30 thg 3, 2014

THĂM VIẾNG QUẢNG TRỊ

THĂM VIẾNG QUẢNG TRỊ
Đến Quảng Trị lần này, chúng tôi đến thăm ba nơi là địa danh cách mạng rất vĩ đại, đó là:
1) Nghĩa trang Trường Sơn
2) Thành cổ Quảng Trị;
3) Cầu Hiền Lương cũ bắc qua sông Bến Hải - giới tuyến quân sự tạm thời giai đoạn 1954 -1975.

Bản đồ một phần Tỉnh Quảng Trị và các đĩa danh đoàn TSQ đến thăm viếng.

1. VIẾNG NGHĨA TRANG TRƯỜNG SƠN
Nghĩa trang Trường Sơn nằm trên xã Vĩnh Trường, vùng đất phía nam sông Bến Hải thuộc khu phi Quân sự cũ. Nếu đi theo đường Hồ Chí Minh thì nghĩa trang nằm phía đông của con đường này. Vào nghĩa trang, trước hết các đoàn đến nhà tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh cho độc lập tự do của đất nước, sau đó mới đi đến sân tượng đài chính của Nghĩa tra và đi thăm viếng các nghĩa trang riêng cho từng tình.
 Đoàn TSQ vào nhà tưởng niệm các Liệt sỹ Trường sơn trước khi vào nghĩa trang, lần lượt từng người thắp nhang tưởng nhớ công ơn các liệt sỹ hi sinh vì độc lập thống nhất nước nhà. 
  Cụ Wansai (bên phải cột) đang vào thắp nhang
Ngoai sân nhà tưởng niệm

 Sân nghĩa trang liệt sỹ Trường sơn với các cum tượng đài bằng đá trắng và đá xanh hoành tráng
 Đai tưởng niệm Liệt sỹ chính

  Cụm tượng đá bên phải sân nghĩa tra
  
Cụm tượng đá bên trái sân nghĩa trang
Nghĩa tra trường sơn chia thành từng khu vực cho Liệt sỹ quê ở từng tỉnh khác nhau. Khu một liệt sỹ Hà nội có 469 mộ Liệt sỹ trên đồi chính (mỗi tỉnh đưa một số Liệt sỹ đại diện ở đồi này).
Kính cẩn nghiêng mình trước các Liệt sỹ 
 Thắp hương
 Đài chuông Liệt sỹ. Đoàn TSQ vào đánh một hồi chuông thỉnh vong linh các Liệt sỹ chứng giám cho lòng thành của từng người kính cẩn nghiêng mình tưởng nhớ người đã hy sinh vì đất nước

 2 THĂM THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ

Thành cổ Quảng Trị thuộc thị xã Quảng Trị cũ. Thời chiến tranh, thị xã Quảng Trị là thủ phủ của tỉnh Quảng Trị. Năm 1975, ta mở chiến dịch Quảng Trị với ý đồ giải phóng thị xã này làm thủ phủ của chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng Hòa MN VN. Đã sảy ra cuộc chiến đấu khốc liệt của quân Giải Phóng với quân đội Sài Gòn có sự yểm trợ to lớn của Không quân và Hải quân Mỹ. Kết quả quân ta diệt được hơn 16000 binh lính VNCH nhưng cũng thương vong hơn 11000 người mà vẫn không chiếm được thị xã Quảng Trị, đến khi ký hiệp định Pari về VN, Chính phủ CH MNVN phải đóng đô ở Đông Hà, còn thành cổ Quảng Trị và thị xã Quảng Trị bị bom đạn cày nát không còn mái nhà nào nguyên vẹn. 
Thành cổ QT nhìn từ ngoài vào. Thành này cũng xây lại một đoạn có tính tượng trưng.

Hai bà Mai và Hồng Liên (K3) đứng trước tượng đài trong thành cổ đang xây dựng lại.

3.THĂM CẦU HIỀN LƯƠNG TRÊN SÔNG BẾN HẢI

Cầu Hiền Lương nhìn từ bờ nam. Câu có hai đoạn, phần phía bắc thuộc VNDCCH sơn màu xanh, phần phía Nam thuộc VNCH sơn màu vàng. Hiện này cầu mới được xây to rộng hơn (bên trái lá cờ trên ảnh). Cầu cũ chỉ để tham quan kỷ niệm.

 Cụm tượng đài phía bờ nam

 


Để tự do bước qua vạch trắng này, chúng ta đã phải mất 21 năm chiến đấu gian khổ, hơn 4,5 triệu người Việt đã vĩnh viễn ngã xuống. 

  Lá cờ đỏ sao vàng trên cột cờ bờ bắc cầu Hiền Lương, niềm tự hào của miền Bắc XHCN 


 Chiếc loa khủng này trước ngày giải phóng thường xuyên truyền tin cho đồng bào phía nam sông Bến Hải
Cột cờ bờ Băc nhìn từ nhà bảo tàng vĩ tuyến 17 và khát vọng thống nhất đất nước.

5 nhận xét:

  1. Cụ thuyết minh và đưa nhiều ảnh đẹp quá, nên tôi không dám đăng vào blog của mình nữa. Chỉ đưa vài hình ảnh không thuyết minh vào FB , ai muốn xem thì xem. Cám ơn cụ nhé. Chào !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thank cụ đã có lời khen
      Trình độ "òng èng", tôi viết lung tung
      Được khen ngượng nghịu vô cùng
      Nếu khen thêm, sợ thành khùng mất thôi

      Xóa
  2. Chúc mừng các cụ TSQ có chuyến du lịch về nguồn cội thú vị,cùng tuyến đường sao các cụ không vào mộ tướng Giáp?, ảnhchụp đẹp lắm chứng tỏ anh đã lên tay!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Sẽ có bài riêng về viếng mộ cụ Võ Nguyên Giáp. Các ảnh và bài xếp theo thời gian mà. Vào viếng thăm cụ Giáp là trọng tâm của lần đi này mà!

      Xóa
  3. Sao lại không vào ? Mục đích chính của đoàn chúng tôi là thăm mộ bác Văn trong tháng thanh minh, rồi luôn thể đi thăm các nghĩa trang khác ở Quảng Bình và Quản Trị, cho nên chúng tôi đã thăm tối 25/3 và sáng 27/3 đã chào các Văn rồi mới về còn gì.

    Trả lờiXóa