19 thg 12, 2012

KỶ NIỆM 12 NGÀY ĐÊM CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG


09:51 16 thg 12 2011Công khai81 Lượt xem 10

KỶ NIỆM 12 NGÀY ĐÊM
CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG
(18 - 29/12/1972)
 
Lời NoiLieu Chiến thắng oanh liệt của quân và dân ta trong cuộc chiến đấu chống cuộc tập kích chiến lược bằng B52 của Không quân Đế Quốc Mỹ xâm lược trên bầu trời Hà Nôi vừa tròn 40 năm. Một quãng thời gian dài như vậy nhưng vẫn còn để lại nhiều nghi vấn cho giới nghiên cứu LS và báo chí, cho những người dân thường muốn tìm hiểu tường tận sự thật của lịch sử.
        Những nghi vấn lịch sử, những câu hỏi của dân thường là:
             1) Chúng ta có bị động trong cuộc chống trả tập kích B52 này không. Nếu bị động thì bị động ở tầm cỡ chiến lược hay chiến thuật?.
             2) Bằng cách gì chúng ta đã dùng những bộ khí tài tên lửa SAM-2 cũ kỹ lạc hậu đánh thắng B52 được trang bị hiện đại đến tận răng? Có phải Viện sỹ Giáo sư Trần Đại Nghĩa đã cải tiến tên lửa SAM-2 bằng cách nối thêm tầng để nó có thể vươn lên cao 10 Km vít cổ B 52 xuống đất? Báo chí Quân sự sau này thường nói đến cách đánh T và cách đánh P, nó là cái gì thế? Có gì bí mật sau các cách đánh này?
             3) Chiếc B52 rơi ở làng hoa Ngọc Hà - Hà Nội là chiếc máy bay duy nhất bị bắn rơi khi chưa kịp thả bom. Có phải đấy là kết quả của một loại vũ khí bí hiểm mà các nhà ngoại cảm gọi là VŨ KHÍ TÂM LINH?
             4) Tên lửa SAM-3 đã về Việt Nam từ năm 1972, lúc chiến đấu với B52, loại khí tài trang bị này đang làm gì? Trung đoàn tên lửa Phòng không có điều khiển Hồng Kỳ -2 (3) do Trung quốc viện trợ cho Việt Nam đóng vai trò gì trong cuộc chiến với B52?
              Người có thể trả lời rành rẽ về các vấn đề này chắc chắn không còn nhiều nữa, nếu không nói ra được một lần cho xong, cho hết thì khi tất cả những người có hiểu biết, những nhân chứng thực sự của LS lần lượt lên Yên Kỳ - Bất Bạt hết rồi, liệu những người kế tiếp sẽ nói gì?
              NoiLiêu cũng muốn nói liều một đợt cho hết lý, nhưng nghĩ lại thấy mệt quá, thôi thì nói từ từ vậy. Mời các bạn đón xem những điều Không Nói Liều của NoiLieu trước đã.
 
VÊ CHIẾC B52 RƠI Ở LÀNG HOA NGỌC HÀ
(Lược trích Hồi ký của Trung Tướng Trần Nhẫn, nguyên Phó sư đoàn trưởng sư đoàn Phòng không Hà Nội 1972, nguyên Tư lệnh QC Phòng không VN).
 


       Cay đắng vì thất bại quá lớn trong đêm 26 tháng l2, sáng ngày 27 tháng 12, địch điên cuồng cho hơn 100 lần chiếc máy bay cường kích, chia làm ba đợt đánh phá dữ dội vào các địa điểm thuộc nội và ngoai thành Hà Nội như nhà máy dệt 8-3, Văn Điển, Gia Lâm, Cầu Đuống, Đài phát thanh Mễ Trì. Các trận địa tên lửa Văn La, Thanh Sam, Phú Thụy, Chèm, Dương Tế... đá bị đánh đi đánh lại nhiều lần trong những ngày qua, vẫn là mục tiêu ném bom bắn phá chủ yếu của địch. Bọn giặc lái đã nhận được chỉ thị của cấp trên: bằng mọi cách phải “làm cỏ" các trận địa tên lữa Hà Nội, đối thủ chủ yếu gây cho bọn không quân chiến lược những tổn thất to lớn vữa qua.
