NHỚ ĐÂU KỂ ĐẤY
TẾT HÀN THỰC 03-3 ÂM LỊCH
Về sau nước Tần (đời Tần Mục Công) đồng ý đem quân đưa công tử Trùng Nhĩ về làm vua nước Tấn. Khi qua sông Hoàng Hà, Trùng Nhĩ ra lệnh vứt hết các đồ dùng lúc nghèo khó xuống sông, có người theo hầu cho ông ta là người không thủy chung. Cùng vì thế Giới Tử Thôi có ý tìm nơi ẩn dật. Sau khi Trùng Nhĩ lên làm vua, trọng thưởng cho những người đã cùng mình đi tòng vong thì Giới Tử Thôi cáo bệnh về nhà hàng ngày đi vá giày thuê nuôi mẹ. Có người khuyên Giới tử Thôi đến báo công với vua Tấn để nhận thường, Giới tử Thôi không chịu đưa mẹ trốn vào rừng không chịu ân huệ của vua Tấn Trùng Nhĩ. Nhà vua cùng nhiêu người vào rừng tìm mà không thấy, bèn nói :
- Ta nghe Giới tử Thôi là người chí hiếu, bây giờ ta đốt rừng thế nào Giới tử Thôi cũng cõng mẹ chạy ra.
Lửa cháy khắp mọi phía, Giới tử Thôi vẫn nhất định không ra. Hai mẹ con ôm nhau chịu chết dưới gốc cây liễu. Tấn Văn Công (Trùng Nhĩ) cho thu hồi xương cốt hai mẹ con chôn cất đàng hoàng, lại cho lập miếu thờ, lấy ngày 03-3 (âm lịch) - ngày mẹ con Giới tử Thôi bị chết cháy - hàng năm làm ngày Hàn Thực: dân gian không được nổi lửa nấu nướng phải ăn đồ lạnh (hàn thực) để nhớ đến Giới tử Thôi. Dân ta bị phong kiến phương bắc đô hộ 1000 năm vẫn theo lệ ấy của người Tàu. Đến nay nhiều người không hiểu, theo thói quen mà cúng ngày Hàn Thực nên nhiều nhà nho yêu nước đã nói từ đầu thế kỷ trước: "cúng bái ngày Hàn Thực khác nào ... mồ cha không khóc đi khóc tổ mối" là thế.
Bánh trôi bánh chay tết hàn thực
Đúng vậy! Nhà tôi chẳng bao giờ cúng ngày hàn thực.
Trả lờiXóaTôi chẳng bao giờ cúng ngày này. Hôm nay con gái lớn của tôi hỏi ngày ấy là ngày gì mà con kg biết. Tôi trả lời kg biết vì nhà mình có bao giờ cúng đâu. Chào
Trả lờiXóa