13 thg 10, 2016

NGƯ TIỀU VẤN ĐÁP 4

NGƯ TIỀU VẤN ĐÁP 4
I. LUẬT BẰNG TRẮC TRONG THƠ LỤC BÁT

NGƯ: Thơ lục bát có luật bằng trắc cũng khá chặt chẽ.
TIỀU: Đệ nhớ cái thời học lớp 5 có học qua luật bằng trắc của câu 6 và 8 thế này:
                 Bằng bằng trắc trắc bằng bằng
           Bằng bằng trắc trắc bằng bằng trắc bằng.
Cứ thế mà diễn từ đầu đến cuối thì thành thơ lục bát, đúng không?
NGƯ: Cái luật bằng trắc ấy ‘’xưa rồi Diễm ơi”. Có lẽ luật bằng trắc này dùng cho thơ lục bát của …tiếng Hán Trung Quốc, lúc đầu ta chưa có nghiên cứu nghiêm túc nên tạm coi đó là luật bằng trắc của thơ lục bát Việt. Vì thanh điệu tiếng Việt khác Hán nên thanh bằng trắc của Việt và Hán cũng khác nhau. Nếu cứ theo luật này thì thơ lục bát trong Truyện Kiều cũng phải thất luật hơn 50% số câu. Và những câu gọi là thất luật này đọc lên vẫn thấy hay, thấy thơ; Thế nên người ta phải nghiêm túc tìm ra luật bằng trắc thật sự của thơ lục bát Việt.
Thơ lục bát Việt có hai cách gieo vần
1) Gieo vần ở chữ thứ 6 câu 6 với chứ thứ 6 câu 8, chữ thứ 8 câu 8 với chữ thứ 6 câu 6 tiếp sau, tạm gọi là cách gieo vần A.
TIỀU : Hay lắm, để tôi “gieo’’ thử nha:
                           Con bay lả bay la
                 Bay từ bụi dứa bay ra cánh đồng.
NGƯ: huynh gieo vần đúng đấy.
2) Cách thứ hai là Gieo vần ở chữ thứ 6 câu 6 với chữ thứ 4 câu 8, chữ thứ 8 câu 8 với chữ thứ 6 câu 6 tiếp sau, tạm gọi là cách gieo vần B. Ví dụ
                    Con bay bổng xa vời
               Ai muốn đổi đời thì hãy… đi buôn!
TIỀU : Luật bằng trắc trong hai cách gieo vần chắc có điều khác nhau phải không huynh ông?
NGƯ : Trong cách gieo vần thứ nhất, luật bằng trắc câu 6, 8 là CHỮ THỨ HAI, THỨ SÁU, THỨ 8 PHẢI THANH BẰNG, CHỮ THỨ TƯ PHẢI THANH TRẮC. Các chữ khác ở cả hai câu là tùy ý.
TIỀU: Cách gieo vần này quá chuẩn nên cả Truyện Kiều của Nguyễn Du đều dùng cách gieo vần này và trong tất cả các chữ thứ hai của câu 8 đều dùng thanh bằng, hèn nào thơ Nguyễn Du hay thế!
NGƯ: Với luật bằng trắc tối thiểu này thơ Nguyễn Du cũng thất luật khá nhiều đấy, trong khi 1627 câu 8 ở Truyện Kiều đều đúng luật thì có 26 câu lục phá cách, nghĩa là chữ thứ 2 thanh trắc hoặc chữ thứ 4 thanh bằng.
TIỀU: Phá cách nhưng đọc lên vẫn thấy hay. Không biết cụ làm cách nào mà tài thế.
NGƯ: Trong các câu 6 phá cách, Nguyễn Du đã hoán đổi thủ thuật ngắt đoạn để người đọc không cảm thấy trục trặc trong cả câu . Trong 26 câu này, Nguyễn Du đã dùng cách ngắt nhịp 3/3 thay cho ngắt nhịp 2/2/2 thông thường . Sử dụng ngắt nhịp cũng là thủ thuật của người làm thơ sau này. Cụ Bùi Hạnh Cẩn trong Chinh Phu Ngâm diễn Nôm đã phá cách thơ song thất lục bát ở 18 tiểu đoạn. Nếu song thất lục bát truyền thống gồm 2 câu bảy chữ tiếp đến hai câu lục bát thì trong bản Nôm Chinh phu ngâm của cụ Bùi, cụ đã phá luật song thất bằng cách tiếp sau hai câu lục bát không phải là hai câu 7 chữ mà lại là hai câu lục bát nữa nhưng diễn đạt ngắt khác hai câu lục bát trước để người đọc khỏi ngỡ ngàng so với cách truyền thống:
TIỀU: Thế còn cách gieo vần B thì luật bằng trắc như thế nào?
NGƯ: Trong cách gieo vần B, chữ thứ hai, chữ thứ 6 của câu sáu, chữ thứ tư, thứ tám của câu tám phải là thanh bằng, chữ thứ tư câu 6 và chữ thứ hai thứ sáu của câu 8 phải thanh trắc.
TIỀU Đệ nắm được rồi, theo kiểu gieo vần B này câu 6 luật bằng trăc như cách gieo vần A, riêng câu 8 thì trừ chữ thứ 8 còn đổi ngược luật bằng trắc. Ở đâu cách A là bằng thì sang cách gieo B là thanh trắc, và trắc lại thành bằng có phải không?
NGƯ: Đúng thế , huynh ông tiếp thu nhanh lắm. Hảo lớ! 
TIỀU: Thank! Huynh ông suốt ngày đi đánh cá ngoài sông ngoài biển, lấy tài liệu ở đâu mà nói được luyên thuyên nhều thế ?
NGƯ: Tài liệu tham khảo ở Truyện Kiều do hội Kiều học biên tập ấn hành 2016, được ông bạn vàng tặng hôm trước đấy.
TIỀU: Vậy a! Đệ cũng được tặng một quyển. Chúng ta phải cảm ơn ông bạn vàng nhiều nhiều!
NGƯ, TIỀU: Cám ơn ông bạn vàng nhiều nhiều!

12 thg 10, 2016

NGƯ TIỀU VẤN ĐÁP (3)

                NGƯ TIỀU VẤN ĐÁP (3)
THANH ĐIỆU TIẾNG VIỆT VÀ THƠ LỤC BÁT

TIỀU: Nghe một số cụ FB bàn về thơ lục bát, về thanh điệu tiếng Việt và thanh điệu tiếng Tàu mà Tiều tôi đầu óc cứ rối như canh hẹ. Huynh ông có biết chút nào thì chia sẻ với đồng bào cho vui.
NGƯ: Vấn đề lão Huynh đưa ra rộng quá mà trình độ của đệ có hạn, thôi cứ bàn từ từ từng chuyện một xem sao
I. THANH ĐIỆU TIẾNG VIỆT.
Tiếng Việt hiện đại có 6 thanh : không, huyền, hỏi, ngã, sắc, nặng.
TIỀU: Hình như huynh ông nói lẫn rồi: Không, huyền, sắc, nặng, hỏi, ngã chứ.
NGƯ: Cái thứ tự huynh ông nói là thứ tự trước đây 50 năm chúng ta đã học, chứ bi chừ học sinh từ lớp 1 trở đi đều học thứ tự thanh điệu là không, huyền, hỏi, ngã, sắc, nặng. Ngư tôi cũng không hiều vì sao phải đặt lại cái thứ tự mới này, chỉ biết từ điển Tiếng Việt bây giờ đều xếp theo thứ tự ấy. Cả cái ông Mai-cờ lô-sóp –sọp cũng xếp thứ tự thanh điệu tiếng Việt trong Office khi thực hiện lệnh sắp xếp (sort) như thế.
TIỀU: Ông Mai-cờ lô-sóp –sọp cũng xếp từ điển tiếng Việt theo trật tự thế à. Tài thật.
NGƯ: Xếp từ điển tiếng Việt theo thứ tự về thanh điệu là như thế nhưng xếp các phụ âm thì họ lại đặt các phụ âm được ký hiệu bằng 2 chữ cái như ch, ng, nh, kh, ph, th, tr thành một mục riêng, không xếp “ti” sau “th’’ như ta vẫn thường thấy, cũng khó khăn cho người tìm. Điều này đã thể hiện trong “Từ điển truyện Kiều” của cụ Đào Duy Anh. Thế nên khi dùng Microsoft để xếp từ điển, chỉ đúng được chữ đầu tiên trong một entry (mục từ), để xếp đúng chữ thứ hai trở đi phải có thủ thuật nhà nghề, hơi bị mất công một chút.
TIỀU: Huynh ông vừa nhắc đến tiếng Việt hiện đại có 6 thanh. Vậy tiếng Việt không hiện đại lắm thì thường có mấy thanh điệu.
NGƯ: Thanh điệu của tiếng Việt địa phương, thường gọi là “phương ngữ” mỗi vùng một khác. “Dân Thanh Hóa khi nói thì nhập thanh ngã vào thanh hỏi (đội mũ® đội mủ), trong khi ở Nghệ An-Hà Tĩnh thì thanh ngã bị nhập vào thanh nặng (đội mũ ® đội mụ). Ở Quảng Bình, Quảng Trị, Huế vào đến trong Nam thì cơ bản nhập thanh ngã vào thanh hỏi. Tuy nhiên ở từng địa phương, còn có hiện tượng nhập cả thanh sắc vào thanh nặng, còn có xu hướng hỗn nhập các thanh như ngã với nặng, hỏi với nặng, sắc với hỏi…làm cho thanh điệu trở nên rối loạn khó hiểu.”
TIỀU: Sáu thanh ấy chia thành thanh bằng và trắc như thế nào?
NGƯ: Thanh bằng gồm thanh không và thanh huyền, các thanh này khi phát âm thì tần điệu hơi bằng phẳng (đoạn cuối đi xuống một chút). Trong hai thanh bằng thì thanh “Huyền” thuộc thanh có tần điệu thấp, thanh “Không” tần điệu cao hơn.
Các thanh còn lại (hỏi, sắc, ngã, nặng) đều thuộc thanh trắc vì tần điệu của nó … trúc tra trúc… trắc hơi khó nghe (hehe). Thanh sắc và thanh ngã lúc đầu tần số phát ra thấp, cuối âm thì tăng cao nhưng thanh “ngã” hơi đặc biệt một chút: Ngã có điểm khởi đầu hơi cao hơn sắc, cũng hướng lên, nhưng bị đứt quãng ở giữa chừng do tác động của ngẽn hầu họng. Điều này khiến cho Ngã là thanh điệu khó phát âm nhất trong tiếng Việt và chỉ được người miền Bắc phát âm tốt.