      Rõ ràng đây là sự tính toán chủ quan đầy tham vọng của những người vạch kế hoạch "Lai-nơ bếch-cơ 2". Sau trận ngày l6 tháng 4 năm 1972 ở Hải Phòng, họ tin chắc rằng B.52 có thể an toàn đi vào Miền Bắc với 15 máy gây nhiễu tích cực, hai máy gây nhiều tiêu cực trong mỗi chiếc B 52. Bọn chỉ huy ở căn cứ Gu-am, U-ta-pao khi xua hàng đàn B.52 đi làm nhiệm vu đã trấn an bọn giặc lái "Các anh cứ yêu trí, sẽ đi đến nơi về đến chốn. Khoa học điện tử của nước Mỹ hùng mạnh sẽ làm mù mắt các giàn hỏa tiễn SAM-.2 của Bắc Việt. Họ cho rằng đối thủ của B.52 chỉ còn là mấy chục chiếc Mic mà thôi. Chính vì vậy mà đêm 18 tháng 12 năm 1972, trước khi B.52 vào, các sân bay của ta đã bị các loại cường kích, đặc biệt lá F.111 đánh phá có tính chất hủy diệt. Tính ra trong 12 ngày đêm, địch đã tổ chức đánh tất cả 55 lần vào tám sân bay của ta, có sân bay bị đánh đến bảy lần với tổng số 32 lần chiếc B.52, 102 lần chiếc F.111, F.4, A.7. Nhưng do phòng tránh tốt, 100 phần trăm số máy bay chiến đấu của ta đều an toàn. Tuy nhiên do số lượng lái đêm của ta ít, trình độ còn hạn chế nên trong suốt 12 ngày đêm, không quân ta chỉ có l6 tốp với l6 lần chiếc cất cánh. Cuối cùng đối thủ mà họ xem thường lại chính là lực lượng chủ yếu đánh rơi nhiều B.52 nhất, là mối đe dọa khủng khiếp nhất đối với B.52. Đối thủ đó chính lá trung đoàn tên lửa 261 và 257 thuộc bộ đội phòng không Hả Nội.
       Trong chiều tranh, đánh giá sai lầm đối tượng là một trong những nguyên nhân dẫn đến thất bại. Tên lửa SAM.2 đúng là loại tên lửa quá cũ so với sự phát triển của khoa học kỹ thuật lúc bẩy giờ, đúng là tất cả các dải tần của khí tài SAM.2 đều đã bị các máy gây nhiều của B.52 khống chế. Nhưng kẻ thù không thể hiểu nỗi là các chiến sĩ tên lửa Việt Nam có một “dải tần" đặc biệt mà không một loại máy móc nào, dù hiện đại đến mấy có thể làm nhiễu loạn được. Đó là tinh thần cách mạng tiến công, là ý chí "KHÔNG CÓ QUÝ HƠN ĐỘC LẬP TỰ DO" mà Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh và Bác Hồ kính yêu đã trang bị cho họ. Đó còn là trí tuệ tuyệt vời, làá tinh thần hăng say nghiên cứu khoa học kỹ thuật trong điều kiện cụ thể của mình để đi tới chiền thằng.
       Nây-si-han, một nhà báo nổi tiếng của Mỹ đã thú nhận trong lời đề tựa cho cuốn sách “Cuộc chiến tranh Không quân ở Đông Dương" rằng, thất bại của Mỹ ỏ Việt Nam là một chứng minh hùng hồn vẻ sự "Chiến thắng của trí tuệ con người đôí với máy móc".
       Sưốt ngày 27 tháng 12 nam 1972, để bảo vệ an toàn cho tên lửa, các đơn vị cao xạ đã phát huy hỏa lực mãnh liệt, đánh phủ đầu các đợt cường kích trên tất cả các hướng. Đại đôi 61, tiểu đoàn 20 làm nhiệm vụ bảo vệ tiểu đoàn tên lửa 86 tại trận địa Thanh Sam đã dũng cám đánh trả nhiều đợt công kích của địch vào trận địa và đã bắn rơi tại chỗ một F4. Hấư hết các trận địa tên lửa được bảo vệ an toàn. Những "con rồng” vẫn im lặng nghỉ ngơi lấy sức dưới những giàn lá ngụy trang kín đáo đơị đối thủ B52 vào ban đêm.
        Đội hình ra quân của tên lửa Hà Nội đêm 27 cơ bản vẫn như đêm 26 tháng 12. Ít hơn so với đêm trước một tiểu đoàn, do tiểu đoàn 86 bị địch đánh hỏng khí tài lúc 13 giờ 30 phủt, còn tiểu đoản 89 thì vẫn chưa nhận bàn giao xong khí tài; tiểu đoàn 87 tuy khi tài bảo đảm sẵn sàng chiến đấu nhưng lại không có quả đạn nào.
         Như vậy thực chất đêm 27, Hà Nội chỉ có 11 tiểu đoàn đương đầu với Không quân Chiến lược Mỹ và không có tiểu đoàn nào đủ 12 quả đạn theo cơ số quy định. Các tiểu đoản chi có sáu quá trở xuống chiếm hơn một nửa. Trước tình hình đó, chúng tôi bàn rất kỹ về chủ trương tác chiến đêm 27 đối với các tiểu đoản tên lửa. Riêng đối với hai tiểu đoàn 71, 72 từ Hải Phòng mới lên, chúng tôi cử cán bộ tác chiến xuống phổ biến kinh nghiệm và hướng dẫn cách đánh, tạo điểu kiện cho đơn vị lập công trên địa bàn mới.  
         Ngay chiều 25 tháng 12 nam l972, tôi xuống thăm anh em. Đây là các đồng chí quen biết cũ khi tôi làm Phỏ tư lệnh sư đoàn 363. Tiểu đoàn trường Phạm Văn Chắt, sĩ quan điều khiển Nguyễn văn Dựng và kíp chiến đấu Tuyến, Đông, Khoa khi lên đây có một băn khoăn là không hiểu sao Hà Nội quá ít đạn. Đêm 26 tháng 12, tiển đoàn được bảy quả còn đêm nay chí có hai quả. Tôi gọi điện thẳng xuống tiểu đoàn 72 động viên tiểu đoàn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ, đại diện cho bộ đội tên lửa Hải Phòng lập công trên bần trời Hà Nội. Tôi nói với Phạm Văn Chắt do đạn ít như vậy nên cần trao đổi với anh em cân nhắc thật kỹ khi giơ tay ấn nút.
      Suốt mấy ngày qua, cứ nói đến đạn là ruột gan chúng tôi lại rối bời. Có ở trong cuộc mới hiểu được nỗi khổ tâm của người chí huy khi anh em hỏi đến đạn mà mình không có cách  để giải quyết. Trong suốt những trận chiến đầu quyết liệt vừa qua, tên lửa Hà Nội chỉ mới phóng trên 200 quả đạn vào B.52!
        Đêm nay địch đánh sớm hơn mọi hôm. Từ 19 giờ 07 phút đến 20 giờ l4 phút, tám lần chiếc F111 đã vào đánh hệ thống sân bay, chân hàng và hệ thống giao thông thuộc các tỉnh Bắc, Hà Tây, Vĩnh Phủ. Từ 19 giờ 07 phút đến 20 giờ 14 phút, địch cho hai tốp vào trinh sát khí tượng, chuẩn bị cho đêm chiến đấu sắp tới.
         Từ 21 giờ 30 đến 21 giờ 50 phút, hai tốp bốn chiếc EB.66, máy bay điện tử loại lớn hoạt động ở ngoài khơi cửa Ba Lạt, cửa Thái Bỉnh. Rất nhanh chóng, chúng tôi thống nhất nhận định đây là triệu chứng B.52 đột nhập vào hướng này. Các sĩ quan phương hướng truyền đạt xuống các đơn vị cần tăng cường quản lý hướng đông-nam.
