NGƯ TIỀU VẤN ĐÁP (3)
THANH ĐIỆU TIẾNG VIỆT VÀ THƠ LỤC BÁT
TIỀU: Nghe một số cụ FB bàn về thơ lục bát, về thanh điệu tiếng Việt và thanh điệu tiếng Tàu mà Tiều tôi đầu óc cứ rối như canh hẹ. Huynh ông có biết chút nào thì chia sẻ với đồng bào cho vui.
NGƯ: Vấn đề lão Huynh đưa ra rộng quá mà trình độ của đệ có hạn, thôi cứ bàn từ từ từng chuyện một xem sao
I. THANH ĐIỆU TIẾNG VIỆT.
Tiếng Việt hiện đại có 6 thanh : không, huyền, hỏi, ngã, sắc, nặng.
TIỀU: Hình như huynh ông nói lẫn rồi: Không, huyền, sắc, nặng, hỏi, ngã chứ.
NGƯ: Cái thứ tự huynh ông nói là thứ tự trước đây 50 năm chúng ta đã học, chứ bi chừ học sinh từ lớp 1 trở đi đều học thứ tự thanh điệu là không, huyền, hỏi, ngã, sắc, nặng. Ngư tôi cũng không hiều vì sao phải đặt lại cái thứ tự mới này, chỉ biết từ điển Tiếng Việt bây giờ đều xếp theo thứ tự ấy. Cả cái ông Mai-cờ lô-sóp –sọp cũng xếp thứ tự thanh điệu tiếng Việt trong Office khi thực hiện lệnh sắp xếp (sort) như thế.
TIỀU: Ông Mai-cờ lô-sóp –sọp cũng xếp từ điển tiếng Việt theo trật tự thế à. Tài thật.
NGƯ: Xếp từ điển tiếng Việt theo thứ tự về thanh điệu là như thế nhưng xếp các phụ âm thì họ lại đặt các phụ âm được ký hiệu bằng 2 chữ cái như ch, ng, nh, kh, ph, th, tr thành một mục riêng, không xếp “ti” sau “th’’ như ta vẫn thường thấy, cũng khó khăn cho người tìm. Điều này đã thể hiện trong “Từ điển truyện Kiều” của cụ Đào Duy Anh. Thế nên khi dùng Microsoft để xếp từ điển, chỉ đúng được chữ đầu tiên trong một entry (mục từ), để xếp đúng chữ thứ hai trở đi phải có thủ thuật nhà nghề, hơi bị mất công một chút.
TIỀU: Huynh ông vừa nhắc đến tiếng Việt hiện đại có 6 thanh. Vậy tiếng Việt không hiện đại lắm thì thường có mấy thanh điệu.
NGƯ: Thanh điệu của tiếng Việt địa phương, thường gọi là “phương ngữ” mỗi vùng một khác. “Dân Thanh Hóa khi nói thì nhập thanh ngã vào thanh hỏi (đội mũ® đội mủ), trong khi ở Nghệ An-Hà Tĩnh thì thanh ngã bị nhập vào thanh nặng (đội mũ ® đội mụ). Ở Quảng Bình, Quảng Trị, Huế vào đến trong Nam thì cơ bản nhập thanh ngã vào thanh hỏi. Tuy nhiên ở từng địa phương, còn có hiện tượng nhập cả thanh sắc vào thanh nặng, còn có xu hướng hỗn nhập các thanh như ngã với nặng, hỏi với nặng, sắc với hỏi…làm cho thanh điệu trở nên rối loạn khó hiểu.”
TIỀU: Sáu thanh ấy chia thành thanh bằng và trắc như thế nào?
NGƯ: Thanh bằng gồm thanh không và thanh huyền, các thanh này khi phát âm thì tần điệu hơi bằng phẳng (đoạn cuối đi xuống một chút). Trong hai thanh bằng thì thanh “Huyền” thuộc thanh có tần điệu thấp, thanh “Không” tần điệu cao hơn.
