NGƯ TIỀU VẤN ĐÁP 4
I. LUẬT BẰNG TRẮC TRONG THƠ LỤC BÁT
NGƯ: Thơ lục bát có luật bằng trắc cũng khá chặt chẽ.
TIỀU: Đệ nhớ cái thời học lớp 5 có học qua luật bằng trắc của câu 6 và 8 thế này:
Bằng bằng trắc trắc bằng bằng
Bằng bằng trắc trắc bằng bằng trắc bằng.
Cứ thế mà diễn từ đầu đến cuối thì thành thơ lục bát, đúng không?
NGƯ: Cái luật bằng trắc ấy ‘’xưa rồi Diễm ơi”. Có lẽ luật bằng trắc này dùng cho thơ lục bát của …tiếng Hán Trung Quốc, lúc đầu ta chưa có nghiên cứu nghiêm túc nên tạm coi đó là luật bằng trắc của thơ lục bát Việt. Vì thanh điệu tiếng Việt khác Hán nên thanh bằng trắc của Việt và Hán cũng khác nhau. Nếu cứ theo luật này thì thơ lục bát trong Truyện Kiều cũng phải thất luật hơn 50% số câu. Và những câu gọi là thất luật này đọc lên vẫn thấy hay, thấy thơ; Thế nên người ta phải nghiêm túc tìm ra luật bằng trắc thật sự của thơ lục bát Việt.
Thơ lục bát Việt có hai cách gieo vần
1) Gieo vần ở chữ thứ 6 câu 6 với chứ thứ 6 câu 8, chữ thứ 8 câu 8 với chữ thứ 6 câu 6 tiếp sau, tạm gọi là cách gieo vần A.
TIỀU : Hay lắm, để tôi “gieo’’ thử nha:
Con cò bay lả bay la
Bay từ bụi dứa bay ra cánh đồng.
NGƯ: huynh gieo vần đúng đấy.
2) Cách thứ hai là Gieo vần ở chữ thứ 6 câu 6 với chữ thứ 4 câu 8, chữ thứ 8 câu 8 với chữ thứ 6 câu 6 tiếp sau, tạm gọi là cách gieo vần B. Ví dụ
Con cò bay bổng xa vời
Ai muốn đổi đời thì hãy… đi buôn!
TIỀU : Luật bằng trắc trong hai cách gieo vần chắc có điều khác nhau phải không huynh ông?
NGƯ : Trong cách gieo vần thứ nhất, luật bằng trắc câu 6, 8 là CHỮ THỨ HAI, THỨ SÁU, THỨ 8 PHẢI THANH BẰNG, CHỮ THỨ TƯ PHẢI THANH TRẮC. Các chữ khác ở cả hai câu là tùy ý.
TIỀU: Cách gieo vần này quá chuẩn nên cả Truyện Kiều của Nguyễn Du đều dùng cách gieo vần này và trong tất cả các chữ thứ hai của câu 8 đều dùng thanh bằng, hèn nào thơ Nguyễn Du hay thế!
NGƯ: Với luật bằng trắc tối thiểu này thơ Nguyễn Du cũng thất luật khá nhiều đấy, trong khi 1627 câu 8 ở Truyện Kiều đều đúng luật thì có 26 câu lục phá cách, nghĩa là chữ thứ 2 thanh trắc hoặc chữ thứ 4 thanh bằng.
TIỀU: Phá cách nhưng đọc lên vẫn thấy hay. Không biết cụ làm cách nào mà tài thế.
NGƯ: Trong các câu 6 phá cách, Nguyễn Du đã hoán đổi thủ thuật ngắt đoạn để người đọc không cảm thấy trục trặc trong cả câu . Trong 26 câu này, Nguyễn Du đã dùng cách ngắt nhịp 3/3 thay cho ngắt nhịp 2/2/2 thông thường . Sử dụng ngắt nhịp cũng là thủ thuật của người làm thơ sau này. Cụ Bùi Hạnh Cẩn trong Chinh Phu Ngâm diễn Nôm đã phá cách thơ song thất lục bát ở 18 tiểu đoạn. Nếu song thất lục bát truyền thống gồm 2 câu bảy chữ tiếp đến hai câu lục bát thì trong bản Nôm Chinh phu ngâm của cụ Bùi, cụ đã phá luật song thất bằng cách tiếp sau hai câu lục bát không phải là hai câu 7 chữ mà lại là hai câu lục bát nữa nhưng diễn đạt ngắt khác hai câu lục bát trước để người đọc khỏi ngỡ ngàng so với cách truyền thống:
TIỀU: Thế còn cách gieo vần B thì luật bằng trắc như thế nào?
I. LUẬT BẰNG TRẮC TRONG THƠ LỤC BÁT
NGƯ: Thơ lục bát có luật bằng trắc cũng khá chặt chẽ.
TIỀU: Đệ nhớ cái thời học lớp 5 có học qua luật bằng trắc của câu 6 và 8 thế này:
Bằng bằng trắc trắc bằng bằng
Bằng bằng trắc trắc bằng bằng trắc bằng.
Cứ thế mà diễn từ đầu đến cuối thì thành thơ lục bát, đúng không?
NGƯ: Cái luật bằng trắc ấy ‘’xưa rồi Diễm ơi”. Có lẽ luật bằng trắc này dùng cho thơ lục bát của …tiếng Hán Trung Quốc, lúc đầu ta chưa có nghiên cứu nghiêm túc nên tạm coi đó là luật bằng trắc của thơ lục bát Việt. Vì thanh điệu tiếng Việt khác Hán nên thanh bằng trắc của Việt và Hán cũng khác nhau. Nếu cứ theo luật này thì thơ lục bát trong Truyện Kiều cũng phải thất luật hơn 50% số câu. Và những câu gọi là thất luật này đọc lên vẫn thấy hay, thấy thơ; Thế nên người ta phải nghiêm túc tìm ra luật bằng trắc thật sự của thơ lục bát Việt.
Thơ lục bát Việt có hai cách gieo vần
1) Gieo vần ở chữ thứ 6 câu 6 với chứ thứ 6 câu 8, chữ thứ 8 câu 8 với chữ thứ 6 câu 6 tiếp sau, tạm gọi là cách gieo vần A.
TIỀU : Hay lắm, để tôi “gieo’’ thử nha:
Con cò bay lả bay la
Bay từ bụi dứa bay ra cánh đồng.
NGƯ: huynh gieo vần đúng đấy.
2) Cách thứ hai là Gieo vần ở chữ thứ 6 câu 6 với chữ thứ 4 câu 8, chữ thứ 8 câu 8 với chữ thứ 6 câu 6 tiếp sau, tạm gọi là cách gieo vần B. Ví dụ
Con cò bay bổng xa vời
Ai muốn đổi đời thì hãy… đi buôn!
TIỀU : Luật bằng trắc trong hai cách gieo vần chắc có điều khác nhau phải không huynh ông?
NGƯ : Trong cách gieo vần thứ nhất, luật bằng trắc câu 6, 8 là CHỮ THỨ HAI, THỨ SÁU, THỨ 8 PHẢI THANH BẰNG, CHỮ THỨ TƯ PHẢI THANH TRẮC. Các chữ khác ở cả hai câu là tùy ý.
TIỀU: Cách gieo vần này quá chuẩn nên cả Truyện Kiều của Nguyễn Du đều dùng cách gieo vần này và trong tất cả các chữ thứ hai của câu 8 đều dùng thanh bằng, hèn nào thơ Nguyễn Du hay thế!
NGƯ: Với luật bằng trắc tối thiểu này thơ Nguyễn Du cũng thất luật khá nhiều đấy, trong khi 1627 câu 8 ở Truyện Kiều đều đúng luật thì có 26 câu lục phá cách, nghĩa là chữ thứ 2 thanh trắc hoặc chữ thứ 4 thanh bằng.
TIỀU: Phá cách nhưng đọc lên vẫn thấy hay. Không biết cụ làm cách nào mà tài thế.
NGƯ: Trong các câu 6 phá cách, Nguyễn Du đã hoán đổi thủ thuật ngắt đoạn để người đọc không cảm thấy trục trặc trong cả câu . Trong 26 câu này, Nguyễn Du đã dùng cách ngắt nhịp 3/3 thay cho ngắt nhịp 2/2/2 thông thường . Sử dụng ngắt nhịp cũng là thủ thuật của người làm thơ sau này. Cụ Bùi Hạnh Cẩn trong Chinh Phu Ngâm diễn Nôm đã phá cách thơ song thất lục bát ở 18 tiểu đoạn. Nếu song thất lục bát truyền thống gồm 2 câu bảy chữ tiếp đến hai câu lục bát thì trong bản Nôm Chinh phu ngâm của cụ Bùi, cụ đã phá luật song thất bằng cách tiếp sau hai câu lục bát không phải là hai câu 7 chữ mà lại là hai câu lục bát nữa nhưng diễn đạt ngắt khác hai câu lục bát trước để người đọc khỏi ngỡ ngàng so với cách truyền thống:
TIỀU: Thế còn cách gieo vần B thì luật bằng trắc như thế nào?
NGƯ: Trong cách gieo vần B, chữ thứ hai, chữ thứ 6 của câu sáu, chữ thứ tư, thứ tám của câu tám phải là thanh bằng, chữ thứ tư câu 6 và chữ thứ hai thứ sáu của câu 8 phải thanh trắc.
TIỀU Đệ nắm được rồi, theo kiểu gieo vần B này câu 6 luật bằng trăc như cách gieo vần A, riêng câu 8 thì trừ chữ thứ 8 còn đổi ngược luật bằng trắc. Ở đâu cách A là bằng thì sang cách gieo B là thanh trắc, và trắc lại thành bằng có phải không?
NGƯ: Đúng thế , huynh ông tiếp thu nhanh lắm. Hảo lớ!
TIỀU: Thank! Huynh ông suốt ngày đi đánh cá ngoài sông ngoài biển, lấy tài liệu ở đâu mà nói được luyên thuyên nhều thế ?
NGƯ: Tài liệu tham khảo ở Truyện Kiều do hội Kiều học biên tập ấn hành 2016, được ông bạn vàng tặng hôm trước đấy.
TIỀU: Vậy a! Đệ cũng được tặng một quyển. Chúng ta phải cảm ơn ông bạn vàng nhiều nhiều!
NGƯ, TIỀU: Cám ơn ông bạn vàng nhiều nhiều!
NGƯ: Tài liệu tham khảo ở Truyện Kiều do hội Kiều học biên tập ấn hành 2016, được ông bạn vàng tặng hôm trước đấy.
TIỀU: Vậy a! Đệ cũng được tặng một quyển. Chúng ta phải cảm ơn ông bạn vàng nhiều nhiều!
NGƯ, TIỀU: Cám ơn ông bạn vàng nhiều nhiều!
Cảm ơn bạn đã chia sẻ bài viết này. Nếu bạn muốn thay đổi khuyết điểm mắt của mình nhưng chưa biết thẩm mỹ cắt mí mắt là gì, hãy liên hệ với chúng tôi để có câu trả lời đúng nhất.
Trả lờiXóađây đúng là bài viết rất bổ ích, nếu bạn nào có nhu cầu thẩm mỹ mắt mà lại phân vân không biết lấy mỡ mí mắt hết bao nhiêu
Trả lờiXóathì hãy liên hệ để được tư vấn thêm nhé.
bài rất hay
Trả lờiXóa