30 thg 4, 2015

TÂN "CHUYỆN CŨ VIẾT LẠI"


TÂN "CHUYỆN CŨ VIẾT LẠI" 
 hay "SỰ TÍCH CHIM BẮT CON TÉP KHO CÀ"


         Thời nhà Thương đời Vua Trụ của Trung Quốc cổ, có hai anh em ông Bá Di và Thúc Tề là con vua nước Cô Trúc - nước chư hầu của Trụ - nổi tiếng là người hiền. (Người có đạo đức tốt, có kiến thức sâu rộng, nói như thời nay... xưa là "Vừa Hồng vừa Chuyên".
      Hai ông này thấy Cơ Phát mang đại quân cùng các chư hầu đi đánh vua Trụ thì đứng ra can ngăn. Cơ Phát không nghe, cứ tiến quân đánh Trụ. Trụ vương bị đại bại, tự thiêu mà chết. Cơ Phát lên ngôi thiên tử, lập ra nhà Chu/Châu, sử gọi là Châu Vũ Vương. Các chư hầu đều tôn thờ nhà Châu. Riêng Bá Di và Thúc Tề xấu hổ về việc đã can ngăn vua Châu diệt Trụ bạo chúa, bèn đi bụi, ăn ở lang thang bệ rạc trên đường phố. Châu Vũ Vương thấy thương tình, cho dựng nhà công quán như nhà khách chính phủ bây giờ, cắt cử người chăm sóc rất tử tế: Ba ngày một bữa tiệc nhỏ, nửa tháng một bữa tiệc to, ở nhà máy lạnh, đi xế hộp nhãn Roll Royce Ghost trị giá hơn 10 tỷ VN đồng, sang trọng ngang Cường Đô la nước Cà Lồ nhưng vẫn không cám ơn nhà Châu.
     Có Hai tiểu bảo phục vụ nhà khách, trực tiếp chăm sóc Bá Di và Thúc Tề, một người bồi bàn, một người bồi phòng bực lắm, than thở cùng nhau. Gã họ Vi (gọi là Vi tiểu bảo), làm chân chạy bàn nói:
     - Hai ông già này thật quá thể đáng. Chúa thượng ưu ái đủ điều, đã không cám ơn được lời nào thì chớ; như ta với chú em đây hết lòng hầu hạ, hai lão cũng chẳng cám ơn được lời nào. Thật xấu hổ khi xem VTV1 của nước Cà Lồ, mỗi khi biên tập viên mời phát thanh viên thời tiết lên hình, đều được lời "cám ơn chị Thu Hà", "cám ơn chị Tuyết Mai"... rất lịch sự.
      - Vi đại ca chấp làm gì mấy lão "Văn hóa lun*" ấy làm gì!
      Chuyện vớ vẩn thế chẳng mấy lúc đến tai hai ông. Bá Di và Thúc Tề thấy hai đứa Tiểu bảo chê mình "Văn hóa lầun" tức lắm, bàn nhau bỏ nhà khách vào rừng tìm rau vi để ăn, quyết không ăn thóc nhà Châu nữa (sử Tàu gọi là "bất ngật cốc Châu gia" 不 吃穀周家).
     Ăn mãi rau vi, người ốm yếu gày gò, Thúc Tề bàn với anh cả Bá Di:
     - Đại ca ơi! Hay là chúng ta lại về nhà khách chính phủ ăn ở cho đình huỳnh, chịu khó hàng ngày "Thank chúng nó vài phát" cho nó khỏi nói ra nói vào mà mình có cái ăn đỡ đói. Mình bi chừ là "dân" rồi, mà dân thì "dĩ thực vi thiên" - dân lấy cái ăn làm trời mà, xá gì chuyện Thank hay Thankn't.
      Bá Di không chịu:
      - Dẹp ba cái chuyện về lại công quán đi. Đã bảo Thankn't là rứt khoát không Thank! Chú em suốt ngày bận rộn tìm kiếm rau vi, không vào Facebook mà xem, những người văn hóa đầy mình ở đấy cũng có thank đâu. Ta thấy có gã "Haha hôhô" gì đó mở trang Group blog cho các bạn học lớp 8,9,10,11,12 abcdeg gì đó, tuần tuần viết bài, ngày lễ ngày tết, sinh nhật, (tử nhật) gì gì đều làm Vimeo chúc mừng (chia buồn) bạn bè nhiệt liệt, thế mà mấy ông bạn vàng của gã vào xem, nhận chúc mừng xong rồi cắp đít ra về, chẳng có lời thank nào, like nào hết mà có ai bảo họ là "Văn hóa lầun" đâu. Mấy thằng tiểu bảo lại dám bảo hai huynh đệ ta là "Văn hóa lầun" thì tức chết đi được. Không về, không ăn thóc nhà Châu, không thank tiểu bảo là rứt khoát không về, không thank gì sất.
      Ở trong rừng, ăn toàn rau vi, thiều đủ loại vi ta min, hai lão mắc ung thư ... miệng, được mấy tháng thì chết. Hồn hai lão nhập vào con chim đa đa, suốt ngày kêu "Bất ngật cốc Châu gia 不 吃穀周家, Thank not, thank not a". Con chim này người Việt gọi là chim "Bắt cái tép kho cà**" .
Chim Bắt cái tép kho cà "不 吃穀周家"    Chuyện này đã được Đại văn hào Trung Quốc Luxin viết thành truyện hẳn hòi chứ không phải haha hôhô bịa toàn tập đâu nha, không tin thì mở "Chuyện cũ viết lại" của nhà văn này mà xem"! Haha hôhô có bịa thêm tý nào thì cũng là bịa thôi.
      GHI CHÚ:
-------------------------------------------
1) Thời nhà Châu, người tàu không nói được âm tròn môi "u", cứ âm "u" thì đọc là "âu" hoặc "o" hoặc "ô" .. Mãi đến cuối đời Tần, dân chúng thấy vợ Hạng Võ là Ngâu Cơ đẹp quá, cứ tròn miệng ra mà khen "u" cha! "u" cha là đẹp. Kêu mãi thành quen, mới goi Ngâu Cơ là nàng Ngu Cơ, từ đấy người Hán mới nói được âm "u" Người Việt thì vẫn gọi mẹ là "u" từ thuở vua Hùng dựng nước nên không bị nhịu âm này. Xem tài liệu về ngữ âm học cổ đại của Bernhard Karlgren (tập ngữ vựng Grammata Serica Recensa) cũng có nói đến sự biến âm của từ Hán cổ đại.
Chim bắt cô trói cột
2) Chim "不 吃穀周家 / Bắt con tép kho cà" theo một số nhà điểu học VN thì có tên khoa học là Francolinus pintadeanus thuộc bộ Gà (Galliformes), họ Trĩ (Phasianidae), nó khác với chim "bắt cô trói cột" tên khoa học: Cuculus micropterus là loài chim thuộc họ Cu cu mà người tàu gọi là "họ chim đỗ quyên".,

