THĂM HANG TÁM CÔ - ĐƯỜNG 20 QUYẾT THẮNG
Bản đồ một phần tỉnh Quảng Bình và nút giao thông đường 15, 20, 12, 1A của bing
Giao thông vận tải cả đường bộ, đường thuỷ là mục tiêu đánh phá hàng đầu của giặc Mỹ. Đặc biệt, các tuyến giao thông huyết mạch: đường số 1, đường 15, đường 12 bị đánh phá dữ dội. Các điểm vượt sông quan trọng như phà Gianh, phà Xuân Sơn, Long Đại, Bến Thuỷ… Nếu chỉ có một cửa khẩu đường 12 qua nhiều trọng điểm như Khe Ve, Cổng Trời, Mụ Giạ bị địch thường xuyên đánh phá ác liệt luôn bị tắc đường, nhất là vào thời tiết mưa lũ, đường sình lầy thì không thể đảm bảo chi viện đáp ứng kịp thời cho chiến trường. Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định cho mở thêm tuyến đường 20 Quyết Thắng để phá thế độc tuyến đường vượt khẩu 12A và rút ngắn độ vận chuyển từ phía Bắc xuống đường 9. Tháng 12 năm 1965, lệnh khởi công mở đường 20. Sau bốn tháng thi công, ngày 05 tháng 05 năm 1966, đường 20 - con đường của tuổi trẻ, con đường của ý chí, quyết tâm chiến thắng giặc Mỹ xâm lược, quyết tâm giành thắng lợi trên mặt trận giao thông vận tải đã được hoàn thành với chiều dài 123 km, xuyên qua đại ngàn Trường Sơn, xuất phát từ Phong Nha (Quảng Bình) nối liền với đường 128 B ở ngã ba Lùm Phùm thuộc huyện Bu-La-Pha, tỉnh Khăm Muộn (Lào).
Ngày 14.11.1972, máy bay giặc ập đến dội bom bắn phá ác liệt trên tuyến đường 20 nhằm ngăn cản sự chi viện cho miền Nam. Lúc đó, 8 TNXP cùng quê Hoằng Hóa, Thanh Hóa gồm 4 nam và 4 nữ đang làm nhiệm vụ giữ huyết mạch giao thông đã vào hang Tám Cô trú ẩn; không may bom đánh 1 khối đá khổng lồ rơi xuống lấp miệng hang. Những ngày sau đó, đồng đội đã dùng mọi cách để kéo khối đá ra nhưng đành bất lực và 8 TNXP đã ra đi mãi mãi. Mãi đến năm 1996, người ta mới phá đá cửa hang, tìm thấy nhiều di vật cũng như hài cốt của các TNXP anh hùng. Địa phương đã xây cất 1 ngôi đền bên cạnh để hương khói, thờ cúng các anh hùng liệt sĩ trên tuyến.
Hang Tám cô và những huyền thoại
Đầu năm 2009, đúng năm kỷ niệm 50 năm đường Trường Sơn huyền thoại thì cây chuối rừng trước cửa hang trổ hoa đơm trái khiến cho các nhân viên, chiến sĩ trông giữ khu di tích ở đó rất vui. Nải thứ nhất, thứ hai rồi thứ năm, sáu, rồi đến nải thứ 8 và dừng lại, không đậu thêm nải nào nữa, dù hoa vẫn ra liên tục.
Đêm 19.5.2009, trong lễ kỷ niệm 50 năm đường Trường Sơn tại khu vực đền tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ, đúng lúc trung tướng Đồng Sỹ Nguyên kết thúc phát biểu và tất cả mọi người nghiêm trang hướng về đền mặc niệm, thì từ trong hang vang lên 3 tiếng kêu to của loài tắc kè. Sáng ra, bảo vệ tìm thấy sau tủ đựng sổ ghi lưu bút có 1 tổ tắc kè với những quả trứng dính vào bức tường thành 1 vòng cung. Và lần nữa mọi người ngạc nhiên vì có đúng 8 quả trứng. Sau đó trứng nở ra 8 con tắc kè con khỏe mạnh.
Sự trùng hợp kỳ diệu
Những ngày trước và sau lễ kỷ niệm 50 năm đường Trường Sơn, rất nhiều đoàn khách đến dâng hương tại đền tưởng niệm. Một đoàn khách đến từ Hà Nội đang kính cẩn dâng hương tại hang 8 TNXP, thì một chị trong đoàn bỗng òa khóc và nói đầy hờn trách: “Ở Hà Nội vào mà sao không mua cho chúng em mấy cái gương?”. Mọi người nghĩ lại, ngày xưa, các cô gái ở miền Bắc đi vào chiến trường thường mang theo gương lược để sử dụng. Sau đó, đoàn cử người ra chợ xã Sơn Trạch mua gương lược vào dâng lên bàn thờ trong hang, lúc sau chị đi cùng đoàn mới hồi tỉnh lại bình thường.
Một chuyện khác, có lần, đoàn cán bộ phụ nữ quê ở Thanh Hóa vào thắp hương ở hang. Lúc đó, bỗng nhiên một phụ nữ ngồi bệt xuống dưới gốc cây “mối tình Trường Sơn”. Thấy thế, mọi người gọi, gọi mãi chị vẫn không ngồi dậy. Khi trưởng đoàn đến xem sao thì chị ôm mặt khóc nức nở và nói: “Ngoài quê vào mà không có nổi một vòng hoa à?”. Nghe thế, vị trưởng đoàn ngớ người hỏi vòng hoa gì?, chị này tiếp tục khóc: “Chúng em không cần anh chị mang lễ lạt gì, chỉ mong một vòng hoa thôi” và nhất quyết không chịu lên xe. Mọi người trong đoàn hiểu sự tình liền cho xe đi mua vòng hoa mang về dâng cúng. Khoảng 2 tiếng đồng hồ sau, chị kia mới đồng ý lên xe.
Còn có nhiều câu chuyện linh thiêng khác, như cách đây hơn 10 năm, một đoàn cán bộ vào lấy tảng đá ở cửa hang về đặt tại một khu tưởng niệm. Đá được cẩu lên, xe chạy được chừng 100m thì dừng lại, mặc cho tài xế thử hết cách nhưng chiếc xe cứ trơ ra. Đoàn vội mua 8 quả trứng luộc mang đến thắp hương tại cửa hang, xin giúp đỡ... Sáng hôm sau, dù không làm gì cả nhưng chiếc xe vẫn nổ và chạy một cách bình thường. Sau này, chuyện những xe đề không nổ vì chủ xe không chấp hành nội quy đền tưởng niệm thì xảy ra như cơm bữa.
Thêm một kỳ lạ là mùa hè năm 2008, người ta thi công sân khấu để làm lễ kỷ niệm 5 năm ngày đón chứng nhận Di sản thế giới cho Phong Nha-Kẻ Bàng. Sân khấu làm xong, chuẩn bị chờ khai diễn thì trời bỗng nổi mưa gió ầm ầm giữa trưa hè. Mọi chuyện coi như tan tành. Lúc đó, những người tổ chức mới vào đền tưởng niệm khấn vái các anh các chị. “Thế mà linh, chỉ vài tiếng đồng hồ trước khi lễ diễn ra, trời bỗng dừng mưa gió. Công nhân lao vào sửa chữa lại sân khấu và mọi thứ. Và buổi lễ thành công như mong đợi”, một cán bộ ở Phong Nha-Kẻ Bàng nhớ lại.
Đoàn TSQ VN thăm viếng khu di tích hang Tám Cô
Nơi đoàn ra đi từ sáng sớm ngày 26-3-2014
Đền thờ - nhà tưởng niệm bộ đội và TNXP đã anh dũng hy sinh bảo vệ đường 20. Đoàn TSQ làm lễ tưởng niệm trong không khí và nghi thức hết sức trang nghiêm của đền thờ.
Cận cảnh đền thờ - nhà tưởng niệm
Nơi thờ phụng tám liệt sỹ TNXP và 5 chiến sỹ pháo binh trong hang Tám Cô
Chụp ảnh kỷ niệm trước cửa hang Tám cô. Bìa phải là cụ LTN. Người thứ hai bên phải là Chiến sỹ thi đua Toàn Quốc tuyên dương năm 1951 bác Sỹ Hùng.
Nơi đây, em đã từng đến thăm trong dịp 30/4 năm 2009!
Trả lờiXóaChúc mừng các anh chị có chuyến về miền Trung tuyệt vời!
Chị gái Tuấn Nga đứng tách xa như đang là thủ trưởng của đoàn 5 đồng chí ấy nhỉ ? Hi hi
Trả lờiXóaEm chưa được vinh dự đến Ngã ba Đồng Lộc và Hang tám cô thầy ạ ! Hôm đi động thiên đường thời gian hạn hẹp quá nên chưa ghé được, đang tiêc hùi hụi đây, thầy được đi thăm hết, thỏa mãn rồi nhé ! Chúc mừng thầy (~_~)