"THỦ PHẠM" ĐẨY GIÁ DẦU THẾ GIỚI LAO DỐC
(Báo PetroTimes đăng lại của CAND)
Lời NOILIEUHAHA Nguyên nhân giá dầu TG giảm giá có rất nhiều ý kiến trái ngược nhau: Nào là do sự liên kết của Mỹ và Arập Xeut để đánh Nga và Veneduela, nào là phương tây dìm giá.. Bài này lại có ý kiến khác đi và có thể là có lý nhất. Bài để xem.
Mỏ dầu khai thác thông thường và khai thác dầu đá phiến
(Báo PetroTimes đăng lại của CAND)
Lời NOILIEUHAHA Nguyên nhân giá dầu TG giảm giá có rất nhiều ý kiến trái ngược nhau: Nào là do sự liên kết của Mỹ và Arập Xeut để đánh Nga và Veneduela, nào là phương tây dìm giá.. Bài này lại có ý kiến khác đi và có thể là có lý nhất. Bài để xem.
Khai thác dầu mỏ
Những tháng gần đây, giá dầu thế giới lao dốc không phanh, liên tiếp lập những kỷ lục mới. Sự suy giảm này khiến cho những nước có ngân sách phụ thuộc vào dầu mỏ lao đao, thậm chí có nguy cơ phá sản. Giá dầu giảm sâu một phần có sự tác động không nhỏ từ công nghệ khai thác dầu mới của Mỹ.
Cuộc chiến dầu mỏ trên thế giới trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết giữa một bên là các ông hoàng Trung Đông và một bên là trùm khai thác dầu đá phiến Mỹ.
uộc cách mạng mang tên đá phiến
Ngành thăm dò và khai thác dầu khí đã thay đổi. Các doanh nghiệp phải thích ứng và một vài doanh nghiệp sẽ phá sản, nhưng cuối cùng thị trường cũng như kinh tế thế giới sẽ khỏe mạnh hơn. Fracking - kỹ thuật trong đó nước, cát và hóa chất được bơm vào các cấu trúc đá phiến để ép ra dầu - là công nghệ còn non trẻ và sẽ được cải thiện để tăng năng suất. Nguồn dầu trong đá phiến trước đó được coi là không tồn tại.
Hãng nghiên cứu IHS nhận định, chi phí của một dự án khai thác dầu từ đá phiến đã giảm từ 70USD/thùng xuống chỉ còn 57USD/thùng. Các kỹ sư đã học được cách khoan giếng nhanh hơn và khai thác được nhiều dầu hơn.
Những công ty có thể thích ứng tốt với đà tụt dốc của giá dầu hiện nay, sẽ có rất nhiều giếng dầu để khai thác. Hoạt động này chỉ mới bắt đầu ở vùng Niobrara của Colorado và vùng Mississippian Lime dọc biên giới bang Oklahoma và Kansas.
Dầu đá phiến không chỉ có mặt ở Mỹ mà còn ở nhiều nơi khác trên toàn thế giới, từ Trung Quốc cho tới Cộng hòa Séc. Quan trọng hơn cả, đầu tư vào dầu đá phiến có nhiều ưu điểm về vốn đầu tư. Những mỏ dầu khổng lồ truyền thống chưa được khai thác thường nằm ở những vùng con người khó tiếp cận, dưới đáy đại dương hay ở nơi có khí hậu khắc nghiệt như Bắc Cực.
Tập đoàn Exxon Mobil của Mỹ và Rosneft của Nga đã mất 2 tháng và 700 triệu USD chỉ để khoan một giếng dầu ở biển Kara (phía bắc Siberia). Mặc dù họ đã tìm ra dầu nhưng phát triển mỏ này sẽ phải mất nhiều năm và tiêu tốn hàng tỉ USD. Ngược lại, các giếng dầu đá phiến có thể được khoan trong một tuần và chỉ tốn 1,5 triệu USD.
Các công ty khai thác cũng biết chính xác địa điểm có dầu. Câu hỏi duy nhất là họ cần khoan bao nhiêu giếng. Thậm chí hoạt động thăm dò và khai thác được ví von với ngành đồ uống: bất cứ khi nào thế giới "khát" dầu, bạn chỉ cần "mở nắp chai".
