22 thg 2, 2021

TRANH CHỮ CỦA CỤ BÙI HANH CẨN

 TRANH CHỮ CỦA CỤ BÙI HANH CẨN


Lời NoiLieu:

Nhân dịp Đài Truyền hình Hà Nội phát hình về Cụ Bùi Hạnh Cẩn - Nhà chơi tranh chữ nổi tiếng của Thủ đô ta, NoiLieu đăng lại bài viết về một vài cảm nhận của mình đối với bậc tiền bối tài năng xuất chúng này trong khi chưa tải được đoạn video nói về cụ lên blog hầu các bạn. Trong trình bày, do trình độ có hạn, không tránh khỏi sai sót, mong cụ Bùi Hạnh Cẩn và các anh chị trong gia đình cụ tha lỗi.

LƯỚT XEM TRANH CHỮ CỦA CỤ BÙI HẠNH CẨN
(BÀI VIẾT LẠI VÌ BÀI TRƯỚC BI MẤT - XIN THÔNG CẢM)

Photobucket
ụ Bùi Hạnh Cẩn quê ở Thôn Vân Huyện Vụ Bản Tỉnh Nam Định, sinh năm 1919, đã từng là Chủ tịch Hội Nhà Văn Hà Nội, UV thường trực hội Nhà Báo Việt Nam. Cụ là người đa tài, đức độ, được giới nhà báo VN tặng cho danh hiệu "Người nhiều nhà nhất Hà Nội" : Nhà Văn, nhà Thơ, Nhà Báo, Nhà Giáo, nhà Nghiên cứu Hán Nôm, Nhà NC Quốc tế Ngữ (ESPERANTO), nhà Thư pháp, Nhà sưu tầm văn hóa dân gian... Trong các "nhà" kể trên, cụ thích nhất danh hiệu do các con cụ phong tặng: "Nhà lẩm cẩm học", một danh hiệu đùa vui nhưng ngầm ý cụ là người đa tài trong đó có tài vẽ tranh chữ: Chữ Nôm, chữ Hán và cả chữ Quốc ngữ. Cụ đã để tâm nghiên cứu tranh chữ từ hơn ba chục năm nay, tranh của cụ đã được đưa triển lãm ở nhiều nơi. Cuộc triển lãm tranh năm 1992 tại Hà Nội đã có tiếng vang lớn trong nước và Quốc tế. Chỉ xin trích dẫn lời giáo sư Văn Hóa người Mỹ - ông C.D. Sedalla: "Phòng tranh độc đáo và thiên tài, xứng đáng trưng bày ở Louvre. Ông Cẩn không bắt chước ai, và càng khó ai bắt chước được ông Cẩn" đủ nói lên tất cả.


Bức tranh đồng Dân Phú Quốc Cường được Họa sỹ Hà Huy Hiệp (giám đốc công ty Mỹ Thuật AHUY) đích thân làm suốt đêm theo mẫu tranh của cụ để kịp tặng cụ nhân ngày Hội VH Hà Nội giới thiệu sách của cụ. Bức tranh này có lẽ cụ vẽ lên cái ý tưởng của Tiết Chế Quốc Công Trần Hưng Đạo: Dân Phú Quốc Cường với "Nước lấy dân làm gốc. Dân lấy ăn làm gốc". Ở Chữ Quốc: 国 trong một biên giới rộng lớn ấy không thấy dùng Vương 王, Hoặc 或 hay Ngọc 玉 làm cốt mà là Dân 民 thế chẳng phải lấy dân làm gốc là gì? Chữ Dân ở Dân phú thấy như một em bé còn trong bào thai, một người đang ăn với Phú là nồi cơm đầy ắp: Dân lấy ăn làm gốc và ăn thì phải có ruộng: Dưới nồi cơm là chữ Điền (ruộng đất).
                               
Tranh chữ Đạo : Đạo là con đường đi, là đường lối, dù đường gì thì cũng không bằng phẳng. Có người nói: Bức tranh này quá sex, Cụ Cẩn cho biết: "Chữ Đạo là bản chất của vũ trụ, cân bằng Âm -Dương, sinh sôi này nở, tái tạo và hủy diệt, là con đường gọi lòng người hướng thiện. Tôi mượn chất tượng hình ở chữ Đạo vẽ gợi hình thiếu nữ múa lụa". Tôi thì thấy dù nhìn theo tượng hình dải lụa uốn lượn hay theo cách nhín sex thì chữ đạo vẫn là thể hiện chữ Đạo: Bộ xước bọc lấy chữ thủ. Thế mới đa dạng, thế mới tài hoa.



Tranh chữ Hán: Sơn Thủy



Tranh chữ Quốc ngữ hiện đại: Ngựa. Một giáo sư người Trung Quốc nhận xét: "Tôi đi đã nhiều nơi, chưa thấy đâu người ta vẽ ngựa như thế". Đúng vậy, vì đây là con ngựa chữ Việt, làm sao các danh họa TQ lại vẽ được như thế. Ngay các cụ đồ nhà ta xưa kia cứ chê chữ quốc ngữ là ngoằn nghèo như rau muống làm sao viết vẽ đẹp được. Thế mà xem con ngựa này, ai không cảm phục sự sáng tạo của cụ đồ?