Các thanh còn lại (hỏi, sắc, ngã, nặng) đều thuộc thanh trắc vì tần điệu của nó … trúc tra trúc… trắc hơi khó nghe (hehe). Thanh sắc và thanh ngã lúc đầu tần số phát ra thấp, cuối âm thì tăng cao nhưng thanh “ngã” hơi đặc biệt một chút: Ngã có điểm khởi đầu hơi cao hơn sắc, cũng hướng lên, nhưng bị đứt quãng ở giữa chừng do tác động của ngẽn hầu họng. Điều này khiến cho Ngã là thanh điệu khó phát âm nhất trong tiếng Việt và chỉ được người miền Bắc phát âm tốt.
II. THANH ĐIỆU TIẾNG HÁN:
TIỀU: Nghe nói tiếng Việt thuở chưa bị bắc thuộc không có thanh điệu và dùng nhiều phụ âm kép như kiểu tiếng Campuchia hiện nay : Chon chnăm thmây.. đến cuối thế kỷ thứ hai, ba trở đi do chịu ảnh hưởng của tiếng Hán nên dần dần có ba thanh điệu rồi 5 thanh và hiện nay là 6 thanh điệu. Vậy thanh điệu tiếng Hán có giống tiếng Việt ta huyền hỏi sắc nặng ngã không?
NGƯ: Tiếng Hán hiện đại theo “Tân Hoa từ điển’’ (bản tu đính 2004) có 5 thanh: Âm bình, Dương bình, thượng thanh, khứ thanh và khinh thanh. Âm bình gần giống với thanh không của ta, Dương bình giống thanh sắc VN, Thượng thanh gần với thanh hỏi VN, Khứ thanh gần với thanh nặng và ngã tiếng Việt. Khinh thanh là thanh biểu cảm đọc thấp giọng đi giống với thanh huyền đọc nhẹ của tiếng Việt. Trong các từ điển có chua phanh âm thì ‘‘Âm bình” được ký hiệu một vạch ngang trên nguyên âm chính, ‘‘Dương bình’’ được ký hiệu như dấu sắc VN nhưng hất lên, thượng thanh được kí hiệu bằng dấu móc ˇ đặt trên nguyên âm chính, Khứ thanh gần với thanh nặng và ngã tiếng Việt, được ký hiệu bằng dấu giống dấu huyền nhưng đi xuống. Các từ biểu hiện ‘‘Khinh thanh’’ thì ‘‘khinh thanh” không được ký hiệu trong từ điển. Tên gọi, đáp ứng tần số của thanh điệu tiếng Việt và tiếng Hán cũng có nhiều điểm khác nhau. (Xem hình vẽ1 và 2).
THANH ĐIỆU TIẾNG VIỆT VÀ THƠ LỤC BÁT
TIỀU: Nghe một số cụ FB bàn về thơ lục bát, về thanh điệu tiếng Việt và thanh điệu tiếng Tàu mà Tiều tôi đầu óc cứ rối như canh hẹ. Huynh ông có biết chút nào thì chia sẻ với đồng bào cho vui.
NGƯ: Vấn đề lão Huynh đưa ra rộng quá mà trình độ của đệ có hạn, thôi cứ bàn từ từ từng chuyện một xem sao
I. THANH ĐIỆU TIẾNG VIỆT.
Tiếng Việt hiện đại có 6 thanh : không, huyền, hỏi, ngã, sắc, nặng.
TIỀU: Hình như huynh ông nói lẫn rồi: Không, huyền, sắc, nặng, hỏi, ngã chứ.
NGƯ: Cái thứ tự huynh ông nói là thứ tự trước đây 50 năm chúng ta đã học, chứ bi chừ học sinh từ lớp 1 trở đi đều học thứ tự thanh điệu là không, huyền, hỏi, ngã, sắc, nặng. Ngư tôi cũng không hiều vì sao phải đặt lại cái thứ tự mới này, chỉ biết từ điển Tiếng Việt bây giờ đều xếp theo thứ tự ấy. Cả cái ông Mai-cờ lô-sóp –sọp cũng xếp thứ tự thanh điệu tiếng Việt trong Office khi thực hiện lệnh sắp xếp (sort) như thế.
