19 thg 12, 2012

NGÀY 18 THÁNG 12 NĂM 1972


11:27 19 thg 12 2011Công khai33 Lượt xem 19





  NGÀY 18 THÁNG 12 NĂM 1972      
     (TRÍCH HỒI KÍ CỦA TRUNG TƯỚNG TRẦN NHẪN)

Lời NoiLieu : NLcho đăng tiếp đoạn hồi ký của Trung Tướng Trần Nhẫn, khi chiến dịch "Điện Biên Phủ trên không" nổ ra, cụ đang là Phó tư lệnh Sư đoàn phòng không Hà Nội. Các bạn đọc thấy cái vĩ đại của cán bộ chiến sỹ ta sát cành với toàn dân trong cuộc chiến này, đồng thời cũng thấy những nốt trầm trong bản hùng ca này: Ngày 14/12 Lê Đức Thọ từ Pari về và "ta rất sáng suốt nhận định" ..."B52 đánh Hà nội" thế mà ngày 15/12 trung đoàn 261 - một trong hai trung đoàn Tên lửa bảo vệ Hà Nội mới được lệnh chính thức "hoãn" đi B, cán bộ chiến sỹ nghỉ phép được triệu hồi về; Tiểu đoàn trưởng 59 Nguyễn Thăng - người đã chỉ huy đơn vị hạ chiếc máy bay B52 rơi tại chỗ đầu tiên của Việt Nam đêm 18/12 thì mấy ngày sau được điều đi công tác khác, cuối cùng thì chuyển sang HKDD, mất 2008. Đạn tên lửa đánh bảo vệ Hà Nội thiếu nghiêm trọng, trong khi chuyển vận  400 quả đạn vào Nông Trường Phú Quý (Quảng Bình), Lâm trường Cổ Kiềng Vĩnh Linh...  Những điều này thật khó hiểu!

 …. Năm giờ sáng ngày l8 tháng 12 năm 1972, hệ thống thu tin của Bộ Tổng Tham mưu bắt được tin của địch từ tàun bay hỏí: “Trực thăng hôm nay cấp cứu ở đâu". Tín đó được khẩn cấp thông báo xuống các đơn vị.