Sông Mã xa rồi (Trong câu thơ " Sông Mã xa rồi, Tây Tiến ơi") Bức tranh chữ Nôm Sông Mã cho ta cái cảm giác thượng nguồn sông chằng chịt chi lưu chảy luồn giữa các rặng núi cao chót vót, khi gần tới đồng bằng ra biển, dòng sông vấp phải các khối đá nhấp nhô (ở đây là bốn dấu chấm chân ngựa "Hỏa" trong chữ Mã) dòng sông lồng lên như con tuấn mà - thế mới đúng là sông Mã.


Hóa ra vũ trụ bao la thế
Cũng chỉ xoay quanh một chữ Tiền
(Chữ Kim = vàng, biểu trưng của tiề)

Không - Sắc . Không là không có, là khoảng không vũ trụ, bao gồm sắc (có, vật chất) bên trong. Đúng như đạo của người xưa. Cụ dịch bài kệ chữ Hán của Pháp sư Từ Đạo Hạnh về chữ Không sắc này:
Có thì có tự mảy may
Không thì cả thế gian này cũng không
Trong như bóng nguyệt dòng sông
Ai hay sắc sắc không không là gì.
Điều thú vị là chữ sắc lại nằm gọn trong chữ không: Không gian bao la. Cũng lại theo tư tưởng của người xưa: Có không mới có sắc. Có câu thú vị "Không uyển thịnh phạn, Không ốc trú nhân": ấy là cái bát làm từ đất (sắc) nhưng nếu cái bát toàn đất thì vô dụng, không dùng đựng gì được. Nó phải rỗng trong lòng. Căn nhà xây từ gạch nhưng trong nhà toàn gạch thì không ở được, đấy là cái lẽ sắc sinh không và không lại sinh sắc vậy chăng?



Rượu và rượu say. Tranh rượu cho ta hình ảnh cái nậm rượu, lại cũng hình như là anh chàng nghiện rượu đang ngồi nhắm rượu suông. Có người lại hình dung là một cô gái và giải thích là tửu đi liền với sắc. Thật kỳ diệu.


Ngà ngà. Rượu thì uống vừa thôi theo dân gian
Một xị khai thông trí tuệ
Hai xị giải nghệ cơn sầu
Ba xị ngồi đâu .... đó
Bốn xị cho chó ăn chè (nôn hết).
Cụ sống điều độ, rượu chỉ Ngà ngà, chân hơi chếnh choáng nhưng vẫn cầm được be rượu, vẫn đi lại được chứ chưa đến nỗi "Đi thì đứng, đứng thì ngã" như những bợm bia rượu khác, chính vì vậy cụ thọ hơn những đồng nghiệp của mình chăng?


Tây Hồ Phong Nguyệt: Chữ tây giờ được tạo hình cho một cánh buồm trên hồ nước mênh mông. Mặt trang mung lung không tròn không phải tác giả không vẽ được tròn mà trang phải mờ mờ ảo ảo mới thần tình.


Chút duyên chùa Láng
Con mắt đuôi sao thầm lúng liếng
Chị Mầu Thị Kính đêm hoa đăng
Là đây là thực hay là mộng
Thôn nữ làng Nam xưa họ Tăng
(Tăng thị Lan là mẹ của Từ đạo Hạnh, là một người đẹp thời xưa của Đất Việt). Bức tranh này được một giáo sư Văn Hóa người Ôxtrâylia rất thích.


Phật : Hình một ông sư đang ngồi tụng kinh; Chữ nhân đứng tạo hình một cái bàn đặt kinh phật để sư tụng niệm. Hóa ra sư chăm tụng niệm làm việc thiện thì Phật tại tâm.


Trúc Lâm. Cụ đã dùng cách viết thư pháp với nét đậm nét tòe để vẽ tranh Trúc Lâm. Với nét bút như thế, người xem thấy ngay được hình các đốt trúc cho một rừng trúc. Tôi nhớ một lần đi cùng bà xã vào Văn Miếu xem triển lãm Thư Pháp, thấy mấy sinh viên Mỹ thuật chăm chú tô tô vẽ vẽ mấy chữ rất cẩn thận, chỗ nào bị tướp nét đều tô lại đen nhánh. Tôi bảo với vợ tôi: Mấy cậu này học cách viết chữ của Vi tiểu Bảo trong Lộc Đỉnh Ký. Bà xã cười thú vị vì cũng đã đọc đoạn Vi tiểu Bảo bình tranh thư pháp ở đảo Thần Long, thấy chữ viết nét tướp nét đậm thì ra sức chê bai là không "bại nét".


Bút hoa.