Suốt 4 năm qua, khi mà giá dầu xoay quanh mốc 100USD/thùng, các công ty bắt đầu khai thác dầu mỏ từ đá phiến. Kể từ năm 2010, khoảng 20.000 giếng mới đã được hoàn thành - con số cao gấp 10 lần so với của Arập Xêút.
ừ thiếu sang thừa
Sản lượng dầu của Mỹ tăng thêm 1/3, lên gần 9 triệu thùng/ngày và chỉ kém Arập Xêút 1 triệu thùng. Cuộc cạnh tranh giữa những người thợ khai thác dầu từ đá phiến (shalemen) và các ông hoàng Trung Đông (sheikhs) đã đẩy thế giới từ trạng thái thiếu dầu sang thừa dầu.
Có thể so sánh tác động của giá dầu giảm đối với tăng trưởng kinh tế thế giới giống như một liều adrenalin. Giá giảm 40USD/ thùng đã chuyển số tiền 1.300 tỉ USD từ nhà sản xuất sang người tiêu dùng. Năm 2013 một người sở hữu xe ôtô ở Mỹ phải trả 3.000USD cho các trạm xăng. Năm nay, anh ta sẽ tiết kiệm được khoảng 800USD - tương đương với việc lương tăng 2%.
Các nước nhập khẩu nhiều dầu như Eurozone, Ấn Độ, Nhật Bản và Thổ Nhĩ Kỳ đều đang hưởng lợi từ xu hướng giảm của giá dầu. Vì tiền sẽ được chi tiêu thay vì tiết kiệm như trước, GDP toàn cầu sẽ tăng lên. Giá dầu giảm cũng khiến chỉ số giá tiêu dùng (vốn đã ở mức thấp) giảm, vì thế khuyến khích các ngân hàng trung ương tiến đến nới lỏng chính sách tiền tệ mạnh mẽ hơn.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cũng sẽ chưa vội nâng lãi suất trong khi ECB (Ngân hàng Trung ương châu Âu) hành động quyết liệt hơn trong cuộc chiến chống giảm phát. Tất nhiên, cũng có những kẻ "thua cuộc", đặc biệt là các nước sản xuất dầu có ngân sách phụ thuộc vào giá dầu. Đồng rúp của Nga đã lập đáy mới khiến kinh tế Nga gặp nhiều khó khăn. Nigeria buộc phải nâng lãi suất và phá giá đồng naira. Venezuela tiến gần hơn đến bờ vực phá sản.
Đà giảm của giá dầu cũng khiến thị trường tài chính toàn cầu "đứng ngồi không yên". Tuy nhiên, cuối cùng thì chúng ta vẫn không thể chối cãi sự thực rằng, tổng thể thì giá dầu có tác động tích cực đối với kinh tế toàn cầu.
Dẫu vậy, tác động tích cực đến đâu sẽ phụ thuộc vào việc giá dầu hạ thấp trong bao lâu nữa. Và, đó chính là chủ đề của cuộc chiến dai dẳng giữa Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các nhà khai thác dầu từ khí đá phiến của Mỹ. Một vài thành viên của OPEC muốn cắt giảm sản lượng với hy vọng có thể kéo giá lên.
Tuy nhiên, một số nước, đặc biệt là Arập Xêút, dường như vẫn nhớ như in bài học của những năm 70 thế kỷ XX, khi giá dầu tăng mạnh khiến người ta đổ xô đầu tư vào dầu và dẫn đến tình trạng dư thừa nguồn cung trong suốt chục năm sau đó. Arập Xêút sau đó quyết định dùng một chiêu bài khác: cứ để giá dầu giảm và bên nào sản xuất dầu với chi phí quá cao sẽ phá sản. Sau đó nguồn cung được điều chỉnh và giá sẽ tự nhiên tăng lên.