     Trưa 18 tháng 12, Bộ tổng Tham mưu tiếp tục thông báo những dấu hiệu khả nghi khác: Một máy bay RF.4C khi bay qua Hà Nội đã báo về căn cứ “Thời tiết quanh Nội hoạt động được”.
     Nhìn bảng tiêu đồ trong các sở chỉ huy từ quân chủng đến sư đoàn, trung đn, các cán bộ chỉ huy đều thấy một hiện tượng 1ạ: Hoạt động trên không của địch giảm xuống một cách đột ngột. Trên toàn cõi Đông Dương, chỉ có hai tốp B.52 ném bom ở đường 12 phía tây Trường Sơn. Mọi người cùng chung một suy nghĩ: Sựn tĩnh báo hiệu một con bão lớn.
       14 giờ ngày 18 tháng 12 năm 1972, các trung đoàn tên lửa, cao xạ, các cơ quan, đơn vị trực thuộc báo cáo lên Sở chỉ huy: "Tất cả đã sẵn Sàng.
      Đêm 18 tháng 12 năm 1972, trời t đậm và mưa bụi. Ngay từ chập tối các đơn vị phòng không Hà Nội lại được nhắc nhở thêm về tình hình địch.
   Từ 19 giờ 10 phút đến 19 giờ 15 phút, đại đội Rađa l6 và đại đội rađa 45 bố trí tại Nghệ An, đã phảt hiện chính xác có nhiều tốp B.52 đang bay dọc sông Mê Công lên hướng bắc. Những "chiến sĩ canh trờí" của chúng ta đã phải vượt qua biết bao gian khổ, để trong giờ phút quyết định đó, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình đối với Tổ quốc, thực hiện đúng khẩu hiệu 'Không để Tổ quốc bị bất ngờ". Nếu như các chiến sĩ tên lửa tiểu đoàn 82, 84 trung đoàn 238 được ghi nhận là những người đi đầu trong chiến công đánh thắng B.52, thì các chiến sĩ đại đội 45 trung đoàn ra-đa 291 là những người mở màn cho trận "Điện Biên Phủ trên không với chiến công đánh thắng B.52 lừng lẫy của đân tộc Việt Nam.
    Truớc khi B.52 vào, rất nhiều tốp tiêm kích được phái đi trước dọn đường, đặc biệt là những tốp F.111A bay thấp, hết sức lợi hại. Các đơn vị cao xạ của bộ đội phòng không và lực lượng tự vệ của Hà Nội nổ súng quyết liệt.
      19 giờ 40 phút, những tốp B.52 đầu tiên bắt đầu đánh phá sân bay Hòa Lạc, Nội Bài. Các đơn vị tên lửa Hà Nội lần đầu tiên đối mặt với B.52, đã thấy rõ ngay mình đang đứng trước một tình huống hết sức phức tạp. Những giây phút đầu tiên của trận đánh đặc biệt ng thẳng. Từ Sở chỉ huy quân chủng đến đoàn, những câu hỏi liên tục được truyền xuống như hối thủc: "Đã có tiểu đoàn nào bắn chưa?". Còn trung đoàn thì hỏi xuống các tiểu đoàn:"Đã nhìn thấy B.52 chưa?". Chưa có tiểu đoàn nào bắn cả. Bởi muốn bắn được phải nhìn thấy kẻ t, chí ít củng phải nhìn thấy cái hình dáng mở ảo của nó. Nhưng lúc này, trên màn hiện sóng của tất cả chín tiểu đoàn tên lửa bảo vệ Hà Nội chỉ toàn một màu trắng xóa. Toàn bộ hệ thống gây nhiễu của kẻ thù đang mở hết công suất, gây khó kn cho các chiến sĩ tên lửa.
    Không phải ngẫu nhiên mà Ních-xơn và bè lũ huênh hoang rằng chúng có đủ phương tiện để làm mù mắt các bệ phóng SAM-2 của Bắc Việt!".
   Đêm mùa đông, rét lạnh Các trận địa tên lửa bao quanh Nội nổy ầm ầm. Các chiến sĩ trắc thủ ngồi im lặng trước màn hiện sóng đầu óc căng thẳng đến tột cùng. Chưa bao giờ họ cảm thấy mình bất lực đến như thế với nỗi khổ tâm đang giằng xé con tim. Tiếng bom B.52 liên tục vọng vào xe của họ.