KÍNH CÁC CỤ VÀ CÁC BẠN. MÁY TÔI KHÔNG THỂ TRẢ LỜI VÀ COMMENT ĐƯỢC Ở BLOG CỦA MÌNH, KHÔNG BIẾT TẠI SAO? ĐỘ NÀY CỨ ĐỂ COMMENT CỦA KHÁCH KHÔNG CÓ REPLY THẤY XẤU HỔ QUÁ MÀ KHÔNG BIẾT LÀM SAO SỬA ĐƯỢC .
MONG CÁC CỤ CÁC BẠN THÔNG CẢM NHÉ!

29 thg 4, 2015

CHÚC MỪNG NGÀY LỄ LỚN 30-4 VÀ 01-5

CHÚC MỪNG CÁC BẠN BLOGGER
 NHÂN 2 NGÀY LỄ LỚN 30-4 VÀ 01-5

KỶ NIỆM THÀNH PHỐ TUỔI THƠ 

Trưa nay qua đường phố quen 
Gặp những tiếng ve đầu tiên 
Chợt nghe tâm hồn xao xuyến 
Điệp khúc tiếng ve triền miên. 

Tiếng ve đu cành sấu 
Tiếng ve náu cành me 
Tiếng ve vẫy tuổi thơ 
Tiếng ve chào mùa hè. 

Và gọi cơn gió mát 
Những đêm đầy trăng thanh 
Tiếng ve như lời hát 
Đan giữa vòm cây xanh.
....................