TIỀU: Ông Mai-cờ lô-sóp –sọp cũng xếp từ điển tiếng Việt theo trật tự thế à. Tài thật.
NGƯ: Xếp từ điển tiếng Việt theo thứ tự về thanh điệu là như thế nhưng xếp các phụ âm thì họ lại đặt các phụ âm được ký hiệu bằng 2 chữ cái như ch, ng, nh, kh, ph, th, tr thành một mục riêng, không xếp “ti” sau “th’’ như ta vẫn thường thấy, cũng khó khăn cho người tìm. Điều này đã thể hiện trong “Từ điển truyện Kiều” của cụ Đào Duy Anh. Thế nên khi dùng Microsoft để xếp từ điển, chỉ đúng được chữ đầu tiên trong một entry (mục từ), để xếp đúng chữ thứ hai trở đi phải có thủ thuật nhà nghề, hơi bị mất công một chút.
TIỀU: Huynh ông vừa nhắc đến tiếng Việt hiện đại có 6 thanh. Vậy tiếng Việt không hiện đại lắm thì thường có mấy thanh điệu.
NGƯ: Thanh điệu của tiếng Việt địa phương, thường gọi là “phương ngữ” mỗi vùng một khác. “Dân Thanh Hóa khi nói thì nhập thanh ngã vào thanh hỏi (đội mũ® đội mủ), trong khi ở Nghệ An-Hà Tĩnh thì thanh ngã bị nhập vào thanh nặng (đội mũ ® đội mụ). Ở Quảng Bình, Quảng Trị, Huế vào đến trong Nam thì cơ bản nhập thanh ngã vào thanh hỏi. Tuy nhiên ở từng địa phương, còn có hiện tượng nhập cả thanh sắc vào thanh nặng, còn có xu hướng hỗn nhập các thanh như ngã với nặng, hỏi với nặng, sắc với hỏi…làm cho thanh điệu trở nên rối loạn khó hiểu.”
TIỀU: Sáu thanh ấy chia thành thanh bằng và trắc như thế nào?
NGƯ: Thanh bằng gồm thanh không và thanh huyền, các thanh này khi phát âm thì tần điệu hơi bằng phẳng (đoạn cuối đi xuống một chút). Trong hai thanh bằng thì thanh “Huyền” thuộc thanh có tần điệu thấp, thanh “Không” tần điệu cao hơn.
Các thanh còn lại (hỏi, sắc, ngã, nặng) đều thuộc thanh trắc vì tần điệu của nó … trúc tra trúc… trắc hơi khó nghe (hehe). Thanh sắc và thanh ngã lúc đầu tần số phát ra thấp, cuối âm thì tăng cao nhưng thanh “ngã” hơi đặc biệt một chút: Ngã có điểm khởi đầu hơi cao hơn sắc, cũng hướng lên, nhưng bị đứt quãng ở giữa chừng do tác động của ngẽn hầu họng. Điều này khiến cho Ngã là thanh điệu khó phát âm nhất trong tiếng Việt và chỉ được người miền Bắc phát âm tốt.
II. THANH ĐIỆU TIẾNG HÁN:
TIỀU: Nghe nói tiếng Việt thuở chưa bị bắc thuộc không có thanh điệu và dùng nhiều phụ âm kép như kiểu tiếng Campuchia hiện nay : Chon chnăm thmây.. đến cuối thế kỷ thứ hai, ba trở đi do chịu ảnh hưởng của tiếng Hán nên dần dần có ba thanh điệu rồi 5 thanh và hiện nay là 6 thanh điệu. Vậy thanh điệu tiếng Hán có giống tiếng Việt ta huyền hỏi sắc nặng ngã không?