     Kíp chiến đấu của tiểu đoàn 78, gốm sĩ quan điều khiển Nguyễn Văn Luyến, trắc thủ cự ly Đinh Trọng Đức, trắc thủ góc tà Nguyễn Văn Hiền, trắc thủ phương vị Trẫn Đình Áp cũng đang vật lộn vất vả với các dạng nhiễu như các tiểu đoàn bạn trong tình hình các loại cường kích đang quần đảo trên đầu, sục tìm để chế áp các trận địa tên lửa. Tiểu đoàn trường tiển đoàn 78 Nguyễn Chấn vẫn quyết định phảt sóng. Toàn kíp chiến đấu ủng hộ quyết định của anh, mặc dầu biết rằng phảt sóng lên là phải đương đầu với Sơ-rai (Shrike) của địch bất cứ lúc nào. Nhưng họ đều không nghĩ đến sự hy sinh
       Nhưng cả khi đã phát sóng lên bầu trời, B 52 cũng không hiện ra rõ hơn mà vẫn ẩn hiện mờ nhạt trong màn nhiễu dầy đặc như những con yêu tinh lắm phép lạ. Phải đánh theo phương pháp đánh không nhìn rõ mục tiêu trên màn hiện sóng. Dù sao, điều quan trọng nhất là tiểu đoàn 78 đã phân biệt được dạng nhiễu B.52 với các dạng nhiễu khác. Bước đầu đó là một thắng lợi quan trọng. Và họ đã quyết định phóng đạn. Đó chính là quả tên lứa đầu tiên của Nội lao về phía máy bay B.52 của kẻ thù. Lủc đó là 19 giờ 44 phút ngày 18 tháng 12 năm 1972. Đây thực sự là một giờ phủt lịch sử. Sở chi huy các cấp thở phào nhẹ nhõm. Tuy không được báo cáo kèm theo là máy bay rơi hay bốc cháy, nhưng những quả đạn của tiểu đoàn 78 vẫn được các cấp đánh giá cao. Thứ nhất, đó là sự mở đầu và sự mở đầu nào cũng có  nghĩa của nó. Thứ hai, tin tiểu đoản 78 đã nhìn thấy nhiều B.52 và đã phóng đạn đúng vào tốp B52 được nhanh chóng truyền đi, gây tin tuởng lớn đối í các tiểu đoàn bạn, củng cố thêm một bước quyết tâm bắn rơi B.52 trên bần trời Hà Nội. Và thứ ba những quả đạn của tiểu đoàn 78 là lời cảnh cáo cần thiết đối với kẻ thù. Có thể nói đó là tín hiệu đầu tiên của chúng ta trả lời bức công hàm láo xược của Ních-xơn vừa được gửi đến Hà Nộí cách đó hơn một giờ, buộc chúng ta phải đầu hàng. Những quả đạn đầu tiên của tiểu đoàn 78 được phóng lên hồi 19 giờ 44 phủt đêm 18 tháng 12 năm 1972 báo hiệu thắng lợi của chiến dịch nhất định thuộc về ta. Sự xuất hiện của “rồng lửa” Thăng Long hòa nhịp với tiếng súng của các trung đoàn pháo cao xạ 22l, 260, 220, 212 thuộc sư đoàn 36l, tiếng súng tầm thấp các cỡ của lực lượng dân quân tự vệ Hà Nội làm cho cuộc chiến đấu mang vẻ đẹp hào hùng của một cuộc chiến tranh nhân n đất đối không vĩ đại chưa từng có trong lịch sử. Đặc biệt trongới lửa phòng không ba thứ quân đánh trả B52 giặc Mỹ lần này, tự vệ Hà Nội có bốn đại đội pháo trung cao 100 mi-li-mét tham gia hết sức ngoan cường. Ngay đêm đầu tiên, từng loạt đạn pháo 100 từ các trận địa Phúc Lợi, Xuân Đỉnh, Mai Động Thượng Đình do chính  những cô gái chàng trai công nhân Hà Nội điều khiển với tiếng nổ rền, đĩnh đạc trên tầng cao 9, 10 km đã có tác dụng giữ vững niềm tin của nhân dân Hà Nội trong giờ phút đầu tiên của trận đánh lịch sử.