        22 giờ 2 phía sở chí huy Quân chủng lệnh cho sư đoàn vào cấp l. 22 giờ 8 phũt đến 22 giờ 20 phút, tốp mục tiên mang số hiệu 729 trên bảng tiêu đồ bắt đầu gây nhiễu tử xa ở khu vực Mai Châu, Vạn Yên.
       22 giờ 13 phút đến 22 giờ 40 phút, tốp mục tiêu mang số hiệu 762 tiến hành gây nhiều từ tây-nam Bạch Long Vĩ đến cửa Ba Lạt, Sâm Sơn.
       Lúc 22 giờ l4 phút, các tiểu đoàn tên lửa phát hiện được nhiễu nặng tử hướng đông-nam. Nhưng phía tây-nam lại lần lượt xmất hiện các tốp 623, 624, 629. Sở chỉ huy sự đoàn lệnh cho các tiểu đoàn mở máy thu để xác định các tốp này là B hay F.
       22 giờ 20 phút đến 22 giờ 31 phút, tốp mục tiêu mang số hiện 627 bắt đầu thả nhiễu tiêu cực ở khu vực Hoà Bỉnh, Trung Hà, đồng thời sáu F.4 bay ở độ cao bảy đến chín ki-lô-mét, vừa nghi binh vừa chặn kích trên các hướng Tuyên Quang – Yên Bái, Kẻp — Thái Nguyên và hướng Đông-Nam
     22 giờ 23 phút, tiểu đoàn 57 và tiểu đoàn 77 báo cáo nhiễu lên đến cường độ 3 toàn màn. Sư đoàn lệnh cho các đơn vị chuyển mạng thông tin, đề phòng mất liên lạc thông tin tiếp sức.
     22 giờ 26 phút, trung đoàn 257 báo cáo tốp mục tiêu mang số hiệu 624 trên bảng tiêu đồ có khả năng là B.52. Sở chí huy lệnh cho các tiểu đoàn tập trung xác định. Chí mấy giầy sau, các đơn vị đều báo cáo tốp 624 đúng là B.52.
     22 giờ 37 phút, sau khi tính toán, cân nhắc, Bộ tư lệnh sư đoàn quyết định lệnh cho hai trung đoàn 257, 261, mỗi trung đoàn chọn một tiểu đoàn có điều kiện tốt nhất tiêu diệt tốp 624. Lúc này, các vọng quan sát mắt của các trung đoàn, sư đoàn đều báo cáo về Sở chi huy là máy bay địch có thắp đèn, nhìn rất rõ. Anh Quang Hùng (sư đoàn trưởng) nhắc các đơn vị chú ỷ sử dụng kính ngắm quang học theo dõi đèn để giúp đơn vị chọn tốp, chọn chiếc cho đúng. Tiểu đoàn 76 trung đoàn 257 theo dõi tốp 624 từ xa sau khi được trung đoàn chi định đánh tốp 624 liên cho đài l phát sóng và bắt được mục tiêu ở phương vị 280. Khi mục tiêu vào, tiểu đoàn trưởng Lê Văn Hệ ra lệnh phảt sóng đài 2, nhưng không nhìn thấy mục tiêu vì nhiễu qúa nặng liền quyết định đánh bằng phương pháp T. phóng hai quả đạn mở màn cho trận đánh đêm 27 tháng 12. Nhưng do khâu bám sát dải nhiễu chưa chính xác nên cả hai quả đạn đều bay vượt mục tiêu và tự huỷ.
        Cùng lúc đó, từ hướng Đông-Nam xuất hiện tốp 626, 627 và ở hướng Tây-Bắc từ Bắc Tam Đảo xuống xuất hiện các tốp 638, 639 đều là B.52. Đồng thời trên vùng trời ngả ba sông Vỉệt Trì bắt đầu tập kết các tốp B.52 số 773, 419, 415 chuẩn bị tiến xuống đánh các mục tiêu ở Hà Nội. Như vậy cả ba hướng Đông-Nam, y-Nam, y-Bắc đều có các tốp B.52 bay vào. Đó là chưa kể còn bốn tốp nữa vừa xuất hiện ngoài biển Đông. Qua trận đêm 26 tháng l2, chúng phảt hiện huớng này hoả lực phòng không hầu như không có gì nên ra súc tận dụng.