II. THANH ĐIỆU TIẾNG HÁN:

TIỀU: Nghe nói tiếng Việt thuở chưa bị bắc thuộc không có thanh điệu và dùng nhiều phụ âm kép như kiểu tiếng Campuchia hiện nay : Chon chnăm thmây.. đến cuối thế kỷ thứ hai, ba trở đi do chịu ảnh hưởng của tiếng Hán nên dần dần có ba thanh điệu rồi 5 thanh và hiện nay là 6 thanh điệu. Vậy thanh điệu tiếng Hán có giống tiếng Việt ta huyền hỏi sắc nặng ngã không?
NGƯ: Tiếng Hán hiện đại theo “Tân Hoa từ điển’’ (bản tu đính 2004) có 5 thanh: Âm bình, Dương bình, thượng thanh, khứ thanh và khinh thanh. Âm bình gần giống với thanh không của ta, Dương bình giống thanh sắc VN, Thượng thanh gần với thanh hỏi VN, Khứ thanh gần với thanh nặng và ngã tiếng Việt. Khinh thanh là thanh biểu cảm đọc thấp giọng đi giống với thanh huyền đọc nhẹ của tiếng Việt. Trong các từ điển có chua phanh âm thì ‘‘Âm bình” được ký hiệu một vạch ngang trên nguyên âm chính, ‘‘Dương bình’’ được ký hiệu như dấu sắc VN nhưng hất lên, thượng thanh được kí hiệu bằng dấu móc ˇ đặt trên nguyên âm chính, Khứ thanh gần với thanh nặng và ngã tiếng Việt, được ký hiệu bằng dấu giống dấu huyền nhưng đi xuống. Các từ biểu hiện ‘‘Khinh thanh’’ thì ‘‘khinh thanh” không được ký hiệu trong từ điển. Tên gọi, đáp ứng tần số của thanh điệu tiếng Việt và tiếng Hán cũng có nhiều điểm khác nhau. (Xem hình vẽ1 và 2).
TIỀU: Tôi xem cái biểu đồ của các nhà ngôn ngữ Miền Bắc cộng tác với chuyên gia Liên Xô trong các giáo trình Ngôn ngữ học và các nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ Miền Nam cộng tác với các chuyên gia phương tây trước đây sao không giống nhau dù là biểu thị quan hệ tần số - thời gian của cùng thanh điệu tiếng Việt? 
NGƯ: Quy luật biến đổi thì thống nhất nhưng hình ảnh biểu hiện cụ thể giữa hai nghiên cứu là khác nhau vì đơn vị tính khác nhau. Các nghiên cứu của chuyên gia ngôn ngữ Miền Bắc biểu diễn quan hệ tần số (f) với thời gian (t) khi lấy đơn vị tần số là Hez, còn nghiên cứu của chuyên gia ngôn ngữ Miền Nam lấy đơn vị của trục tần số là semi tone (bán điệu).
TIỀU: ?
NGƯ: Semitone thường được các sách vật lý dịch là bán điệu, (TQ là bán âm) nhưng các nhà âm học (thanh nhạc) thì gọi nó là bán cung. Bán cung là đơn vị cơ sở đo tần số của thanh nhạc. Một quãng tám như quãng 8 đô trưởng từ đồ đến đố được chia thành 12 bán cung: từ đồ đến rê, rê-mi, pha-sol, sol-la, la-si đều là 1 cung, mi đến pha, si đến đô là bán cung (semitone) nên biểu diễn của đô trưởng là 2+½+3+½ , cộng lại là 12 bán cung (12 semitone). Trong gam la thứ, sự phân bố âm thanh có khác đô trưởng : từ là đến lá chia thành 1+½+2+½+2 cung, nhưng cũng chứa 12 bán cung như gam đô trưởng. Vì sự phổ dụng của bán cung trong thanh nhạc như vậy nên người ta dùng bán cung (semitone) làm đơn vị cơ sở .
TIỀU: Thế tính theo đơn vị quốc tế Hez thì một semitone là mấy Hez?
NGƯ: Semitone là đơn vị dùng trong thanh nhạc phương tây, mỗi thời kỳ có một định nghĩa khác nhau và phân bổ không theo luật biến hóa tuyến tính nên không thể quy đổi sang đơn vị vật lý âm thanh được nhưng nếu coi tần số phát ra của thanh La mẫu (thường dùng để so dây đàn, cũng dùng để khám tai trong các bệnh viện chuyên khoa tai mũi họng) có tần số là 440 Hez và sự phân bố tần số trong một quãng 8 theo luật bình quân trung bình 2:1, nghĩa là “la’’ = 440 Hez thì nốt ‘là’’ = 220 Hez và quãng 8 La thứ (trưởng) 220 Hez thì Semitone = 220 : 12 = 18,3(3) Hez. Nhưng thực tế cảm thụ của tai người về âm thanh (cường độ và tần số) theo quy luật hàm logarit nên mỗi bán cung tiếp theo bán cung cơ bản (nốt la –si) phải nhân với hệ số 2 n/12 tùy thuộc vào giá trị n tức là vị trí nốt nhạc so với nốt la cơ bản, thế nên coi bán cung (semitone) bằng 18,3(3) Hez chỉ là số liệu để tham khảo cho quãng tám cơ bản thôi. Sang quãng tám thứ hai bán cung la-si có số gia tần số là 18x2 12/12 = 18 x 2 =36 Hez rồi. Chuyện này nói dài hơn phải nhờ đến các nhạc sỹ chứ Ngư tôi chỉ là NGƯ, không biết hết được.
Thôi tạm dừng ở đây. Hẹn gặp huynh ông hôm khác nha!
TIỀU: Bye Bye Ngư huynh!

12 thg 7, 2016

CHỮA LÒ VI SÓNG LG


CHỮA LÒ VI SÓNG LG
1) Lò vi sóng dùng đèn manhêtrôn (còn gọi là đèn từ) phát ra dao động siêu cao tần dải sóng centimet để làm nóng thức ăn, nước uống và cả … làm tan sơn tường trong dung môi nước nhưng để lâu ngày vón cục, làm khô khăn lau bát khi thấm ẩm và … khô các bìa sách khi đóng sách bìa cứng bằng keo dán lỏng.
Làm nóng vật đưa vào lò vi sóng dựa trên đặc tính phân cực của phân tử nước: Phân tử nước có hai nguyên tử hiđro liên kết hóa trị với một nguyên tử oxy. Phân tử nước trung hòa về điện nhưng vì hai nguyên tử hydro không đứng đối xứng thẳng hàng qua nguyên tử oxy liên kết với nó mà đứng lệch một góc 104o45 nếu coi đỉnh của góc lệch là tâm của nguyên tử Ô xy. Xuất hiện góc lệch nguyên tử hydro tạo cho phân tử nước sự phân cực điện âm dương trong không gian. Khi phân tử nước được đặt trong điện từ trường dao động siêu cao tần, phân tử nước bị tác động của sóng Siêu cao tần sẽ dao động (quay lắc cực) với tần số rất cao và sinh nhiệt.

Cần lưu ý là phân tử nước sinh nhiệt do dao động quay cực khác với sự dao động nhiệt (chuyển động brown) khi đun bằng bếp nhiệt cho nên tuy nhiệt độ nước trong cốc đặt trong lò vi sóng có đạt 100o ta không thấy hiện tượng nước sôi sùng sục như khi đun bằng bếp nhiệt. Cũng từ đặc điểm nhiệt sinh ra do dao động hai điện cực của PHÂN TỬ NƯỚC trong lò vi sóng, ta nên nhớ là những vật không chứa nước, không ngậm nước, không có cấu tạo mà thành phần có phân tử nước thì không nên đưa vào lò vi sóng vì có thể không làm cho vật nóng lên mà còn gây sự cố do sóng điện từ sinh ra không bị tiêu hao bởi buồng lò không có nước, sóng phản xạ lung tung, phản xạ toàn phần tạo dao động sóng đứng với biên độ tổng hợp rất cao gây cháy nổ trong buồng nấu.
     2) Tuần trước, bà xã thông báo: Lò vi sóng nhà mình hỏng rồi, nó nổ bùng bùng bà phải rút ngay phích điện ra, sợ quá. Ông xem có sửa được không thì sửa đi, không sửa được thì bỏ, tìm mua ngay cái mới mà dùng.
- Để xem đã, Đèn manhetron trong ngòi nổ vô tuyến tên lửa SAM-2 chỉ trực chiến vài năm đã hòng. Đèn manhetron ở lò vi sóng nhà minh dùng từ 2003 đến giờ cũng khá là thọ rồi cũng cần thay mới nhưng cứ tà tà, để ông làm xong hệ thống bơm nước rồi sẽ xét đến nó. Khi dùng lò hâm thức ăn bà có để quên cái thìa cái muỗng kim loại nào trong bát thức ăn không đấy?

- Vớ vẩn, dùng mãi quên thế nào được, bà chỉ hâm nóng lại bát muối vừng để ông ăn thôi chứ có gì trong đó đâu.
                                                  **
     Cái máu nghề chạy dần dật trong người chịu sao nổi, chỉ chờ đến chiều là ông mở máy ra xem. Buồng để nấu hâm thức ăn thi bám bẩn nhiều mỡ, có một chỗ trên vách đứng có vết cháy đen bằng hai đốt ngón tay. Mở vỏ máy ra xem bên trong: toàn bộ biến thế nguồn, bộ nguồn, tụ cao áp và đèn manhetron không có hiện tượng chập cháy, hệ thống điện tử nguyên vẹn. Thế thì hư hại là ở buồng hâm nấu rồi. Lắp lại vỏ máy và soi sáng quan sát kỹ buồng nấu thấy vách đứng bên phía đèn manhetron có vết cháy là cửa ra năng lượng của đèn manhetron. Thế này thì chắc là bà xã nhà mình đưa bát muối vừng vào khô quá, nước bốc hơi rất nhanh nóng tăng làm dầu trong lạc vừng cũng bay ra gây cháy lò và cháy vách rồi (hình 2).
    Tìm cách tháo tấm vách ra thì thấy tấm vách làm bằng nhiều vẩy mi ca ép dán lại, ở chỗ cháy keo dán đã phân hủy hết chỉ còn mi ca. Tấm mi ca cách li cổng ra năng lượng của đèn với buồng nấu nhờ đó dầu, mỡ, nước không thâm nhập vào đèn. Tấm mi ca này phải chịu được nhiệt (nếu bị cháy vẫn phải giữ được cốt làm lá chắn giữa buồng nấu và cổng ra năng lượng của đèn) phải cách điện nhưng không cản trở năng lượng đi qua nó sang buồng nấu hâm. Yêu cầu của tấm chắn cao như thế, chắc chỉ ở các cửa hiệu chữa lò vi sóng, cơ sở bảo hành của hàng và … chợ trời Hà Nội may ra có.
      Tìm đến cửa hàng chữa lò vi sóng trên phố LTT, cửa hàng không có tấm mi ca đúng loại để thay, nhưng nói bác cứ đưa máy đến chúng cháu kiểm tra, nếu không hỏng đèn thì chỉ 300 đến 500k thôi. Mình ậm ừ cho qua chuyện rồi tìm đến cửa hàng bảo hành của hãng trên đường Trần Đại Nghĩa đúng theo chỉ dẫn của bác Google thì dân quanh đấy bảo : “Trước đây thì có cửa hàng bảo hành nhưng mấy năm nay họ chuyển đi đâu không biết”.

Tấm mi ca mua về cắt ra hình thế này rồi lắp vào lò
Thôi, ra chợ giời vậy. Hỏi thăm nơi bán Mi ca, ai cũng chỉ ra cuối chợ đoạn phố Trần Cao Vân. Đến nơi hỏi mua thì họ đưa ra tấm nhựa mica mà người ta thường gọi là Foóc mi ca, loại này không dùng được vì quá dày và ở nhiệt độ cao có thể biến dạng rất lớn. Hỏi đến mi ca cách điện thì người bán fooc mi ca đều lắc đầu. Quay sang bên kia đường Trần Cao Vân hỏi vài hàng về loại mi ca cách nhiệt cách điện làm mỏ hàn bàn là, cũng lắc. Đến gần cuối phố hỏi đến tấm mi ca cách điện thì người bán nói ngay: bác mua tấm mi ca dùng cho lò vi sóng phải không? Cháu có đấy. Ôi mừng quá. Có người bán nghĩa là có người đã mua để chữa lò vi sóng rồi. Vội mua ngay một tấm to bằng khổ A5, lại thấy cô bán hàng dùng dao dọc giấy cắt đôi tấm mi ca A4 ra ngon lành, về nhà đặt tấm hỏng lên lấy mẫu cũng dùng dao dọc giấy và cắt, được ngay tấm chắn cửa năng lượng lò vi sóng mới (hình 3). Lắp vào lò cho nửa chén nước vào chạy thử, chỉ 30 sec đã thấy nước trong chén nóng ran. Thế là chữa xong lò, bàn giao cho bà chủ.
Hehehe.

14 thg 5, 2016

PIN BỀN BỈ HƠN 200.000 VÒNG SẠC

PIN BỀN BỈ HƠN 200.000 VÒNG SẠC
                                              14/05/2016
VTC New: Một nghiên cứu sinh gốc Việt tại Đại học California, Los Angeles vừa tìm ra một công nghệ vật liệu mới, cho phép tạo ra loại pin bền bỉ hơn 200.000 vòng sạc.

Mya Le Thai, cử nhân ngành Hóa học tại Đại học California cùng nhóm nghiên cứu công bố loại pin mới dựa trên công nghệ nanowires.
Digital Trends cho biết, nanowire là cấu trúc vật liệu đã được nghiên cứu từ lâu trong ngành pin, nó mỏng gấp hàng nghìn lần tóc người, dẫn điện tốt và có bề mặt rộng cho việc lưu trữ và truyền đi các hạt electron. Tuy vậy, các sợi nanowire này rất yếu, dễ bị hỏng khi sạc và xả điện. Nếu sử dụng chúng cho pin lithium-ion thông thường, cấu trúc này giãn nở và đứt rất nhanh.
Mya Le Thai và đồng sự đã giải quyết vấn đề này bằng cách phủ một lớp nanowire bằng vàng lên trên lớp vỏ Magie dioxide, sau đó áo ngoài bằng một lớp chất điện phân dạng gel có cấu trúc tương tự thủy tinh hữu cơ Plexiglas.
Sự kết hợp này được đánh giá là đáng tin cậy và giúp chống đứt gãy tốt hơn, giải quyết các nhược điểm trước đây của cấu trúc nanowires.
Kết quả đạt được khá đáng kinh ngạc, trao đổi với Zing.vn, Mya Le Thai cho biết, tất cả các thiết bị thử nghiệm đều đạt mức trên 100.000 vòng sạc mà không bị “chai”, thiết bị tốt nhất lên đến 200.000 vòng sạc. Trong khi đó, pin thông thường trung bình sẽ giảm tuổi thọ mạnh sau 6.000 vòng sạc.
Computer World đánh giá công nghệ này có thể mở ra con đường rộng hơn cho các viên pin tuổi thọ cao trên xe điện, smartphone, các thiết bị gia dụng, máy tính hoặc thậm chí là tàu vũ trụ.
Nghiên cứu này đã được đăng tải vào ngày 25/4 trên Bản tin Hóa học của Hiệp hội Năng lượng Hóa học Mỹ.
Họ cũng cho rằng đây là phát kiến rất bất ngờ, Digital Trends và nhiều trang công nghệ cho rằng đây là một “sự tình cờ” đầy may mắn. Họ dẫn lời Giáo sư Reginald Penner, Trưởng khoa Hóa học tại UCI: “Mya đang thử nghiệm vòng quanh, cô ấy phủ toàn bộ (thiết bị) bằng lớp gel mỏng và bắt đầu thử sạc nó. Sau đó, Mya phát hiện chỉ cần dùng gel này, thiết bị sẽ có khả năng sạc hàng trăm nghìn lần mà không bị giảm dung lượng”.
Tuy vậy, nói với Zing.vn, Mya cho biết đây không hẳn là một sự tình cờ, cô và đồng sự đã phát hiện ra rằng một loại gel polymer đơn giản sẽ giúp tăng cường độ ổn định của cấu trúc MnO2 nanowires, tuy nhiên chính Mya cũng thừa nhận rằng mình bất ngờ với kết quả.

 

Cấu tạo "viên pin" bền bỉ suốt hơn 100.000 vòng sạc. 
“Tôi sẽ không gọi đó là một “tai nạn tình cờ”, Mya trả lời Zing.vn qua email, “tôi gọi đó là một kết quả vượt quá mong đợi, chúng tôi biết sử dụng gel electron sẽ tăng cường vòng đời của thiết bị pin, chỉ là tôi không ngờ nó lại trở nên ổn định đến mức đấy”.
 Mya giải thích thêm: “Bình thường, một viên pin sẽ bao gồm cực anode, cathode và các electron. Hiện tại, nghiên cứu của chúng tôi tập trung vào chất liệu làm cực cathode. Thiết bị được gọi là “capacitor” sẽ dùng 2 cực cathode, trong khi pin thông thường dùng 1 cực anode và 1 cực cathode”.
       Oxide kim loại dưới dạng nanowire đã được nghiên cứu dùng trong pin trong nhiều năm để làm cathode trong pin lithium-ion, với bề mặt siêu rộng, nó cho phép khuếch đại hiệu quả của bất kỳ quá trình hóa học nào diễn ra trên đó. Sử dụng gel điện phân này sẽ tăng cường độ bền của thiết bị bằng cách “mềm hóa” vỏ của chất liệu oxide kim loại (ở đây là Magie dioxide), giúp nó giữ nguyên vị trí và không bị đứt gãy.
Mya cho biết, tiềm năng của công nghệ này rất lớn, nhưng vẫn còn chặng đường dài phía trước.
“Thật tuyệt vời khi công nghệ này hoạt động rất tốt, tuy nhiên, vẫn còn nhiều điều cần phải làm, sẽ còn cần nhiều nghiên cứu để ứng dụng chất liệu nanowire cho cả 2 cực của pin, nhưng với trình độ khoa học hiện tại, nhiều khả năng công nghệ này sẽ được áp dụng vào pin trong tương lai”.
Tìm ra công nghệ này cũng là một quá trình rất dài, Mya cho biết cô đã bắt đầu nghiên cứu trong ngành lưu trữ năng lượng từ 5 năm về trước, riêng nghiên cứu này đã tốn 1 năm rưỡi kể từ lúc bắt đầu.
Mya Le Thai có đam mê lớn với lĩnh vực mình đang theo đuổi. 
Mya Le Thai có đam mê lớn với lĩnh vực mình đang theo đuổi. 
Mya cũng có quá trình học tập khá lâu dài, cô gái này sinh ra tại Đà Nẵng, với bố là một kỹ sư và mẹ là giáo viên. Mya học trung học tại Mỹ, sau đó hoàn thành hệ cử nhân ngành Hóa học tại Đại học California, Los Angeles. Ngay sau khi tốt nghiệp, Mya bắt đầu chương trình Tiến sỹ trong ngành Physical Chemistry và bắt đầu nghiên cứu từ năm 2 Đại học.
Hiện tại, Mya đang trong giai đoạn hoàn thành chương trình PhD. Cô chia sẻ, mình luôn yêu thích công việc trong phòng thí nghiệm và sẽ theo đuổi tiếp niềm đam mê này.

“Tôi muốn tạo ra điều gì đó tốt đẹp cho xã hội. Tham vọng của tôi rất đơn giản, chúng ta cần tạo ra những công nghệ hiệu quả, thân thiện với môi trường hơn, và tôi rất hạnh phúc khi nghiên cứu của mình đóng góp được vào quá trình đó”.