NGƯ: Tiếng Hán hiện đại theo “Tân Hoa từ điển’’ (bản tu đính 2004) có 5 thanh: Âm bình, Dương bình, thượng thanh, khứ thanh và khinh thanh. Âm bình gần giống với thanh không của ta, Dương bình giống thanh sắc VN, Thượng thanh gần với thanh hỏi VN, Khứ thanh gần với thanh nặng và ngã tiếng Việt. Khinh thanh là thanh biểu cảm đọc thấp giọng đi giống với thanh huyền đọc nhẹ của tiếng Việt. Trong các từ điển có chua phanh âm thì ‘‘Âm bình” được ký hiệu một vạch ngang trên nguyên âm chính, ‘‘Dương bình’’ được ký hiệu như dấu sắc VN nhưng hất lên, thượng thanh được kí hiệu bằng dấu móc ˇ đặt trên nguyên âm chính, Khứ thanh gần với thanh nặng và ngã tiếng Việt, được ký hiệu bằng dấu giống dấu huyền nhưng đi xuống. Các từ biểu hiện ‘‘Khinh thanh’’ thì ‘‘khinh thanh” không được ký hiệu trong từ điển. Tên gọi, đáp ứng tần số của thanh điệu tiếng Việt và tiếng Hán cũng có nhiều điểm khác nhau. (Xem hình vẽ1 và 2).
TIỀU: Tôi xem cái biểu đồ của các nhà ngôn ngữ Miền Bắc cộng tác với chuyên gia Liên Xô trong các giáo trình Ngôn ngữ học và các nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ Miền Nam cộng tác với các chuyên gia phương tây trước đây sao không giống nhau dù là biểu thị quan hệ tần số - thời gian của cùng thanh điệu tiếng Việt?
NGƯ: Quy luật biến đổi thì thống nhất nhưng hình ảnh biểu hiện cụ thể giữa hai nghiên cứu là khác nhau vì đơn vị tính khác nhau. Các nghiên cứu của chuyên gia ngôn ngữ Miền Bắc biểu diễn quan hệ tần số (f) với thời gian (t) khi lấy đơn vị tần số là Hez, còn nghiên cứu của chuyên gia ngôn ngữ Miền Nam lấy đơn vị của trục tần số là semi tone (bán điệu).
TIỀU: ?
NGƯ: Semitone thường được các sách vật lý dịch là bán điệu, (TQ là bán âm) nhưng các nhà âm học (thanh nhạc) thì gọi nó là bán cung. Bán cung là đơn vị cơ sở đo tần số của thanh nhạc. Một quãng tám như quãng 8 đô trưởng từ đồ đến đố được chia thành 12 bán cung: từ đồ đến rê, rê-mi, pha-sol, sol-la, la-si đều là 1 cung, mi đến pha, si đến đô là bán cung (semitone) nên biểu diễn của đô trưởng là 2+½+3+½ , cộng lại là 12 bán cung (12 semitone). Trong gam la thứ, sự phân bố âm thanh có khác đô trưởng : từ là đến lá chia thành 1+½+2+½+2 cung, nhưng cũng chứa 12 bán cung như gam đô trưởng. Vì sự phổ dụng của bán cung trong thanh nhạc như vậy nên người ta dùng bán cung (semitone) làm đơn vị cơ sở .
TIỀU: Thế tính theo đơn vị quốc tế Hez thì một semitone là mấy Hez?
NGƯ: Semitone là đơn vị dùng trong thanh nhạc phương tây, mỗi thời kỳ có một định nghĩa khác nhau và phân bổ không theo luật biến hóa tuyến tính nên không thể quy đổi sang đơn vị vật lý âm thanh được nhưng nếu coi tần số phát ra của thanh La mẫu (thường dùng để so dây đàn, cũng dùng để khám tai trong các bệnh viện chuyên khoa tai mũi họng) có tần số là 440 Hez và sự phân bố tần số trong một quãng 8 theo luật bình quân trung bình 2:1, nghĩa là “la’’ = 440 Hez thì nốt ‘là’’ = 220 Hez và quãng 8 La thứ (trưởng) 220 Hez thì Semitone = 220 : 12 = 18,3(3) Hez. Nhưng thực tế cảm thụ của tai người về âm thanh (cường độ và tần số) theo quy luật hàm logarit nên mỗi bán cung tiếp theo bán cung cơ bản (nốt la –si) phải nhân với hệ số 2 n/12 tùy thuộc vào giá trị n tức là vị trí nốt nhạc so với nốt la cơ bản, thế nên coi bán cung (semitone) bằng 18,3(3) Hez chỉ là số liệu để tham khảo cho quãng tám cơ bản thôi. Sang quãng tám thứ hai bán cung la-si có số gia tần số là 18x2 12/12 = 18 x 2 =36 Hez rồi. Chuyện này nói dài hơn phải nhờ đến các nhạc sỹ chứ Ngư tôi chỉ là NGƯ, không biết hết được.