ai trò quyết định của nước Mỹ
Có nhiều dấu hiệu cho thấy, vai trò của nước Mỹ về giá dầu ngày càng lớn. Cổ phiếu của các công ty tập trung vào khai thác dầu từ đá phiến đã giảm điểm, thậm chí nhiều công ty ngập trong nợ. Trước khi dầu giảm giá, hầu hết các công ty khai thác đã đầu tư vào những giếng dầu mới. Giờ đây, với doanh thu lao dốc, họ sẽ gặp nhiều khó khăn. Kể cả khi một số công ty khai thác dầu từ đá phiến có thể sống sót, thị trường khiến họ phải cắt giảm chi phí để phù hợp với số tiền thu được từ bán dầu. Vì sản lượng của những giếng dầu này có thể giảm 60 - 70% trong năm đầu tiên khai thác, giảm đầu tư sẽ khiến sản lượng giảm.
Đợt điều chỉnh giá dầu này sẽ gây ra nhiều thiệt hại, tuy nhiên, nó lại tốt cho ngành này trong dài hạn. Rõ ràng ngành dầu đã thay đổi song thị trường vẫn bị tác động bởi những yếu tố chính trị: chiến tranh ở Trung Đông, cuộc khủng hoảng chính trị tại Ukraina hay động thái của Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể khiến giá dầu tăng lên. Tuy nhiên, nếu không có những sự kiện này, giá dầu sẽ ít bị tác động bởi các cú sốc hoặc ít bị bóp méo hơn so với trước.
Cho dù sản lượng tăng thêm 3 triệu thùng/ngày của Mỹ chỉ là một phần quá nhỏ bé so với con số 90 triệu thùng mà thế giới tiêu thụ, song cuộc cách mạng khai thác dầu đá phiến ở Mỹ thực sự là một đối thủ đáng gờm đối với các nước xuất khẩu dầu mỏ. Mỹ không chỉ giúp giảm mức độ biến động giá dầu mà còn giảm biến động của kinh tế thế giới. Lịch sử cho thấy dầu mỏ và tài chính là lĩnh vực có khả năng đẩy thế giới vào suy thoái. Ít nhất thì một trong hai lĩnh vực này nên ổn định hơn trong tương lai.
Hiến chương chính thức của OPEC ghi rõ mục tiêu chính của nhóm này là đạt được "sự ổn định về giá trên thị trường dầu mỏ quốc tế". Tuy nhiên, OPEC đã không thực sự thành công với nhiệm vụ này. Tháng 6-2014, giá một thùng dầu - lúc đó đang ở mức 115USD - bắt đầu sụt giảm. Thời điểm hiện tại, giá dầu đã xuống dưới 60USD/thùng. Một phần nguyên nhân dẫn đến mức giảm hơn 40% là do kinh tế toàn cầu trì trệ khiến lượng dầu tiêu thụ thấp hơn dự báo. Một phần khác là do cung đã vượt cầu của thị trường. Tuy nhiên, theo tờ The Economist, thủ phạm chính là những ông trùm kinh doanh dầu mỏ ở các North Dakota và Texas của nước Mỹ
hủng hoảng chính trị khi giá dầu xuống quá thấp?
Theo Đài Tiếng nói nước Nga, các chuyên viên không loại trừ khả năng giá dầu sẽ ở mức dưới 40USD/thùng, và thế giới sẽ thấy tái diễn những sự kiện của 30 năm trước đây.
Theo Hãng tin tài chính Bloomberg, trong những điều kiện như vậy, nguồn thu từ dầu mỏ sẽ không thể bảo vệ Nga - nước sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới - trước đòn trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ. Một quốc gia khác cũng phải đương đầu với trừng phạt quốc tế là Iran sẽ buộc phải cắt giảm các khoản trợ cấp mà trước đó phần nào bảo vệ được cư dân trước sức ép ngày càng tăng từ các biện pháp của phương Tây.
Trong số những nước sẽ chịu thiệt hại tối đa do sụt giảm giá dầu còn có Nigeria - quốc gia đang chống chọi không mấy thành công với các chiến binh Hồi giáo, và Venezuela - quốc gia có nền kinh tế suy yếu vì những quyết định chính trị không thích hợp.