15 thg 2, 2016

VÔ CÙNG THƯƠNG TIẾC THÀY NGUYỄN TOÁN – PGS TS LÝ LUẬN TDTT RÈN LUYỆN THỂ LỰC


VÔ CÙNG THƯƠNG TIẾC THÀY NGUYỄN TOÁN – PGS TS LÝ LUẬN TDTT RÈN LUYỆN THỂ LỰC

     Thày Nguyễn Toán sinh ngày 03 tháng 10 năm 1935 trong một gia đình trí thức lớn có truyền thống yêu nước nhiệt thành của Việt Nam. Năm 1951 thày theo học trường Trung cấp sư phạm của Bộ Giáo dục Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa. Năm 1953 thày được giao nhiệm vụ giáo viên chủ nhiệm lớp 3A trường Thiếu Nhi Việt Nam tại Quế Lâm Trung Quốc. Mới 18 tuổi nhưng mang trong mình truyền thống cao đẹp của gia đình, thày đã gắn kết học trò nam và nữ của mình thành một khối khăng khít, thống nhất đạt được nhiều thành tích trong học tập và các phong trào thi đua. Đến nay học trò của lớp học đầu tiên trong đời làm giáo viên của thày có người trở thành Anh hùng, có nhiều người là cán bộ cao cấp Quân đội, PGS Tiến Sỹ, kỹ sư, bác sỹ … vẫn luôn liên hệ khăng khít với nhau và với thày giáo yêu quý của mình.
     Năm 1958, trường Thiếu Nhi Việt Nam giải thể, thày Nguyễn Toán xung phong lên huyện miền núi Na Rì tỉnh Bắc Cạn dạy học. Tại đây, thày đã cùng tập thể thày cô giáo của nhà trường ngoài việc dạy học chữ còn tổ chức cho các em học sinh học tập thể dục thể thao, chơi bóng chuyền bóng đã gây được phong trào sinh hoạt vui tươi trong học sinh miền núi Bắc Cạn.
      Năm 1959, thày Nguyễn Toán được Bộ Giáo dục cử sang trường Đại học Thể Dục Thể thao Bắc Kinh học tập lý luận và thực hành vể thể dục thể thao. Tốt nghiệp, thày về trường Thể dục thể thao Từ Sơn (Bắc Ninh) dạy học. Thày đã góp phần đào tạo được các thế hệ vận động viên bóng đá, bóng rổ, bóng bàn xuất sắc cho đất nước. Đầu thập kỷ 70 thế kỹ XX, thày được cử sang Liên Xô làm nghiên cứu sinh về Lý luận và Phương pháp Thể dục thể thao, Rèn luyện thể lực trong thể dục thể thao. Được giáo sư Tiến sỹ Khoa học L.P Matveep tận tình giảng dạy và giúp đỡ, trở về Việt Nam thày tiếp tục giảng dạy ở trường Đại Học Thể dục thể thao Từ Sơn, trở thành chuyên gia đầu ngành của Việt Nam về Lý luận và Phương pháp TDTT, rèn luyện thể lực. Thày Nguyễn Toán đã viết và cho in 22 đầu sách thuộc chuyên đề nêu trên cho đối tượng là vận đông viên, người cao tuổi, trí thức, học sinh, phụ nữ… và đào tạo được nhiều Tiến sỹ về Lý luận Thể dục thể thao cho đất nước, với mong muốn mọi người Việt Nam đều khỏe mạnh để có một đất nước hùng mạnh như Bác Hồ đã dạy.
     Suốt cuộc đời mình, thày Nguyễn Toán hết lòng thương yêu học sinh, Thày là người chồng, người cha tận tình, thương yêu vợ con và gia đình.
      Thày Nguyễn Toàn đã chia tay chúng ta hồi 2 giờ 20 phút ngày 9-2-2016, tức mồng Hai Tết Bình Thân. Thày Nguyễn Toán mất đi là một tổn thất lớn lao cho gia đình, người thân và các thế hệ học trò mà thày đã để tâm huyết của cả cuộc đời để dạy dỗ đào tạo. Xin kính cẩn nghiêng mình trước anh linh của người thày thân yêu!


                                      3A QL thăm thày năm 2013
3A QL thăm thày tháng 11-2014



3A QL thăm thày Nguyễn Toán lần cuối tháng 11-2015

11 thg 2, 2016

ĐẦU SỎ ĐẨY GIÁ DẦU LAO DỐC

         ĐẦU SỎ ĐẨY GIÁ DẦU LAO DỐC
 (Chép từ báo điện tử PetroTimes 21-01-2016)
        Trong vòng 5 năm qua, khai thác dầu khí đá phiến đã trở thành một cuộc cách mạng với những đột phá về khoa học kỹ thuật, lật đổ vị trí độc tôn của dầu khí truyền thống. Nó được coi là một trong những nguyên nhân chính khiến giá dầu giảm sâu và liên tục, đồng thời còn được đánh giá là đang làm thay đổi cán cân quyền lực của các cường quốc năng lượng.
Tại sao lại là dầu đá phiến?
        Quá trình hình thành dầu khí bắt nguồn từ hàng trăm triệu năm trước, khi xác các sinh vật chìm dưới đáy biển và bị chôn vùi rất sâu trong lòng đất, hình thành lớp bùn lắng hữu cơ. Năm này qua năm khác, quá trình này tiếp diễn, các lớp bùn lắng hữu cơ trộn lẫn với trầm tích và nhiều vật chất khác tiếp tục bị chôn vùi sâu hơn và hình thành nên những lớp đá phiến hạt mịn.

Khai thác dầu khí đá phiến tại Hoa Kỳ

        Càng nhiều trầm tích chồng lên nhau thì càng tạo ra môi trường áp suất lớn và nhiệt độ cao, khiến lớp bùn lắng hữu cơ bị phân giải, hình thành dầu và khí (gọi tắt là dầu khí), len lỏi trong các lớp đá có độ thấm và độ rỗng cao, và dồn về nơi có áp suất thấp hơn tạo thành các túi dầu thô và khí đốt mà con người đã và đang khai thác, đây được gọi là dầu khí truyền thống (conventional oil & gas).
      Nhưng, khi ở độ sâu chưa đủ tạo ra áp suất và nhiệt độ cao và ở những lớp đá có độ thấm và độ rỗng thấp thì dầu khí không thể tập trung vào một chỗ mà tích tụ trong các lỗ hổng nhỏ, không liên thông, nằm xen kẽ giữa các lớp đá phiến. Các lớp đá phiến này thường nằm ở độ sâu chừng hơn 1-6 km trong lòng đất, tùy theo cấu tạo địa chất từng vùng. Dầu khí được hình thành trong trạng thái như vậy được gọi là dầu khí bị “nhốt” trong đá phiến, gọi tắt là dầu khí đá phiến (shale oil & gas) hay dầu khí phi truyền thống (unconventional oil & gas).