Đò: Con đò thấy rất rõ cánh buồm. Cánh buồm cách điệu cho dấu chấm thủy, ghép với chữ độ là Đò (chữ Nôm)


Tranh chữ được vẽ trên đồ gốm: Bên trái là bình hoa gốm có tranh chữ Chi chi , ở giữa là đĩa có vẽ tranh "không - sắc", bên phải là tranh "Đường về nhà chị...".Tranh của cụ Bùi Hạnh Cẩn nhiều lắm, Ba mươi năm sáng tác, hàng chục cuộc triển lãm. Tôi chỉ hiểu được một số ít ỏi của cụ nhưng cũng mạnh dạn giới thiệu cùng các bạn, có gì sai sót xin Cụ Bùi và các bạn blog tha thứ.

11 nhận xét:

  1. Tuyết vời ,Không chỉ về nghiên cức văn chương ,chữ nghĩa mà cả về tìm hiểu và hiểu biết về KHKT tôi cũng xin gọi cụ là THÀY .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn cụ đã quá khen. Lâu lắm không gặp cụ Biinql, hôm nay diện kiến thật mừng vì cụ vẫn khoẻ vẫn vào được Blog đê trao đổi thông tin. Năm mới chúc cụ và gia đình luôn khoẻ mạnh, vui vẻ, hạnh phúc

      Xóa
  2. Tôi chỉ nghe nói đến Cụ Bùi Hạnh Cẩn, chưa được diện kiến Cụ và Cụ cũng đã đi xa chúng ta mãi mãi. Thời còn blog được biết đến blog Hạt Cát và rồi biết đó là con gái Cụ Cẩn. Một thời sôi động. Nay tất cả đều đã qua và chúng ta chỉ còn facebook. Có bao giờ trở lại ngày xưa?

    Trả lờiXóa
  3. Lâu lâu không vào blog, nhiều người bỏ đi sang Facebook nên đường thông hè thoáng comment thoáng đáng hơn. Năm mới chúc cụ luôn khoẻ, vui tươi. gia đình hạnh phúc

    Trả lờiXóa
  4. Thiên hạ nay dùng fb hầu hết. Tôi và chắc cụ NoiLieu cũng phải dùng fb và cũng dùng nhiều. Có điều tôi chưa dứt được blog và kỷ niệm nhất chính là thời yahoo. blog. Họ còn duy trì thì mình còn giữ và vẫn mong có người còn giữ. Vậy là mừng lắm. Đầu xuân mới chúc Cụ NoiLieu haha (Cụ Hà) --cựu quân nhân KC , dối dào sức khỏe, gia đình an khang, mọi điều tốt lành và vẫn là người giỏi nhất trong số bạn bè chúng ta về công nghệ thông tin, vi tính. Chúc gia đình hạnh phúc.

    Trả lờiXóa
  5. Tôi thích blog vì có giao diện trình bày rất hiện đại, đẹp mắt nhưng cũng vì thế mà hay bị tắc nghẽn khi nhiều người vào blog và comment nhiều nên phải chạy làng nhưng thỉnh thoảng vì máu hoài cổ cũng quay về thăm lại, may lại gặp được cụ. Rắt mừng vì cụ còn khoẻ và vẫn tham gia blog của chúng ta thời nào.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn Cụ NoiLieuhaha. Cảm ơn Cụ nhiều . Mừng vẫn gặp nhau trong mùa xuân mới an khang khỏe vui. Tôi không rời blog cũng đúng như cụ nói, blog thênh thang bề thế hơn hẳn fb nhưng cũng vì vậy thong thả không hối hả như fb vả lại phải xài trên vi tính, số trẻ không chơi ! Mong chúng ta luôn gặp lại.

      Xóa
  6. The planetary mixer is named for its perfect three-dimensional combination. The blades in the planets of each planet rotate around their axis, but also at the normal axis - resulting in a greater integration than that of conventional aggregates. Think of a blender that mixes primarily horizontally. Now, rotate the blender itself with a straight circular motion (for the purpose of this imaginary situation, it will make the lid closed and you will not wear it thus creating the same effect as the planetary mixer.
    Planetary Mixer in Delhi
    Planetary Mixer in Bihar
    Planetary Mixer in Assam
    Planetary Mixer in Uttarakhand
    Planetary Mixer in Punjab
    Planetary Mixer in Uttar Pradesh

    Trả lờiXóa
  7. A manufactured oven with more than one layer and a set of controls is known as an outdoor patio oven or stack oven, simply because hot, insulated boxes are best “packed” with each other in a double or three-deck arrangement. Outdoor ovens are required when production is high and space is limited. Depending on the needs of the kitchen, different types of ovens can be packed in any configuration: a single standard oven and a delivery oven, for example.
    Deck Oven in Delhi
    Deck Oven in Haryana
    Deck Oven in Uttar Pradesh
    Deck Oven in Uttarakhand
    Deck Oven in Bihar
    Deck Oven in Assam
    Deck Oven in Rajasthan
    Deck Oven in Kashmir
    Deck Oven in Punjab

    Trả lờiXóa