      Trên bảng tiêu đồ, trước mặt tập thể Bộ tư lệnh sư đoàn đã xuất hiện tất cả 12 tốp B.52 với số lượng 36 chiếc hầu như cũng một lúc tiến vào ngoại vi thành phố.   Tình thế lúc này không như ba đêm 18, 19, 20 tháng l2, tuy số lượng B.52 đông hơn, gần 100 lần chiếc, nhưng cứ một hướng Tây-Bắc lao xưống, nên việc xử trí hỏa lực không phức tạp lắm. Còn đêm nay, trong tay sư đoàn tất cả chỉ có 11 tiểu đoàn mà có đến 12 tốp, 36 lần chiếc B.52 đang vào đánh, biết nên bắn tốp nào và bỏ tốp nào. Tốp nào cũng mang theo gần 100 tấn bom để gây tội ác. Lẽ ra nếu có lực lượng dồi dào như năm 1967, ta bố trí một số trận địa vòng ngoài đánh được địch ngay tử xa trong lúc đường bay của chúng đang ốn định chưa ấn t thả bom, vừa tiêu diệt địch tốt vừa giảm nhẹ tổn thất cho nhân n trong thành phố. Nhưng lần này với lực lượng chỉ có hai trung đoàn tên lửa thì không có cách nào khác là phải có lực lượng ở lại các trận địa chốt vòng trong, để tuy lục lượng ít nhưng vẫn có thể di chuyển hỏa lực bắn được các hướng. Tất nhiên, phải chấp nhận một thực tế đau xót là vì để nó vào quá gần B52 cắt bom rồi ta mới bắt đầu bắn. Do đó không lấy làm lạ khi l6 chiếc B.52 bị bắn rơi tại chỗ trong 12 ngày đêm, chỉ có mỗi một chiếc là chưa kịp cắt bom.
        Truớc tình hình phúc tạp của trận đánh, tập thể Bộ tư lệnh sư đoàn hội ỷ chớp nhoáng và quyết định:
        - Gỉao cho trung đoàn 261 phụ trách đánh địch cả hướng số 4, quản chặt hướng Tây-Bắc. Trung đoàn 257 quản chặt hướng Tây-Nam, chú ỷ cả hướng Đông-Nam.
       - Tận dụng khi tàí, tăng cường phát sóng giả nghi binh, kiểm tra thật chắc, phân biệt thật rõ mới phóng đạn, đánh tiết kiệm đạn.
       - Các trực ban tác chiến, trực ban trinh sát, các sĩ quan phương hướng phân công nhau quản chặt từng đường bay của địch, nắm thật chắc các tốp B.52 để kịp thời báo cáo với người chỉ huy và thường xuyên thông báo cho các đơn vị.
        22 giờ 50 phút, tốp 633 từ bắc Tam Đảo xuống, tốp 419 từ Ba Vì lên cùng đánh vào khu vục Yên Vièn và Văn Điển. Sở chỉ huy sư đoàn lệnh riêng tiểu đoàn 93 đánh địch hướng số 4, số còn lại sử dụng tửng cặp một, tiêu diệt tốp 419 và 633.
       22 giờ 57 phút, Tiểu đoàn 94 bắn hai đạn vào tốp 419, nhung do bắn cự ly quá xa nên khi đạn nố, mục tiên mới tách dải, không kết quá. Ba phút sau, tiểu đoàn 57 cũng phóng hai đạn vào tốp 419 và cũng không kết quá. Sau đó tiểu đoản 94 phảt hiện được biên đội đi sau của tốp 419, Tiểu đoàn trưởng Trần Minh Thắng quyết định phóng luôn hai đạn bằng phương pháp bắn không nhìn rõ mục tiêu trên màn hiện sóng. Cả hai quá đạn đều nố đúng vào dải nhiễu B.52. Các vọng quan sát bên ngoài đều báo cáo mục tiêu bốc cháy to và rơi về phía Quế Võ (Hà Bắc). Đồng hồ sở chỉ huy lúc này chỉ đúng 23 giờ.