Hệ thống máy bơm thủy lực dùng trong kỹ thuật khai thác dầu khí đá phiến.
       Trong hơn 100 năm qua, dầu khí truyền thống giữ vị trí độc tôn về nguồn năng lượng chủ lực để phát triển kinh tế và được nhắc đến nhiều trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Nhưng thực ra người ta đã biết về dầu khí đá phiến từ rất lâu nhưng lại không biết cách nào để khai thác nó một cách hiệu quả và ít tốn kém nhất.
      Vào cuối thập niên 70 của thế kỷ XX, một kỹ sư dầu khí sống ở thành phố Houston, tiểu bang Texas, Hoa Kỳ tên George Mitchell tiên phong phát triển kỹ thuật nứt vỡ thủy lực (hydraulic fracturing) kết hợp công nghệ khoan ngang (horizontal drilling). Chi phí cho một lần khoan phi truyền thống này vào khoảng 6 triệu USD (khoảng 120 tỉ đồng) tại Mỹ tùy theo độ sâu và đặc tính địa chất từng vùng. Chi phí sẽ giảm dần theo thời gian khi các kỹ thuật phụ trợ được phát triển và có hiệu quả cao. Kỹ thuật khoan nêu trên của kỹ sư George Mitchell được xem là khai phá vĩ đại nhất trong lĩnh vực năng lượng của thế kỷ XXI.
Lật đổ thế độc tôn
      Nhờ thành tựu vượt bậc trong kỹ thuật khai thác dầu khí đá phiến nên Mỹ sớm vượt qua các nước khác trong lĩnh vực này. Từ năm 2005-2013, sản lượng khai thác dầu khí đá phiến của Mỹ tăng từ 5% lên đến 35% tổng lượng dầu khí khai thác ở nước này. Theo ước tính của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), trữ lượng dầu khí đá phiến của Mỹ hiện vào khoảng 58 tỉ thùng, chiếm 1/4 tổng trữ lượng dầu mỏ của nước này, trong khi trên thế giới, dầu khí đá phiến chỉ chiếm 1/10 tổng trữ lượng.

Công nghệ khai thác dầu đá phiến bị coi là đầu sỏ đẩy giá dầu lao dốc
      Hiện Mỹ đã vượt Nga để trở thành quốc gia sản xuất khí đốt lớn nhất thế giới. Vẫn theo thống kê của IEA, nếu tính tổng sản lượng dầu thô quy đổi – bao gồm dầu thô và các loại khí thiên nhiên dạng lỏng (natural gas liquids) – thì Mỹ đã đạt mức 11,5 triệu thùng/ngày, dẫn đầu thế giới.
      Viện Nghiên cứu McKinsey dự báo, ngành công nghiệp dầu khí đá phiến sẽ giúp GDP của Mỹ tăng bình quân 4% hàng năm (tương đương 690 tỉ USD Mỹ), đem lại 2,1 triệu việc làm và đóng góp 74 tỉ USD tiền thuế cho ngân sách của Mỹ năm 2012. Dự báo đến năm 2020, ngành công nghiệp này sẽ đem lại cho Mỹ hơn 3 triệu việc làm mới.
      Ghê gớm hơn, nhờ những tiến bộ khoa học kỹ thuật nên chi phí sản xuất dầu khí đá phiến của Mỹ ngày một giảm, giúp sản lượng khai thác ngày càng tăng. Cụ thể, chi phí sản xuất dầu khí đá phiến của Mỹ từ 60 USD/thùng năm 2014 được dự báo sẽ hạ không phanh đến mức chỉ còn trên 12 USD/thùng vào cuối năm 2015. Do đó, giá dầu thô dù có giảm xuống tới 30 USD/thùng thì Mỹ vẫn có lãi trong khai thác. Và khi quốc gia có lượng dầu mỏ dự trữ lớn nhất thế giới không còn trữ hàng mà lại chuyển sang xuất khẩu dầu mỏ thì việc giá dầu khí truyền thống tiếp tục trượt dốc không phanh sẽ còn tiếp diễn ít nhất là trong vòng 1 năm tới.
     Giá nhiên liệu lại tác động rất lớn đến nền kinh tế của mỗi quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển. Khi giá nhiên liệu giảm, dân chúng sẽ là người được hưởng lợi từ cước vận tải, giá lương thực, chi phí sinh hoạt… Mặt khác, quốc gia nào làm chủ công nghệ khai thác dầu khí đá phiến sẽ giữ thế thượng phong về nguồn năng lượng cũng như trên bản đồ địa chính trị thế giới.
         Tùng Dương (Tổng hợp)

6 thg 1, 2016

22-12-2015
THIẾU SINH QUÂN TỔNG CỤC CHÍNH TRỊ 1953 VỀ CỘI NGUỒN (2)
CHUYẾN THĂM CAO BẰNG
(Phục kích từ đầu năm đến giờ , hôm nay 06-01-2016 mới vào được Blog. Không biết tại sao?

        Bên cột mốc biên giới Thác Bản Giốc
Chụp ảnh một phần của đoàn TSQ với gia đình bạn Hồng Liên

Tại cửa vào đền thờ Bác Hồ khu Pác Bó

Tại Km số 0 đường Hồ Chí Minh. Cột Km đang xây chưa xong
Nơi đây 34 chiến sỹ Giải phóng Quân tuyên thệ ra quân. Chúng mình trước đây cùng trung đội.
 Thác Bản Giốc
  Đường vào hang Pắc Bo
TRong hang Pắc Bó, Có chiếc giường Bác Hồ nằm khi xưa.