27 thg 4, 2015

NỤ CƯỜI RA TRẬN

NỤ CƯỜI RA TRẬN
Tôi vừa nhận được tập sách "ĐỒNG ĐỘI NHỚ VỀ ANH" do ĐẶNG MAI PHƯƠNG con gái út Chính ủy Anh hùng LLVT ĐẶNG TÍNH gửi tặng, lại nhớ đến bức ảnh của bạn Đặng Thị Nhu đăng trên blog Yahoo năm nào: Đại tá Chính Ủy Quân chủng PK-KQ chụp với gia đình trước khi vào chiến trường đảm nhiệm chức vu CHÍNH ỦY BINH ĐOÀN 602 (BINH ĐOÀN TRƯỜNG SƠN).
 Chia tay gia đình, bạn bè, đồng chí với nụ cười tươi rói, thật quả cảm, anh hùng:
Biết rằng ra trận sẽ gian nan
Sẽ đổ máu xương, vẫn cười vang
Chính ủy bao người như ông nhỉ?
Anh hùng mai mãi với nhân gian!
Chính ủy của chúng tôi, của Quân đội NDVN không còn nữa, ông đã anh dũng hy sinh ngày 04 tháng 4 năm 1973 trên đường Trường Sơn, nơi ông đảm nhiệm chức vụ Chính ủy binh đoàn Trường Sơn, nhưng mãi mãi là tấm gương sáng về đạo đức cách mạng, về lòng nhân hậu, tình yêu thương gia đình, đồng chí, đồng đội, đồng bào.
 Chính ủy Đặng Tính đứng giữa, người bế cháu bé là Đặng Thị Nhu (Internat Maxcơva) bạn của NoiLieuhaha khi ở CKT PK-KQ, người đứng ngoài cùng bên canh Nhu là Đặng Mai Phương.
           Xin cám ơn Mai Phương đã gửi tặng tập sách quý.
Tập sách ĐỒNG ĐỘI NHỚ VỀ ANH do các bạn chiến đấu của Chính ủy Đặng Tính viết về người chính ủy anh hùng và một số thơ ca của CHÍNH ỦY ĐẶNG TINH viết . Sách do NXB Văn hóa Văn nghệ  xuất bản.
Ảnh bìa sau: Đại tướng Võ Nguyên Giáp (đi giữa) kiểm tra đường Trường sơn. Tháp tùng Đại tướng là Tư lệnh Binh đoàn TS Đồng Sỹ Nguyên (Bên phải Đại tường) và Chính ủy Binh đoàn Đặng Tính (bìa trái)


Bao chiến sỹ anh hùng 
Lạnh lùng vung gươm ra sa trường


21 thg 4, 2015

NHỚ ĐÂU KỂ ĐẤY

NHỚ ĐÂU KỂ ĐẤY
TẾT HÀN THỰC 03-3 ÂM LỊCH

Truyện Đông Chu Liệt Quốc kể rằng: Thời Đông Chu, chính sự thối nát, các nước chư hầu lấn át quyền lực của vua nhà Chu, đánh nhau lộn bậy. Trong mỗi nước chư hầu các thế lực khác nhau cũng tranh nhau quyền lực làm loạn quốc sự, nhân dân vô cùng khốn khổ. Vua nước Tấn là Tấn Hiến Công (chư hầu của nhà Chu) bỏ thế tử Thôi Sinh lập Hề Tề là người con của thiếp yêu Ly Cơ lên làm thế tử khiến các công tử (con Tấn Hiến Công) bỏ chạy đi cácnước lánh nạn. Người trưởng công tử (con trai lớn nhất nhưng không phải con bà cả) tên là Trùng Nhĩ là người có đức độ tài năng cùng cả chục đại thần nhân sỹ theo phò tá phải bỏ nước đi tòng vong gần 40 năm, chịu nhiều khổ sở vất vả. Có lần đoàn người đi đến nước Vệ, vua nước Vệ không cho vào thành, đoàn người tòng vong bị đói lả phải kiếm rau dại mà ăn. Trùng Nhĩ không ăn được, Giới Tử Thôi bèn cắt thịt đùi mình nấu cháo cho Trùng Nhĩ ăn. Trùng Nhĩ cảm kích lắm. Giới Tử Thôi nói :"Tôi chỉ mong sao nghiệp cả chóng thành, nhân dân được hạnh phúc, chứ đâu dám chịu ơn"
Về sau nước Tần (đời Tần Mục Công) đồng ý đem quân đưa công tử Trùng Nhĩ về làm vua nước Tấn. Khi qua sông Hoàng Hà, Trùng Nhĩ ra lệnh vứt hết các đồ dùng lúc nghèo khó xuống sông, có người theo hầu cho ông ta là người không thủy chung. Cùng vì thế Giới Tử Thôi có ý tìm nơi ẩn dật. Sau khi Trùng Nhĩ lên làm vua, trọng thưởng cho những người đã cùng mình đi tòng vong thì Giới Tử Thôi cáo bệnh về nhà hàng ngày đi vá giày thuê nuôi mẹ. Có người khuyên Giới tử Thôi đến báo công với vua Tấn để nhận thường, Giới tử Thôi không chịu đưa mẹ trốn vào rừng không chịu ân huệ của vua Tấn Trùng Nhĩ. Nhà vua cùng nhiêu người vào rừng tìm mà không thấy, bèn nói :
- Ta nghe Giới tử Thôi là người chí hiếu, bây giờ ta đốt rừng thế nào Giới tử Thôi cũng cõng mẹ chạy ra.
Lửa cháy khắp mọi phía, Giới tử Thôi vẫn nhất định không ra. Hai mẹ con ôm nhau chịu chết dưới gốc cây liễu. Tấn Văn Công (Trùng Nhĩ) cho thu hồi xương cốt hai mẹ con chôn cất đàng hoàng, lại cho lập miếu thờ, lấy ngày 03-3 (âm lịch) - ngày mẹ con Giới tử Thôi bị chết cháy - hàng năm làm ngày Hàn Thực: dân gian không được nổi lửa nấu nướng phải ăn đồ lạnh (hàn thực) để nhớ đến Giới tử Thôi. Dân ta bị phong kiến phương bắc đô hộ 1000 năm vẫn theo lệ ấy của người Tàu. Đến nay nhiều người không hiểu, theo thói quen mà cúng ngày Hàn Thực nên nhiều nhà nho yêu nước đã nói từ đầu thế kỷ trước: "cúng bái ngày Hàn Thực khác nào ... mồ cha không khóc đi khóc tổ mối" là thế.

bánh trôi, Hàn Thực
 Bánh trôi bánh chay tết hàn thực 

20 thg 4, 2015

25-4 CHÚC MỪNG SINH NHẬT NGỰA MỎI CHÂN RỒI

25-4 CHÚC MỪNG SINH NHẬT NGỰA MỎI CHÂN RỒI

Chúc Ngựa em luôn luôn khỏe, tươi vui, sáng tác nhiều thơ hay

Thực hiện một powerpoint để chèn ảnh động (và cả ảnh flash nữa) rồi biến nó thành video, lâu lâu không làm cũng quên nhiều bước.

6 thg 4, 2015

GIAO LƯU THƠ HẠT CÁT - VỀ THĂM CỤ NGUYỄN KHUYẾN

GIAO LƯU THƠ HẠT CÁT - VỀ THĂM CỤ NGUYỄN KHUYẾN
Về buổi giao lưu thơ, đã có nhiều người viết và đăng nhiều ảnh đẹp, tôi chỉ nói về chuyện đến thăm cụ Nguyễn Khuyến:       