Thôi tạm dừng ở đây. Hẹn gặp huynh ông hôm khác nha! TIỀU: Bye Bye Ngư huynh!
TIỀU: ?
NGƯ: Semitone thường được các sách vật lý dịch là bán điệu, (TQ là bán âm) nhưng các nhà âm học (thanh nhạc) thì gọi nó là bán cung. Bán cung là đơn vị cơ sở đo tần số của thanh nhạc. Một quãng tám như quãng 8 đô trưởng từ đồ đến đố được chia thành 12 bán cung: từ đồ đến rê, rê-mi, pha-sol, sol-la, la-si đều là 1 cung, mi đến pha, si đến đô là bán cung (semitone) nên biểu diễn của đô trưởng là 2+½+3+½ , cộng lại là 12 bán cung (12 semitone). Trong gam la thứ, sự phân bố âm thanh có khác đô trưởng : từ là đến lá chia thành 1+½+2+½+2 cung, nhưng cũng chứa 12 bán cung như gam đô trưởng. Vì sự phổ dụng của bán cung trong thanh nhạc như vậy nên người ta dùng bán cung (semitone) làm đơn vị cơ sở .
TIỀU: Thế tính theo đơn vị quốc tế Hez thì một semitone là mấy Hez?
NGƯ: Semitone là đơn vị dùng trong thanh nhạc phương tây, mỗi thời kỳ có một định nghĩa khác nhau và phân bổ không theo luật biến hóa tuyến tính nên không thể quy đổi sang đơn vị vật lý âm thanh được nhưng nếu coi tần số phát ra của thanh La mẫu (thường dùng để so dây đàn, cũng dùng để khám tai trong các bệnh viện chuyên khoa tai mũi họng) có tần số là 440 Hez và sự phân bố tần số trong một quãng 8 theo luật bình quân trung bình 2:1, nghĩa là “la’’ = 440 Hez thì nốt ‘là’’ = 220 Hez và quãng 8 La thứ (trưởng) 220 Hez thì Semitone = 220 : 12 = 18,3(3) Hez. Nhưng thực tế cảm thụ của tai người về âm thanh (cường độ và tần số) theo quy luật hàm logarit nên mỗi bán cung tiếp theo bán cung cơ bản (nốt la –si) phải nhân với hệ số 2 n/12 tùy thuộc vào giá trị n tức là vị trí nốt nhạc so với nốt la cơ bản, thế nên coi bán cung (semitone) bằng 18,3(3) Hez chỉ là số liệu để tham khảo cho quãng tám cơ bản thôi. Sang quãng tám thứ hai bán cung la-si có số gia tần số là 18x2 12/12 = 18 x 2 =36 Hez rồi. Chuyện này nói dài hơn phải nhờ đến các nhạc sỹ chứ Ngư tôi chỉ là NGƯ, không biết hết được.
Thôi tạm dừng ở đây. Hẹn gặp huynh ông hôm khác nha! TIỀU: Bye Bye Ngư huynh!
một bài viết rất lí thú ,mở rộng tầm hiểu biết về ngôn ngữ học.cám ơn NL.chúc cụ luôn vui vẻ khỏe mạnh
Trả lờiXóaChịu tài NL, nên viết thành sach chăng?
Trả lờiXóabài viết rất hay
Trả lờiXóa