Photobucket
   
   Sau tiếng súng mở đầu của tiểu đoàn 78, những bệ phóng của bộ đội tên lửa Hà Nội liên tiếp ầm ầm nổi lửa. Một tên đại úy lái máy bay B.52 thoát chết trong đêm 18 tháng 12 khi về đến căn cứ đã tường thuật lại cái đêm hãi hùng đó: "Cuộc chào đón dữ di của tên lửa đất đối không... Khi những chiếc B.52 đầu tiên tới vùng trời Hà Nội chật hẹp, tên lửa đất đối không bắn như pháo hoa lên máy bay chúng tôi. Từ khi vào mục tiêu (Hà Nội), anh bạn xạ thủ của tôi đã đếm được 32 tên lửa SAM bắn vào hoặc ít ra cũng bay sát chiếc máy bay chúng tôi. Chiếc máy bay số 2 trong tổ bay mất liên lạc, nhưng không ai có thì giờ tìm hiểu nó". Tên đại úy nói trên cùng đồng bọn từ hướng tây-bắc tiến vào. Và những người chào đón chúng chính là các chiến sĩ trung đoản tên lửa 261, từ những bệ phóng ở bên kia tả ngạn sông Hồng.
      Ngày 15 tháng 12 năm 1972, nghĩa là trước khi xảy ra trận đánh có ba ngày, trung đoàn 261 mới chính thức được lệnh hoãn đi "B". Vì vậy, khi cuộc chiến đấu xảy ra, một số cán bộ, chiến sĩ còn đang nghỉ phép chưa về kịp, trong đó có cả tiểu đoàn trường tiểu đoàn 94 Trần Minh Thắng.
    … Trận địa của các tiểu đoàn 57, 59, 93, 94 nằm thành một vòng cung phía bắc và đông-bắc Nội như một lũy thép kiên cường. Đặc biệt, những bệ phóng của tiểu đn 59 được đặt trên mảnh đất lịch sử mang nhiều chất huyền thoại: Cổ Loa. Nơi đây là quê hương của những mũi tên đồng từng làm cho các triều đại phong kiến phương bắc khiếp sợ. Đứng trên trận địa của mình, tiểu đoàn trưởng Nguyễn Thăng tâm sự với các chiến sĩ: "Truyền thống n tộc ta rất anh hùng. Đảng đã giao cho ta vũ khi hiện đại, đừng để cha ông ta phải hổ thẹn vì chúng ta". Và từ trận địa này, các chiều sĩ tiểu đoàn 59 trung đoàn tên lửa 261 bộ đội phòng không Hà Nội đã làm nên một chiến công lịch sử: Hồi 20 giờ 13 phút ngày 18 tháng 12 năm 1972, đã bắn rơi tại chỗ chiếc B52 đầu tiên của trận Điện Biên Phủ trên không". Đây cũng là chiếc B.52 đầu tiên bị bắn rơi tại chỗ ở Việt Nam và tất nhiên cùng là lần đầu tiên trên thế giới. Lịch sử thật ưu ái với Hà Nội khi chọn mảnh đất Cổ Loa làm bệ phóng cho những con “rồng” của thời đại Hồ Chí Minh bay lên trời Thăng Long, vit cổ "những con quái vật của thế 20 xuống, mở đầu một chiến công hiển hách.
     Cánh đồng Chuôm thuộc xã Phủ Lỗ, huyện Đông Anh ngoại thành Hà Nội, nơi chiếc B.52G mang số hiệu 52122001 từ bên kia đại dương bay đến nộp xác có lẽ cũng nên gìữ gìn, để muôn đôi con cháu mai sau, hàng năm đến ngày "Giỗ trận Điện Biên Phủ trên không có thể đến chiêm ngưỡng một chiến tích vĩ đại của n tộc như hàng trăm năm nay nhân n ta vẫn hàng năm đến “Giỗ trận Đổng Đa".
      Đêm 18 tháng 12 năm l972, tiểu đoàn trưởng Nguyễn Thăng cùng kíp chiến đầu của mình gồm sĩ quan điều khiển Dương Văn Thuận, trắc thủ góc tà Nguyễn Xuân Linh, trắc thủ cự ly xuân Tứ, trắc thủ phương vị Nguyên Văn Độ đã phải vượt qua một thử thách to lớn. Trận đánh diễn ra quyết liệt ngay từ đầu. Những chiếc F.111 đen trùi trũi rà sát ngọn tre. Những chiếc F.4, F.105 hùng hổ sục tìm trận địa tên lửa thả bom, phóng Sơ-rai... Bom nố ầm ầm quanh trận địa, bom của các loại F. và cả bom rải thảm của B.52. Thành xe rung lên bần bật. Chớp bom, chớp đạn lóe sáng liên hồi như ng bão. Đất đá tung lên giội xuống ào ào trên nóc các ca bin, trên bệ phóng. Trong tình hình đó, sở chỉ huy trung đoàn giao nhiệm vụ cho tiểu đoàn 59 tiêu diệt tốp B52 mang số hiệu 671 đang từ hướng tây-bắc lao xuống. Cũng như các tiểu đoàn bạn, các trắc thủ tiểu đoàn 59 phải căng mắt, tập trung hết tinh thần mới nhận dạng được những dải nhiễu B.52 trong cái mớ hỗn tạp ùn ùn hiện lên trên màn hiện sóng. Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Thăng quyết định đánh bằng phương pháp bắn không nhìn rõ mục tiêu trên màn hiện sóng và ra lệnh phóng đạn.
  Trong khỏi bom mù mịt, những quả đạn rời bệ phóng xé gió lao lên, hướng về phía kẻ thù. Vả lúc này, số phận của những quả đạn tùy thuộc vào những “bàn tay vàng" của các trắc thủ, những người lái đạn. Chi cần một vòng quay không đều, chỉ cần một động tác giật cục do thiếu bình tĩnh... quả đạn sẽ đi chệch mục tiên hàng nghìn mét. Lái đạn trong điều kiện bình thường, thấy rõ mục tiêu đã là k. lái đạn trong trường hợp chỉ nhìn thấy dải nhiễu của B52 càng khó hơn. Nhưng ở đây, kíp trắc thủ của tiểu đoàn 59 không những phải chấp nhận một trận đánh không nhìn rõ mục tiêu, lại phải chiến đầu trong điều kiện bom đạn ác liệt, tính mạng đang bị uy hiếp nghiêm trọng vẫn mưu trí, dũng cảm đưa quả đạn đến đích, tiêu diệt máy bay địch, thì đó thực sự là những hành động anh hùng của những con người anh hùng. Ở đây, lòng dũng cảm được kết hợp nhuần nhuyễn với trí thông minh và trình độ khoa học kỹ thuật cao.
      Chiếc 'pháo đài bay" thứ hai bị bắn rơi tại chỗ trong đêm đầu tiên của trận 'Điện Biên Phủ trên không là chiếc B.52D, một trong 21 chiếc B.52 xuất phát vào lúc 2 giờ sáng ngày 19 tháng 12 năm 1972 từ sân bay U-ta-pao. Chiến công xuất sắc đó thuộc về các chiến sĩ tiểu đoàn 77 trung đoàn 257 tên lửa. Kíp chiến đấu của tiểu đoàn gồm tiểu đoàn trưởng Đinh Thế Văn, sĩ quan điều khiển Nguyển Văn Đức, trắc thủ cự ly Lưu Văn Mộc, trắc thủ góc tà Phạm Hồng Hà, trắc thủ phương vị Đỗ Đình n đã làm nên một chuyện bất ngờ bắni B.52 tại chỗ bằng cách phát sóng bắt mục tiêu, nhìn rõ tín hiệu, nghĩa là mặt đối mặt” thực sự với B.52, nghĩa là dùng phương pháp tối ưu để giành tháng lợi. Điều kỳ diệu nữa là cả ba màn hiện sóng đều tự động, một việc mà khi bàn bạc cách đánh B.52, hầu như không ai dám nghĩ đến, vì nó lý tưởngquá. Điều đó chỉ diễn ra vào những năm 1965, 1966, khi Mỹ mới bắt đầu cuộc chiến tranh phá hoại, không có nhiễu và kẻ địch chưa xảo quyệt như những năm sau này. Thế nhưng tiểu đoàn 77 đã làm được điều ít ai dám nghĩ đến, bằng quyết tâm rất cao và  chí tiến công mạnh mẽ. Suốt cả thời kỳ huấn luyện, tuy có học cách đánh bằng phương pháp không nhìn thấy mục tiêu, nhưng sĩ quan điều khiển và kíp trắc thủ của tiểu đoàn vẫn nuôi chí lớn“, ngày đêm suy nghĩ tìm cách “vạch mặt chỉ tên" đúng B.52 trong nhiễu để trừng trị nó một cách đích đáng nhất. Tiểu đoàn trưởng Đinh Thế Văn hoàn toàn ủng hộ quyết tâm của họ. Muốn thực hiện được quyết tâm đó, điều trước tiên cần có là lòng dũng cảm, không run sợ trước Sơ-rai địch. Rồi phải luyện mắt thật tinh, luyện tay thật dẻo, để xử trí kịp thời khi Sơ-rai địch lọt vào cánh sóng. Đánh theo cách đánh này, sự sống và cái chết chỉ ở trong gang tấc. Họ biết rõ những tổn thất đau đớn  đã từng đến với các đơn vị bạn. Có trường hợp cả kíp trặc thủ hy sinh khi quả Sơ-rai trúng vào "rổ" phát sóng của đài điều khiển. Nhưng các chiến sĩ tiểu đoàn 77 vẫn không chùn bước. Điểu quan trọng là tìm cho ra chỗ yếu trong chỗ mạnh của B.52.    