Trên thực tế, các nhà sản xuất dầu đã quen với mức giá khoảng 100USD/thùng nên đã không đa dạng hóa kinh tế, hoặc thực hiện động thái này quá chậm chạp.
Chuyên viên Paul Stevens thuộc Hãng Chatham House (Anh) tuyên bố rằng, trong trường hợp duy trì dầu mỏ ở giá thấp, những nước này và sau đó là cả thế giới sẽ trải qua cuộc khủng hoảng chính trị và xã hội nghiêm trọng.
Theo CAND
Cuộc chiến dầu mỏ trên thế giới trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết giữa một bên là các ông hoàng Trung Đông và một bên là trùm khai thác dầu đá phiến Mỹ.
uộc cách mạng mang tên đá phiến
Ngành thăm dò và khai thác dầu khí đã thay đổi. Các doanh nghiệp phải thích ứng và một vài doanh nghiệp sẽ phá sản, nhưng cuối cùng thị trường cũng như kinh tế thế giới sẽ khỏe mạnh hơn. Fracking - kỹ thuật trong đó nước, cát và hóa chất được bơm vào các cấu trúc đá phiến để ép ra dầu - là công nghệ còn non trẻ và sẽ được cải thiện để tăng năng suất. Nguồn dầu trong đá phiến trước đó được coi là không tồn tại.
Hãng nghiên cứu IHS nhận định, chi phí của một dự án khai thác dầu từ đá phiến đã giảm từ 70USD/thùng xuống chỉ còn 57USD/thùng. Các kỹ sư đã học được cách khoan giếng nhanh hơn và khai thác được nhiều dầu hơn.
Những công ty có thể thích ứng tốt với đà tụt dốc của giá dầu hiện nay, sẽ có rất nhiều giếng dầu để khai thác. Hoạt động này chỉ mới bắt đầu ở vùng Niobrara của Colorado và vùng Mississippian Lime dọc biên giới bang Oklahoma và Kansas.
Dầu đá phiến không chỉ có mặt ở Mỹ mà còn ở nhiều nơi khác trên toàn thế giới, từ Trung Quốc cho tới Cộng hòa Séc. Quan trọng hơn cả, đầu tư vào dầu đá phiến có nhiều ưu điểm về vốn đầu tư. Những mỏ dầu khổng lồ truyền thống chưa được khai thác thường nằm ở những vùng con người khó tiếp cận, dưới đáy đại dương hay ở nơi có khí hậu khắc nghiệt như Bắc Cực.
Tập đoàn Exxon Mobil của Mỹ và Rosneft của Nga đã mất 2 tháng và 700 triệu USD chỉ để khoan một giếng dầu ở biển Kara (phía bắc Siberia). Mặc dù họ đã tìm ra dầu nhưng phát triển mỏ này sẽ phải mất nhiều năm và tiêu tốn hàng tỉ USD. Ngược lại, các giếng dầu đá phiến có thể được khoan trong một tuần và chỉ tốn 1,5 triệu USD.
Các công ty khai thác cũng biết chính xác địa điểm có dầu. Câu hỏi duy nhất là họ cần khoan bao nhiêu giếng. Thậm chí hoạt động thăm dò và khai thác được ví von với ngành đồ uống: bất cứ khi nào thế giới "khát" dầu, bạn chỉ cần "mở nắp chai".
Suốt 4 năm qua, khi mà giá dầu xoay quanh mốc 100USD/thùng, các công ty bắt đầu khai thác dầu mỏ từ đá phiến. Kể từ năm 2010, khoảng 20.000 giếng mới đã được hoàn thành - con số cao gấp 10 lần so với của Arập Xêút.
ừ thiếu sang thừa
Sản lượng dầu của Mỹ tăng thêm 1/3, lên gần 9 triệu thùng/ngày và chỉ kém Arập Xêút 1 triệu thùng. Cuộc cạnh tranh giữa những người thợ khai thác dầu từ đá phiến (shalemen) và các ông hoàng Trung Đông (sheikhs) đã đẩy thế giới từ trạng thái thiếu dầu sang thừa dầu.