     Cùng lúc đó, tốp 633 đi từ phía Bắc xuống, tiểu đoàn 71 phóng hai đạn nhưng không kết quá.
      23 giờ, Bộ tư lệnh giao nhiệm vụ cho các tiểu đoàn 7l, 72, 76 đánh các tốp 626, 637 từ hướng Đông-Nam vào đánh Văn Điển, Giáp Bát, Tương Mai, Duỡng Tế.
    
23 giờ 2 phút, tiểu đoàn 72 từ trận địa Đại Chu** quay cánh sóng sục sạo đến phương vị 198 – 200 thì bắt được một dải nhiễu đậm và mịn. Sĩ quan điều khiển Nguyễn Văn Dụng, người con trai quê Cầu Vồng Yên Thế, nguyên là sinh viên năm thứ hai của trường Đại học Nông nghiệp, báo cáo với tiểu đoàn trưởng Phạm văn Chắt: “Nhiễu B.52”.
Mặc dầu mấy tháng nay bị bệnh viêm đại tràng giày vò, người gày sút, tiếng hô của Nguyẽn Văn Dụng vẫn vang to và mạnh mẽ. Có lẽ do đây là lần đầu tiên trong đời, anh nhìn thấy bóng dáng của B.52 rõ đến như thế. Tuy vẫn chỉ là nhiễu thôi nhưng qua khổ rèn khổ luyện, kíp chiến đấu của anh đã nhận rõ mặt kẻ thù trong trận đánh đêm nay.    
          Khi cả ba trắc thủ đều lần lượt hô: “Mục tiêu B.52", anh quyết định đánh bằng phương pháp bắn không nhìn rõ mục tiên trên màn hiện sóng (Phương pháp 3 điểm). Hai quá đạn rời bệ phóng nối đuôi nhau lao nhanh về phía kẻ thù. Các trắc thủ bình tĩnh điều khiển đạn một cách tự tin, thành thạo. Đạn nố tốt. Tiếng báo cáo dồn dập về sở chỉ huy: 
- Mục tiêu cháy rất to, rất gần!
- Một đám cháy lớn đang lao nhanh xuống nội thành.
Chẳng bao lâu sau, có tin chính xác tử Bộ tư lệnh Thủ đô báo sang: B52 bị bắn rơi xuống đình Hữu Tiệp, làng hoa Ngọc Hà. Xác rơi lả tả xuống đường Hoàng Hoa Thám.
Cả Sở chi huy náo động hẳn lên trong niềm vui đặc biệt. Đây là một sự kiện chưa tửng xảy ra. Một chiếc B.52 còn nguyên bom đạn rơi xuống Thủ đô Hà Nội. Tôi thấy anh Văn Giang như lặng đi trong nỗi sung sướng tột cũng. Một tay anh cấm chiếc ống nghe vửa nhận báo cáo từ trung đoàn 261 báo về, một tay anh bắt chặt tay anh Quang Hùng lắc mạnh. Các nhân viên trong Sở chỉ huy còn nhắc mãi hình ánh hai người ôm nhau rưng rưng nước mát trong lần nhận được tin cũng tử trung đoàn 261 báo lên chiếc B.52 bị bắn rơi tại chỗ đầu tiên ở Phủ Lỗ đêm 18 tháng 12. Thế là chiếc B.52 bị bắn rơi tại chỗ đầu tiên và chiếc B52 bị bắn rơi tại chỗ cuối cùng đều nằm trên địa bàn Hà Nội. Chuông điện thoại các nơi dồn dập gọi đến, hỏi về sự kiện B52 rơi ở Bách Thảo.
       Từ sở chỉ huy Quân chủng, giọng anh Hoàng Văn Khánh như lạc hẳn đi:
- Có đúng là nó rơi ở đường Hoàng Hoa Thám không? Cho người đi xác minh chưa?