Nhiễu B.52 rất nặng, thường làm cho các màn hiện sóng trắng xóa. Nhưng không phải mọi nơi, mọi lúc, nhiễu của nó đều mạnh như thế. Vấn đề cốt lõi là phải tìm cho ra thời điểm nào, cự ly nào và quan trọng hơn là bằng cách nào để B.52 phải phơi mình ra cho ta "thịt" nó. Kip chiến đầu của tiểu đoàn 77 đã tự vượt lên, đạt tới điều đó, thật là một quá trình vất vả gian nan. Ngay trong đợt một, Đinh Thế Văn đã cho phát sóng ngay và cũng ngay lập tức gặp phải Shrike của địch. Nhưng sĩ quan điều khiển Nguyẽn Văn Đức đã mưu trí gạt được làm nó nổ cách trận địa 30 mét. Đợt hai, tiểu đoàn 77 vẫn quyết m kiên trí phát sóng. Họ ước ao nhìn thấy được tín hiệu B.52. Tuy vậy họ vẫn chưa thành công.
   Đã hơn bốn giờ sáng. Đợt chiến đầu thứ ba bắt đầu. Lần này 30 lần chiếc B.52 vào đánh Gia Lâm và đài phát thanh Mễ Trì. Chúng đánh ta bằng bom đạn, đồng thời còn âm mưu “bịt miệng" chúng ta không cho chúng ta nói. Mặc dầu phải thức suốt đêm, chiến đấu ng thẳng, lại qua hai đợt chiến đấu mà chưa giành được thắng lợi, kíp chiến đấu tiểu đoàn 77 vẫn hết sức tỉnh táo. Vừa vào trận, mở máy xong là Đinh Thế Văn cho phát sóng ngay. Không ngờ, chỉ một lát sau Phạm Hồng đã reo lên, hồi hộp: “Mục tiêu Tín hiệu B52 nỗi lên quá rõ . Ngay lập tức tiểu đoàn trường ra lệnh: “Bám sát tự động". Sĩ quan điều khiển hiểu ý người chỉ huy ấn t phóng liền hai quả. Đạn gặp mục tiêu. Tín hiệụ vỡ tan, tung tóe, rơi lả tả rồi mất hẳn Chẳng cần phải giỏi giang gì, chẳng cần phải xác minh lâu cũng có thể biết chắc là B.52 đã rơi tại chỗ. Thật là một trận đánh tuyệt vời.
   Xúc động! Sung sướng! Bàng hoàng!... Vì trận thắng này lớn quá, ngoài sức tưởng tượng của nhiều người. Bước vào trận đánh, Bộ Chính trị chỉ yêu cầu bộ đôi phòng không bắn rơi cho được một chiếc B.52 tại chỗ ở Nội thôi; như vậy, chiến công đã lớn lắm rồi. Thế mà bây giờ chỉ trong đêm đầu tiên, hai chiếc B52 đã phơi xác trên cánh đồng Việt Nam, chỉ cách trung tâm Hà Nội vài chục ki-lô-mét đường chim bay. Không xúc động, không bàng hoàng sao được!
        ………….
Lời bàn thêm của NoiLieu: Trong ngày 18/12/1972 có 3 sự kiện chiến đấu đáng nhớ:
          * 19h 44m d78 phóng quả đạn đầu tiên. Lúc ấy SCH các cấp chỉ mong phóng được một quả đạn lên để giải quyết v/đ tư tưởng.
          * 20h 13m d59 diệt tại chỗ B52 đầu tiên, bằng phương pháp 3 điểm (không phát sóng).
          * 04h 39m d77 trận địa Trèm phát sóng đối đầu phát hiện B52. bắn bằng phương pháp đón nửa góc, diệt 1 B52.

          * Nói là "lái đạn tên lửa" là cách nói của nhà văn, thực tế trắc thủ có nhiệm vụ bám chắc mục tiêu để xác định toạ độ của nó, dù nó cơ động mọi ngả, còn lại là do máy móc xử lí từ khâu xác định toạ độ tên lửa, lập và tạo lệnh điều khiển tên lửa...   
         

1 nhận xét:

  1. Bạn là người trong cuộc hiểu chuyện bếp núc dao thớt nên những thông tin chắt lọc được và những giải thích rất có giá trị cho những người muốn hiểu đúng và không bị bịp.

    Trả lờiXóa