Có thể so sánh tác động của giá dầu giảm đối với tăng trưởng kinh tế thế giới giống như một liều adrenalin. Giá giảm 40USD/ thùng đã chuyển số tiền 1.300 tỉ USD từ nhà sản xuất sang người tiêu dùng. Năm 2013 một người sở hữu xe ôtô ở Mỹ phải trả 3.000USD cho các trạm xăng. Năm nay, anh ta sẽ tiết kiệm được khoảng 800USD - tương đương với việc lương tăng 2%.
Các nước nhập khẩu nhiều dầu như Eurozone, Ấn Độ, Nhật Bản và Thổ Nhĩ Kỳ đều đang hưởng lợi từ xu hướng giảm của giá dầu. Vì tiền sẽ được chi tiêu thay vì tiết kiệm như trước, GDP toàn cầu sẽ tăng lên. Giá dầu giảm cũng khiến chỉ số giá tiêu dùng (vốn đã ở mức thấp) giảm, vì thế khuyến khích các ngân hàng trung ương tiến đến nới lỏng chính sách tiền tệ mạnh mẽ hơn.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cũng sẽ chưa vội nâng lãi suất trong khi ECB (Ngân hàng Trung ương châu Âu) hành động quyết liệt hơn trong cuộc chiến chống giảm phát. Tất nhiên, cũng có những kẻ "thua cuộc", đặc biệt là các nước sản xuất dầu có ngân sách phụ thuộc vào giá dầu. Đồng rúp của Nga đã lập đáy mới khiến kinh tế Nga gặp nhiều khó khăn. Nigeria buộc phải nâng lãi suất và phá giá đồng naira. Venezuela tiến gần hơn đến bờ vực phá sản.
Đà giảm của giá dầu cũng khiến thị trường tài chính toàn cầu "đứng ngồi không yên". Tuy nhiên, cuối cùng thì chúng ta vẫn không thể chối cãi sự thực rằng, tổng thể thì giá dầu có tác động tích cực đối với kinh tế toàn cầu.
Dẫu vậy, tác động tích cực đến đâu sẽ phụ thuộc vào việc giá dầu hạ thấp trong bao lâu nữa. Và, đó chính là chủ đề của cuộc chiến dai dẳng giữa Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các nhà khai thác dầu từ khí đá phiến của Mỹ. Một vài thành viên của OPEC muốn cắt giảm sản lượng với hy vọng có thể kéo giá lên.
Tuy nhiên, một số nước, đặc biệt là Arập Xêút, dường như vẫn nhớ như in bài học của những năm 70 thế kỷ XX, khi giá dầu tăng mạnh khiến người ta đổ xô đầu tư vào dầu và dẫn đến tình trạng dư thừa nguồn cung trong suốt chục năm sau đó. Arập Xêút sau đó quyết định dùng một chiêu bài khác: cứ để giá dầu giảm và bên nào sản xuất dầu với chi phí quá cao sẽ phá sản. Sau đó nguồn cung được điều chỉnh và giá sẽ tự nhiên tăng lên.
ai trò quyết định của nước Mỹ
Có nhiều dấu hiệu cho thấy, vai trò của nước Mỹ về giá dầu ngày càng lớn. Cổ phiếu của các công ty tập trung vào khai thác dầu từ đá phiến đã giảm điểm, thậm chí nhiều công ty ngập trong nợ. Trước khi dầu giảm giá, hầu hết các công ty khai thác đã đầu tư vào những giếng dầu mới. Giờ đây, với doanh thu lao dốc, họ sẽ gặp nhiều khó khăn. Kể cả khi một số công ty khai thác dầu từ đá phiến có thể sống sót, thị trường khiến họ phải cắt giảm chi phí để phù hợp với số tiền thu được từ bán dầu. Vì sản lượng của những giếng dầu này có thể giảm 60 - 70% trong năm đầu tiên khai thác, giảm đầu tư sẽ khiến sản lượng giảm.