    Cụ Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến quê nội ở Xã Yên Đổ - Huyện Bình Lục Hà Nam, bây giờ xã này chia thành hai: Nửa dưới (phía Nam đường 21 Hà Nam-Nam Định là xã An Đổ, nửa trên (phía bắc đường 21) là xã Trung Lương-Bình Lục. Xã An Đổ có khu công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp lớn của Hà Nam. Đến khu công nghiệp này nhìn lên bắc đường 21 là Trung Lương, Quê cụ Nguyễn Khuyến. Đến thăm quê cụ biết được 3 điều thú vị:
       1) Tổ tiên cụ dòng họ Nguyễn Tông, quê ở Nghệ Tĩnh, ra "công tác" ở Bắc Kỳ đã được 20 đời. Thế là đã công tác ngoài Bắc nhiều hơn tổ nhà mình, dù cùng huyện Bình Lụt. (Xã quê tôi cũng gần đấy).
       2) Vào đến khu nhà thờ - Lưu niệm cụ Nguyễn Khuyến, thấy cái cổng MÔN TỬ MÔN thâm thấp, nhưng bên trong là một sân gạch mênh mông rồi tòa nhà 7 gian hoành tráng, tiếp đến khu nhà thờ khiêm tốn 3 gian với tấm hoành phi to đùng "雨露流根". [Cái chữ Lưu (流) này ngoài nghĩa là dòng (chảy), còn có nghĩa là "truyền dõi" - truyền từ đời này sang đời khác, cũng được dùng trong nhà tưởng niệm Nghĩa trang Trường sơn, không dùng với chữ 留 với nghĩa save]. Viết đến đây chợt nhớ hôm đi thăm nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn, có ông anh hỏi " sao không dùng chữ 留 mà lại dùng chữ 流 trong "lưu danh thiên cổ" ở nhà Thờ Khu tưởng niệm Nghĩa trang LS Trường Sơn? Nhưng chuyện đáng nói là cái cổng với hàng chữ MÔN TỬ MÔN: ba chữ này đọc trái phải cúng đều là MÔN TỬ MÔN mới tuyệt. Ông chắt đích tôn của Cụ giải thích : Cổng học trò, (Khổng Tử vẫn được người viết sách đời sau gọi là Tử/Tử viết có nghĩa là "Khổng Tử nói rằng... mà). Cụ để cổng thâm thấp và đề 3 chữ ấy, vì nghĩ rằng Tam nguyên Yên ĐỔ đã mở trường chắc đông môn sinh, thể nào cũng có người giỏi làm quan to, sau này thành đạt nó về thăm thày, nếu cổng cao to kiệu nó đi thẳng vào đến nhà thờ Cụ thì bất tiện. cứ để cổng thấp thấp thế để nó phải xuống ngựa, xuống kiệu đi bộ vào khỏi náo loan khu trường và nhà thờ tổ. Cụ thâm thật. Nhưng tiếc là cụ qua đời (1909) thì 10 năm sau nhà Nguyễn cũng cho stop khoa thi Nho học ở nước ta, nên để cái cổng thấp quá cũng tiêng tiếc cho khu nhà phía trong.
       Tôi còn nhớ một chuyện khá thú vị: Khi Hoàng Cao Khải 黃高啟 (1850–1933) đắc chí (chắc là được phong Quận Công) có mời các danh sỹ Bắc Hà đến chơi và ra đề thơ THIÊN BẤT NGÔN để các nhà nho ta làm thơ ca tụng y ta với ý là : Ta được vinh hiển thế này, tuy trời không nói ra nhưng đó là "được Trời cho đấy". Cụ Nguyến Khuyến bèn làm bài

THIÊN BẤT NGÔN 
Tao ở trên này, mãi trên cao
Mày xem tao có nói đâu nào
Da ta xanh trắng pha màu đất
Là bời dì Oa vá váy vào
   Xanh trắng pha màu đất là màu cờ tam tài (Xanh trắng đỏ) của giặc Pháp mà Dì Oa (cụ dùng làm hình ảnh của bà đầm xòe, nhưng đúng là có chuyện Nữ Oa vá trời thật). Ý chửi Hoàng Cao Khải bám đít thực dân Pháp mới được thế. Họ Hoàng tức chết điếng mà không làm gì được cụ.
      3) Có một tấm bia rât hoành tráng, chúng tôi cứ tưởng mộ của cụ Nguyễn Khuyến, định vào khấn vái, hỏi thì ông đích tôn cho biết đấy là tấm bia ghi bài thơ "Ao thu lạnh lẽo nước trong veo" của cụ. Cái ao này nằm ngay phía sau tấm bía. Thế là biết được một điều thú vị nữa.
Xin xem ảnh dưới. Người đang vái lạy là Hạt Cát. Cụ Nguyễn Khuyến có họ hàng bên họ ngoại nhà Hat Cat-Dieu Sinh. Hèn nào thơ Hạt Cát hay thế.

   Cái cổng "MÔN TỬ MÔN', Khi chụp lại bị khói mờ nên phải tô lại chút
          Nhà Học Đường 7 gian với cái sân rộng hoành tráng