           Tôi thông cảm với niềm vui của anh Khánh. Cách đây năm năm với cương vị là Phó tư lệnh Tham mưu trường Binh chủng Tên lửa, anh được cử vào Vĩnh Linh chí đạo trung đoàn tên lửa 238 đánh B.52. Và ngày 17 tháng 9 năm l967, tiểu đoàn 84 đã bắn rơi chiếc B.52 đầu tiên. Đêm nay, anh là người trực chỉ huy của Quân chủng, được tham gia vào sự kiện đặc biệt này, anh không vui, không xúc động sao được! Tôi khẳng định với anh Khánh là chiếc B52 do tiểu đoàn 72 thuộc trung đoàn tên lửa 285 bắn đúng là đã rơi ở đường Hoàng Hoa Thám. Ngay đêm nay sẽ cho người mang mảnh xác của nó lên Quân chủng báo cáo.
         Tiếp sau chiều thắng của tiểu đoàn 72, hồi 23 giờ 4 phút tiểu đoàn 77 ở trận địa Chèm bắn rơi thêm một B.52 nữa. Hai phút sau, hồi 23 giờ 6 phút tại trận địa Xuân Đồng, tiểu đoàn 59 phóng hai quả đạn vào tốp 634, bắn rơi chiếc B.52 cuối cũng trong đêm, kết thúc một trận đánh quyết liệt, căng thẳng và giành được thắng lợi giòn giã không kém gì các trận ngày 18, 20 và 26 tháng l2. Đây là trận đánh có hiệu suất chiến đấu cao. Với số đạn chỉ bằng một nửa trận đêm 18 tháng 12 (32 quả) bộ đội tên lửa sư đoàn đã bắn rơi gấp đôi số B.52, đạt tỷ lệ diệt mục tiên là 4/36, tỷ lệ đạn là 1/8. Trong điều kiện địch đá thay đổi thủ đoạn, đánh ồ ạt nhiều mục tiêu, nhiều hướng, đạt được tỷ lệ đó là một tiến bộ vượt bậc của các đơn vị tên lửa Hà Nội. Đáng chú ý là trong trận này, các vọng quan sát mắt đã phảt hiện tốt B.52, tạo điêu kiện thuận lợi cho các tiểu đoàn 76, 72 đánh được những tốp từ hướng Ba Lạt vào mà mạng tình báo quốc gia không bắt được.
       Trận đánh đêm 27 tháng 12 chỉ diễn ra trong vỏng 29 phủt, nhưng sôi nổi nhất là từ 23 giờ đến 23 giờ 6 phút, nghĩa là chỉ trong vòng sáu phút, các tiểu đoàn 94, 72, 77, 59 đã liên tiếp bắn rơi bốn B.52, hai chiếc rơi tại chỗ, đặc biệt  một chiếc rơi ngay trung tâm Nội là chiếc duy nhất còn chưa kịp cắt bom, làm cho trận đánh thực sự xứng đáng được gọi là trận then chốt của chiến dịch. như một cúđấm bồi" thêm vào cú “nốc-ao" đêm 26, khiến cho kẻ địch thực sự quỵ hẳn. Đặc biệt, đêm 27 tháng 12, hòa nhịp với chiến công ở mặt đất, không quân ta đã lập được chiến công, lần đầu tiên Mic. 21 được công nhận bắn i một B.52. Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không càng thêm hào hùng, rực rỡ.

      *) Đánh bằng phương pháp không nhìn rõ mục tiêu trên màn hiện sóng: Phương pháp bắn ba điểm T/T.
        **) Trận địa Đại Chu: Thuộc Bắc Ninh cũ, bên trái đường số 1 từ Ha Nội đi Từ Sơn, Tiểu đoàn 72 từ Hải Phòng lên, bố trí trận địa vòng ngoài, do đó đã bắn rơi chiếc máy bay còn mang bom. Các tiểu đoàn Tên lửa Hà Nội (261, 257) bố trí ở vòng trong, do đó tiêu diệt các máy bay đã ném xong bom trên đường bay trở về căn cứ. 

Mời các bạn xem bài với một quan điểm khác về chiếc máy bay B 52 rơi ngày 27 /12 ở Ngọc Hà theo đường link Ở đây
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét