6 thg 4, 2015

GIAO LƯU THƠ HẠT CÁT - VỀ THĂM CỤ NGUYỄN KHUYẾN

GIAO LƯU THƠ HẠT CÁT - VỀ THĂM CỤ NGUYỄN KHUYẾN
Về buổi giao lưu thơ, đã có nhiều người viết và đăng nhiều ảnh đẹp, tôi chỉ nói về chuyện đến thăm cụ Nguyễn Khuyến:       

    Cụ Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến quê nội ở Xã Yên Đổ - Huyện Bình Lục Hà Nam, bây giờ xã này chia thành hai: Nửa dưới (phía Nam đường 21 Hà Nam-Nam Định là xã An Đổ, nửa trên (phía bắc đường 21) là xã Trung Lương-Bình Lục. Xã An Đổ có khu công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp lớn của Hà Nam. Đến khu công nghiệp này nhìn lên bắc đường 21 là Trung Lương, Quê cụ Nguyễn Khuyến. Đến thăm quê cụ biết được 3 điều thú vị:
       1) Tổ tiên cụ dòng họ Nguyễn Tông, quê ở Nghệ Tĩnh, ra "công tác" ở Bắc Kỳ đã được 20 đời. Thế là đã công tác ngoài Bắc nhiều hơn tổ nhà mình, dù cùng huyện Bình Lụt. (Xã quê tôi cũng gần đấy).
       2) Vào đến khu nhà thờ - Lưu niệm cụ Nguyễn Khuyến, thấy cái cổng MÔN TỬ MÔN thâm thấp, nhưng bên trong là một sân gạch mênh mông rồi tòa nhà 7 gian hoành tráng, tiếp đến khu nhà thờ khiêm tốn 3 gian với tấm hoành phi to đùng "雨露流根". [Cái chữ Lưu (流) này ngoài nghĩa là dòng (chảy), còn có nghĩa là "truyền dõi" - truyền từ đời này sang đời khác, cũng được dùng trong nhà tưởng niệm Nghĩa trang Trường sơn, không dùng với chữ 留 với nghĩa save]. Viết đến đây chợt nhớ hôm đi thăm nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn, có ông anh hỏi " sao không dùng chữ 留 mà lại dùng chữ 流 trong "lưu danh thiên cổ" ở nhà Thờ Khu tưởng niệm Nghĩa trang LS Trường Sơn? Nhưng chuyện đáng nói là cái cổng với hàng chữ MÔN TỬ MÔN: ba chữ này đọc trái phải cúng đều là MÔN TỬ MÔN mới tuyệt. Ông chắt đích tôn của Cụ giải thích : Cổng học trò, (Khổng Tử vẫn được người viết sách đời sau gọi là Tử/Tử viết có nghĩa là "Khổng Tử nói rằng... mà). Cụ để cổng thâm thấp và đề 3 chữ ấy, vì nghĩ rằng Tam nguyên Yên ĐỔ đã mở trường chắc đông môn sinh, thể nào cũng có người giỏi làm quan to, sau này thành đạt nó về thăm thày, nếu cổng cao to kiệu nó đi thẳng vào đến nhà thờ Cụ thì bất tiện. cứ để cổng thấp thấp thế để nó phải xuống ngựa, xuống kiệu đi bộ vào khỏi náo loan khu trường và nhà thờ tổ. Cụ thâm thật. Nhưng tiếc là cụ qua đời (1909) thì 10 năm sau nhà Nguyễn cũng cho stop khoa thi Nho học ở nước ta, nên để cái cổng thấp quá cũng tiêng tiếc cho khu nhà phía trong.
       Tôi còn nhớ một chuyện khá thú vị: Khi Hoàng Cao Khải 黃高啟 (1850–1933) đắc chí (chắc là được phong Quận Công) có mời các danh sỹ Bắc Hà đến chơi và ra đề thơ THIÊN BẤT NGÔN để các nhà nho ta làm thơ ca tụng y ta với ý là : Ta được vinh hiển thế này, tuy trời không nói ra nhưng đó là "được Trời cho đấy". Cụ Nguyến Khuyến bèn làm bài

THIÊN BẤT NGÔN 
Tao ở trên này, mãi trên cao
Mày xem tao có nói đâu nào
Da ta xanh trắng pha màu đất
Là bời dì Oa vá váy vào
   Xanh trắng pha màu đất là màu cờ tam tài (Xanh trắng đỏ) của giặc Pháp mà Dì Oa (cụ dùng làm hình ảnh của bà đầm xòe, nhưng đúng là có chuyện Nữ Oa vá trời thật). Ý chửi Hoàng Cao Khải bám đít thực dân Pháp mới được thế. Họ Hoàng tức chết điếng mà không làm gì được cụ.
      3) Có một tấm bia rât hoành tráng, chúng tôi cứ tưởng mộ của cụ Nguyễn Khuyến, định vào khấn vái, hỏi thì ông đích tôn cho biết đấy là tấm bia ghi bài thơ "Ao thu lạnh lẽo nước trong veo" của cụ. Cái ao này nằm ngay phía sau tấm bía. Thế là biết được một điều thú vị nữa.
Xin xem ảnh dưới. Người đang vái lạy là Hạt Cát. Cụ Nguyễn Khuyến có họ hàng bên họ ngoại nhà Hat Cat-Dieu Sinh. Hèn nào thơ Hạt Cát hay thế.

   Cái cổng "MÔN TỬ MÔN', Khi chụp lại bị khói mờ nên phải tô lại chút
          Nhà Học Đường 7 gian với cái sân rộng hoành tráng





1 nhận xét: