẻ sỹ. Lấy 3 người đỗ đầu là Nguyễn Hiền (12 tuổi) làm Trạng Nguyên, Lê văn Hưu (16 tuổi) làm Bảng Nhãn, Đặng Ma La làm Thám Hoa. 47 người khác đậu Tiến sỹ (lúc đó gọi Tiến sỹ là Thái Học Sinh).
Một số sách hiện nay coi Nguyễn Quan Quang là Trạng nguyên đầu tiên của Việt Nam (khoa thi 1246) là không chính xác, mặc dù làng ông này có bia đá khắc hẳn hòi (bia dựng năm 1686). Đây là một kiểu phản ứng của sỹ phu Việt Nam khi thấy Trạng Nguyên đầu tiên của Việt Nam là một cậu bé 12 tuổi tỏ vẻ không phục. Nhưng Lê văn Hưu là người viết sử Đại Việt sử ký, đỗ Bảng Nhãn khoa này viết ra thì không thể sai được. Khoa thi 1246 chỉ là khoa thi chuẩn bị như thi Hương sau này, Nguyễn Quan Quang đỗ đầu nhưng không được gọi là Trạng Nguyên.
d. Quân Mông Cổ sau khi diệt nước Kim, Tây Hạ, Thổ Phồn (Tây tạng) và Đại Lý (Vân Nam TQ) thì đem 5 vạn kỵ binh tinh nhuệ tấn công Đại Việt từ ngả Lào Cai xuống (1258). Vua Trần đem quân kháng cự không nổi, hỏi kế sách quan Thái Úy Khâm Thiên đại vương Trần Nhật Hiệu; Ông này đang sợ hãi giặc đến tè ra quần không đứng dậy nổi, lấy tay chấm nước bọt viết vào mạn thuyền hai chữ "nhập Tống", ý muốn khuyên vua chạy sang nước Tống. Vua lại hỏi Trần Thủ Độ, ông này khẳng khai tâu: "Đầu thần chưa rơi xuống đất, bệ hạ đừng lo gì khác". Nhà vua bèn chạy về Thiên Trường tổ chức lại lực lượng, phản công thắng lợi ở Đông Bộ Đầu (khoảng phố Hàng Than Hà Nội bây giờ). Đó là chiến thắng quân Mông Cổ lần thứ nhất trong lịch sử Việt Nam
e. Sau thắng lợi, Thái Tông đem Chiêu Thánh (vợ đầu của mình đã bị hạ xuống thành công chúa) gả cho Lê Phụ Trần là người đã giúp vua đắc lực trong kháng chiến chống quân Mông Cổ, còn mình thì nhường ngôi cho Hoàng tử Hoảng để về Thiên trường dưỡng lão.
Em tem dzàng nhà thầy nha (~_~)
Trả lờiXóaThầy siêu thật, địa điểm họp còn có sơ đồ chỉ dẫn, em mà đi chắc ko đậu phụng đường đâu thầy nhẩy ? (~_~)
Trả lờiXóaChúc thầy chiều thứ 4 an lành nhé !
Đọc qua rồi nhưng phải đi nấu cơm sau com vậy...
Trả lờiXóaEM THẤY CÁI ÔNG NÀY CŨNG KHỔ , VỢ ÔNG ẤY CŨNG KHỔ ...CHÚNG TA ĐỀU KHỔ! THẰNG RỒI ... LẠI MÂT HU HU...
Trả lờiXóaLàm vua đã khổ, làm vua Trần càng khổ vì trên ông vua này lại có Thái Thượng Hoàng xét nét đủ kiểu, sai lầm là bị mất chức như chơi.
Trả lờiXóaBà Chiêu Thánh càng khổ: Làm Nữ hoàng rồi Hoàng hậu rồi đi tu, rồi hạ xuống thành công chúa ... Sau bà này và Lê Phụ Trần cũng sinh được mấy người con nổi tiếng.
Vu lan báo hiếu mẹ cha
Trả lờiXóaBậc sinh thành mãi ngậm cười miền xa
Chúc thầy mùa Vu Lan luôn an lạc bình an nhé !
http://www.hoasaigon.com.vn/kcfinder/upload/images/hoa-cho-le-vu-lan01.jpg
Cám ơn BD đã nhắc nhở ngày Vu Lan. Nhưng NL không sùng đạo Phật lắm nên chỉ nghĩ đến "Tháng bảy ngày Rằm, xá tội vong nhân" thôi.
XóaCám ơn cụ, đường cụ chỉ cho tôi đi qua Trung Kính quá gần và dễ đi. Thế thì tôi đi xe máy cho nó cơ động.
Trả lờiXóaHihi cụ cứ đi đường to cho khỏe nhé.
XóaHì hì Bác Nói Liều phóng tác bài hát rất hay...Bác thuê ca sĩ ở đâu mà chuẩn vậy...thật tuyệt.
Trả lờiXóaBÁC NÓI LIỀU ơi, nhờ bác cài hộ em linh ảnh, em không biết cài bác ạ!
Trả lờiXóaLink ảnh cài vào comment chỉ làm máy bị nghẽn và mất comment của nhiều người vì vậy chế độ normal của Google không đặt. Trước đây tôi có cài nhưng phải bỏ đi vì nghẽn mạng liên tục đấy.
Trả lờiXóa