Đợt điều chỉnh giá dầu này sẽ gây ra nhiều thiệt hại, tuy nhiên, nó lại tốt cho ngành này trong dài hạn. Rõ ràng ngành dầu đã thay đổi song thị trường vẫn bị tác động bởi những yếu tố chính trị: chiến tranh ở Trung Đông, cuộc khủng hoảng chính trị tại Ukraina hay động thái của Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể khiến giá dầu tăng lên. Tuy nhiên, nếu không có những sự kiện này, giá dầu sẽ ít bị tác động bởi các cú sốc hoặc ít bị bóp méo hơn so với trước.
Cho dù sản lượng tăng thêm 3 triệu thùng/ngày của Mỹ chỉ là một phần quá nhỏ bé so với con số 90 triệu thùng mà thế giới tiêu thụ, song cuộc cách mạng khai thác dầu đá phiến ở Mỹ thực sự là một đối thủ đáng gờm đối với các nước xuất khẩu dầu mỏ. Mỹ không chỉ giúp giảm mức độ biến động giá dầu mà còn giảm biến động của kinh tế thế giới. Lịch sử cho thấy dầu mỏ và tài chính là lĩnh vực có khả năng đẩy thế giới vào suy thoái. Ít nhất thì một trong hai lĩnh vực này nên ổn định hơn trong tương lai.
Hiến chương chính thức của OPEC ghi rõ mục tiêu chính của nhóm này là đạt được "sự ổn định về giá trên thị trường dầu mỏ quốc tế". Tuy nhiên, OPEC đã không thực sự thành công với nhiệm vụ này. Tháng 6-2014, giá một thùng dầu - lúc đó đang ở mức 115USD - bắt đầu sụt giảm. Thời điểm hiện tại, giá dầu đã xuống dưới 60USD/thùng. Một phần nguyên nhân dẫn đến mức giảm hơn 40% là do kinh tế toàn cầu trì trệ khiến lượng dầu tiêu thụ thấp hơn dự báo. Một phần khác là do cung đã vượt cầu của thị trường. Tuy nhiên, theo tờ The Economist, thủ phạm chính là những ông trùm kinh doanh dầu mỏ ở các North Dakota và Texas của nước Mỹ
hủng hoảng chính trị khi giá dầu xuống quá thấp?
Theo Đài Tiếng nói nước Nga, các chuyên viên không loại trừ khả năng giá dầu sẽ ở mức dưới 40USD/thùng, và thế giới sẽ thấy tái diễn những sự kiện của 30 năm trước đây.
Theo Hãng tin tài chính Bloomberg, trong những điều kiện như vậy, nguồn thu từ dầu mỏ sẽ không thể bảo vệ Nga - nước sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới - trước đòn trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ. Một quốc gia khác cũng phải đương đầu với trừng phạt quốc tế là Iran sẽ buộc phải cắt giảm các khoản trợ cấp mà trước đó phần nào bảo vệ được cư dân trước sức ép ngày càng tăng từ các biện pháp của phương Tây.
Trong số những nước sẽ chịu thiệt hại tối đa do sụt giảm giá dầu còn có Nigeria - quốc gia đang chống chọi không mấy thành công với các chiến binh Hồi giáo, và Venezuela - quốc gia có nền kinh tế suy yếu vì những quyết định chính trị không thích hợp.
Trên thực tế, các nhà sản xuất dầu đã quen với mức giá khoảng 100USD/thùng nên đã không đa dạng hóa kinh tế, hoặc thực hiện động thái này quá chậm chạp.
Chuyên viên Paul Stevens thuộc Hãng Chatham House (Anh) tuyên bố rằng, trong trường hợp duy trì dầu mỏ ở giá thấp, những nước này và sau đó là cả thế giới sẽ trải qua cuộc khủng hoảng chính trị và xã hội nghiêm trọng.
Theo CAND
Em sang thăm anh, chúc anh chị và đại gia đình một năm mới thật vui, khỏe và hạnh phúc.
Trả lờiXóaTình hình châu Âu khá nghiêm trọng anh ạ, bên em suốt ngày nghe tin tức đau đầu quá. Nếu Nato quyết định huy động quân của mấy nước Bulgaria, Balan, Rumania...tham chiến UK, không hiểu sẽ còn căng thẳng đến đâu.